Chính sách, cơ chế tài chính bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản là nội dung Hội thảo do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tập đoàn Dầu khí và Kim loại Quốc gia Nhật Bản (JOGMEC) tổ chức ngày 30/8, tại Hà Nội, với sự tham dự của Lãnh đạo các cơ quan trực thuộc Bộ, các chuyên gia thuộc lĩnh vực môi trường trong và ngoài nước.
Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia Việt Nam trong quá trình thực hiện chính sách và cơ chế tài chính cho bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác khoáng sản, các chuyên gia Nhật Bản đã giới thiệu về hệ thống và biện pháp phòng chống ô nhiễm do khai thác mỏ; ngân quỹ, tiền tích lũy phòng chống ô nhiễm do khai thác mỏ... tại Nhật Bản.
Trong đó, nhiệm vụ của JOGMEC là hỗ trợ cho các đoàn thể công cộng địa phương và các doanh nghiệp tư nhân, có trách nhiệm phòng chống ô nhiễm do khai thác mỏ, tìm ra những biện pháp phòng chống ô nhiễm phù hợp và ổn định; tích lũy liên tục công nghệ phòng chống ô nhiễm để đối phó với tình trạng phát sinh chất ô nhiễm ngày càng đa dạng.
Thạc sỹ Nguyễn Hoài Đức, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường-Tổng cục Môi trường cho biết sau 3 năm thực hiện Quyết định 71 về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản của Thủ tướng Chính phủ, ngoài việc phối hợp với các Bộ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố hướng dẫn thực hiện công tác này, từ năm 2008 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt 54 dự án cải tạo, phục hồi môi trường với tổng tiền ký quỹ trên 650 tỷ đồng, chủ yếu tại các tỉnh Quảng Ninh, Bình Dương, Bình Định, Bình Thuận…
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng khẳng định quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành là một bước tiến trong công tác quản lý bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản ở Việt Nam.
Quyết định này đã cụ thể hóa chính sách “người gây ô nhiễm phải trả tiền” theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Tuy vậy, công tác thẩm định dự án cải tạo, phục hồi môi trường và khoản tiền ký quỹ liên quan đến nhiều ngành khác nhau, trong khi cán bộ chuyên môn ngành môi trường chưa đủ năng lực, kinh nghiệm nên gây khó khăn cho công tác thẩm định.
Đặc biệt, việc chưa có quy định về kinh phí cho hoạt động thẩm định dự án cải tạo, phục hồi môi trường, cũng chưa có hướng dẫn lập quỹ bảo vệ môi trường địa phương, nên cả công tác thẩm định và tiếp nhận ký quỹ, quản lý quỹ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn các địa phương gặp nhiều vướng mắc, chưa kể việc phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và Quỹ Bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế.
Các đại biểu tham dự Hội thảo đều cho rằng, từ những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách và cơ chế tài chính, cho bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác khoáng sản của Nhật Bản, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần kiến nghị bổ sung các đối tượng phải lập dự án cải tạo, phục hồi môi trường; quy định cụ thể quy trình, hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với từng loại hình khai thác khoáng sản. Đồng thời sớm hoàn thiện việc sửa đổi Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ cho phù hợp với tình hình hiện nay./.
Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia Việt Nam trong quá trình thực hiện chính sách và cơ chế tài chính cho bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác khoáng sản, các chuyên gia Nhật Bản đã giới thiệu về hệ thống và biện pháp phòng chống ô nhiễm do khai thác mỏ; ngân quỹ, tiền tích lũy phòng chống ô nhiễm do khai thác mỏ... tại Nhật Bản.
Trong đó, nhiệm vụ của JOGMEC là hỗ trợ cho các đoàn thể công cộng địa phương và các doanh nghiệp tư nhân, có trách nhiệm phòng chống ô nhiễm do khai thác mỏ, tìm ra những biện pháp phòng chống ô nhiễm phù hợp và ổn định; tích lũy liên tục công nghệ phòng chống ô nhiễm để đối phó với tình trạng phát sinh chất ô nhiễm ngày càng đa dạng.
Thạc sỹ Nguyễn Hoài Đức, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường-Tổng cục Môi trường cho biết sau 3 năm thực hiện Quyết định 71 về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản của Thủ tướng Chính phủ, ngoài việc phối hợp với các Bộ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố hướng dẫn thực hiện công tác này, từ năm 2008 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt 54 dự án cải tạo, phục hồi môi trường với tổng tiền ký quỹ trên 650 tỷ đồng, chủ yếu tại các tỉnh Quảng Ninh, Bình Dương, Bình Định, Bình Thuận…
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng khẳng định quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành là một bước tiến trong công tác quản lý bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản ở Việt Nam.
Quyết định này đã cụ thể hóa chính sách “người gây ô nhiễm phải trả tiền” theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Tuy vậy, công tác thẩm định dự án cải tạo, phục hồi môi trường và khoản tiền ký quỹ liên quan đến nhiều ngành khác nhau, trong khi cán bộ chuyên môn ngành môi trường chưa đủ năng lực, kinh nghiệm nên gây khó khăn cho công tác thẩm định.
Đặc biệt, việc chưa có quy định về kinh phí cho hoạt động thẩm định dự án cải tạo, phục hồi môi trường, cũng chưa có hướng dẫn lập quỹ bảo vệ môi trường địa phương, nên cả công tác thẩm định và tiếp nhận ký quỹ, quản lý quỹ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn các địa phương gặp nhiều vướng mắc, chưa kể việc phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và Quỹ Bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế.
Các đại biểu tham dự Hội thảo đều cho rằng, từ những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách và cơ chế tài chính, cho bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác khoáng sản của Nhật Bản, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần kiến nghị bổ sung các đối tượng phải lập dự án cải tạo, phục hồi môi trường; quy định cụ thể quy trình, hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với từng loại hình khai thác khoáng sản. Đồng thời sớm hoàn thiện việc sửa đổi Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ cho phù hợp với tình hình hiện nay./.
Văn Hào (TTXVN)