Để góp phần cho mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 7-8%/năm trong giai đoạn 2011-2020, theo tiến sĩ Đinh Văn Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, cần xây dựng môi trường đầu tư tài chính thông thoáng sao cho khơi dậy được sức sản xuất của các thành phần kinh tế.
"Theo tôi, cơ chế cũng là một nguồn lực vô hình. Nếu có cơ chế tốt thì các nguồn lực tài chính tiềm năng của chúng ta sẽ được huy động và khai thác tốt hơn," ông Nhã nói.
- Như thế thì các chính sách thuế cũng phải được xem xét và điều chỉnh, thưa ông?
PGS.TS Đinh Văn Nhã: Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, nhất là dưới áp lực khi Việt Nam đã chủ động hội nhập với kinh tế thế giới, tôi cho rằng hệ thống thuế cần phải được nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp hơn.
Tôi lấy ví dụ như Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, hiện nay mức theo thuế suất là 25%. Trong khi đó, một số quốc gia chỉ áp dụng ở mức khoảng 20%. Sắp tới Việt Nam phải có lộ trình để giảm loại thuế này, tạo đà tăng tích lũy, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu tư tốt hơn.
- Phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2010 là 56.000 tỷ đồng. Còn năm 2011 có giảm hơn, ước khoảng 45.000 tỷ đồng, theo ông đây có phải là một trong những biện pháp bình ổn nền kinh tế?
PGS.TS Đinh Văn Nhã: Sắp tới, Quốc hội sẽ xem xét, sửa đổi Luật ngân sách nhà nước. Đây là một bộ luật rất quan trọng.
Tôi cho rằng, kế hoạch ngân sách cần phải được xây dựng một cách khoa học, sát thực tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án trong quá trình thực hiện. Nếu làm được việc này thì việc huy động, khai thác và quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư sẽ có hiệu quả hơn.
Hiện nay, ngân sách nhà nước vẫn được Quốc hội quyết định theo từng năm. Tuy nhiên, phát triển kinh tế lại không phải chỉ tiến hành năm một mà cần phải có một kế hoạch từ 3-5 năm, hay một kế hoạch ngân sách dài hơi hơn nữa mà gần đây nhiều nhà quản lý đề cập tới.
Nhiều ý kiến cho rằng, đầu tư công tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng chưa đem lại hiệu quả cao. Theo tôi, một lý do quan trọng là cách quản lý, cách bố trí vốn của chúng ta hiện nay không phù hợp.
Muốn phát triển kinh tế bền vững, đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7 - 8%/năm trong giai đoạn 2011-2020 như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra thì cần đổi mới cơ chế chính sách và luật pháp theo hướng đồng bộ. Việc quản lý ngân sách nhà nước, theo tôi, phải đổi mới cơ bản hơn.
- Vậy biện pháp nào tránh tình trạng “đụng đâu vá đó” mỗi khi nền kinh tế có những biểu hiện không ổn định, ví dụ như thị trường vàng, thị trường ngoại tệ nổi "sóng" thời gian qua?
PGS.TS Đinh Văn Nhã: Quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường đòi hỏi phải rất linh hoạt, căn cơ, bài bản.
Nguyên nhân dẫn tới việc thị trường vàng, thị trường ngoại tệ, chủ yếu là đồng USD có những biến động thời gian qua là do thị trường chợ đen chi phối thị trường chính thức, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc điều hành chính sách tiền tệ của nhà nước. Đó là một điều tất yếu mà những quốc gia phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường sẽ gặp phải trong giai đoạn đầu.
Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do nền kinh tế của chúng ta thời gian qua bị USD hóa quá mạnh, tạo sự biến động bất thường, vượt khỏi vòng kiểm soát của các cơ quan quản lý mà cụ thể là Ngân hàng nhà nước.
- Tuy nhiên, thực tế cho thấy, người dân đang gặp phải nhiều khó khăn khi mua USD phục vụ nhu cầu chính đáng như chữa bệnh, đi du học… của bản thân?
PGS.TS Đinh Văn Nhã: Muốn giải quyết vấn đề này thì hệ thống các ngân hàng phải tăng cường, mở rộng những môi trường, dịch vụ tiện ích.
Theo tôi, Ngân hàng Nhà nước cũng nên cho phép những ngân hàng thương mại lớn, có nguồn ngoại tệ dồi dào được mở quầy giao dịch trao đổi ngoại tệ, phục vụ người dân có nhu cầu chính đáng có thể đến liên hệ mua, bán công khai, giúp họ đỡ phải tìm nơi giải quyết nhu cầu ở thị trường chợ đen.
- Về đề xuất ngân hàng thu phí tối đa 2% so với tỉ giá niêm yết khi bán ngoại tệ cho khách hàng là cá nhân có nhu cầu hợp pháp, theo ông, có khả thi không?
PGS.TS Đinh Văn Nhã: Việc các ngân hàng thương mại tính phí khi bán ngoại tệ cho khách hàng có nhu cầu hợp pháp cũng là điều cần phải tính tới. Bởi lẽ, các ngân hàng thương mại cũng không thể nào mở ra các loại hình dịch vụ mang lại tiện ích cho khách hàng mà lại không thu một khoản phí nào. Các nước trên thế giới đều làm thế.
- Ông có giải pháp nào nhằm khắc phục tình trạng người ta vẫn thường viện lý do là giá điện tăng, giá xăng dầu tăng thì giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng cũng sẽ phải tăng?
PGS.TS Đinh Văn Nhã: Chúng ta đã có thời gian hơn 10 năm gần như thả nổi thị trường mua bán lẻ. Vì thế, việc quản lý giá trong điều kiện hiện nay là rất khó vì kinh tế thị trường phụ thuộc vào quan hệ cung cầu.
Trong quản lý giá, nó còn liên quan đến cơ chế chính sách. Thực tế cho thấy, những công ty mạnh của nhà nước hiện chưa khẳng định được vai trò của mình khi tham gia điều tiết thị trường.
Theo tôi, cần phải hình thành một lực lượng các doanh nghiệp đủ mạnh, đóng vai trò là "quả đấm lớn", có thể không phải 100% vốn của nhà nước, nhưng phải nắm cổ phần chi phối chuyên làm việc điều chỉnh và bình ổn thị trường mua bán lẻ, nhất là những nguồn vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, tôi muốn lưu ý đến thực trạng Việt Nam đang áp dụng phương thức quản lý hàng tồn kho chưa thật sự hiệu quả, dẫn đến việc không theo dõi được được loại hàng này trong khu vực doanh nghiệp hiện nay.
Chúng ta đang chấp nhận phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo giá thực tế. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng lên trong bối cảnh có lạm phát. Theo tác động dây chuyền, chi phí đầu vào của một mặt hàng tăng thì giá của sản phẩm làm ra sẽ tăng theo nếu nó được sử dụng với vai trò là nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất ra các mặt hàng khác...
Nếu quản lý được hàng tồn kho, có phương pháp hạch toán chi phí sản xuất phù hợp thì sẽ chống được gian lận, sẽ quản lý được chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Một khi nhà nước đã kiểm soát được chi phí đầu vào của doanh nghiệp thì hạch toán của họ sẽ minh bạch. Nhà nước không thất thu về thuế.
Xin cảm ơn ông./.
"Theo tôi, cơ chế cũng là một nguồn lực vô hình. Nếu có cơ chế tốt thì các nguồn lực tài chính tiềm năng của chúng ta sẽ được huy động và khai thác tốt hơn," ông Nhã nói.
- Như thế thì các chính sách thuế cũng phải được xem xét và điều chỉnh, thưa ông?
PGS.TS Đinh Văn Nhã: Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, nhất là dưới áp lực khi Việt Nam đã chủ động hội nhập với kinh tế thế giới, tôi cho rằng hệ thống thuế cần phải được nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp hơn.
Tôi lấy ví dụ như Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, hiện nay mức theo thuế suất là 25%. Trong khi đó, một số quốc gia chỉ áp dụng ở mức khoảng 20%. Sắp tới Việt Nam phải có lộ trình để giảm loại thuế này, tạo đà tăng tích lũy, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu tư tốt hơn.
- Phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2010 là 56.000 tỷ đồng. Còn năm 2011 có giảm hơn, ước khoảng 45.000 tỷ đồng, theo ông đây có phải là một trong những biện pháp bình ổn nền kinh tế?
PGS.TS Đinh Văn Nhã: Sắp tới, Quốc hội sẽ xem xét, sửa đổi Luật ngân sách nhà nước. Đây là một bộ luật rất quan trọng.
Tôi cho rằng, kế hoạch ngân sách cần phải được xây dựng một cách khoa học, sát thực tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án trong quá trình thực hiện. Nếu làm được việc này thì việc huy động, khai thác và quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư sẽ có hiệu quả hơn.
Hiện nay, ngân sách nhà nước vẫn được Quốc hội quyết định theo từng năm. Tuy nhiên, phát triển kinh tế lại không phải chỉ tiến hành năm một mà cần phải có một kế hoạch từ 3-5 năm, hay một kế hoạch ngân sách dài hơi hơn nữa mà gần đây nhiều nhà quản lý đề cập tới.
Nhiều ý kiến cho rằng, đầu tư công tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng chưa đem lại hiệu quả cao. Theo tôi, một lý do quan trọng là cách quản lý, cách bố trí vốn của chúng ta hiện nay không phù hợp.
Muốn phát triển kinh tế bền vững, đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7 - 8%/năm trong giai đoạn 2011-2020 như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra thì cần đổi mới cơ chế chính sách và luật pháp theo hướng đồng bộ. Việc quản lý ngân sách nhà nước, theo tôi, phải đổi mới cơ bản hơn.
- Vậy biện pháp nào tránh tình trạng “đụng đâu vá đó” mỗi khi nền kinh tế có những biểu hiện không ổn định, ví dụ như thị trường vàng, thị trường ngoại tệ nổi "sóng" thời gian qua?
PGS.TS Đinh Văn Nhã: Quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường đòi hỏi phải rất linh hoạt, căn cơ, bài bản.
Nguyên nhân dẫn tới việc thị trường vàng, thị trường ngoại tệ, chủ yếu là đồng USD có những biến động thời gian qua là do thị trường chợ đen chi phối thị trường chính thức, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc điều hành chính sách tiền tệ của nhà nước. Đó là một điều tất yếu mà những quốc gia phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường sẽ gặp phải trong giai đoạn đầu.
Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do nền kinh tế của chúng ta thời gian qua bị USD hóa quá mạnh, tạo sự biến động bất thường, vượt khỏi vòng kiểm soát của các cơ quan quản lý mà cụ thể là Ngân hàng nhà nước.
- Tuy nhiên, thực tế cho thấy, người dân đang gặp phải nhiều khó khăn khi mua USD phục vụ nhu cầu chính đáng như chữa bệnh, đi du học… của bản thân?
PGS.TS Đinh Văn Nhã: Muốn giải quyết vấn đề này thì hệ thống các ngân hàng phải tăng cường, mở rộng những môi trường, dịch vụ tiện ích.
Theo tôi, Ngân hàng Nhà nước cũng nên cho phép những ngân hàng thương mại lớn, có nguồn ngoại tệ dồi dào được mở quầy giao dịch trao đổi ngoại tệ, phục vụ người dân có nhu cầu chính đáng có thể đến liên hệ mua, bán công khai, giúp họ đỡ phải tìm nơi giải quyết nhu cầu ở thị trường chợ đen.
- Về đề xuất ngân hàng thu phí tối đa 2% so với tỉ giá niêm yết khi bán ngoại tệ cho khách hàng là cá nhân có nhu cầu hợp pháp, theo ông, có khả thi không?
PGS.TS Đinh Văn Nhã: Việc các ngân hàng thương mại tính phí khi bán ngoại tệ cho khách hàng có nhu cầu hợp pháp cũng là điều cần phải tính tới. Bởi lẽ, các ngân hàng thương mại cũng không thể nào mở ra các loại hình dịch vụ mang lại tiện ích cho khách hàng mà lại không thu một khoản phí nào. Các nước trên thế giới đều làm thế.
- Ông có giải pháp nào nhằm khắc phục tình trạng người ta vẫn thường viện lý do là giá điện tăng, giá xăng dầu tăng thì giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng cũng sẽ phải tăng?
PGS.TS Đinh Văn Nhã: Chúng ta đã có thời gian hơn 10 năm gần như thả nổi thị trường mua bán lẻ. Vì thế, việc quản lý giá trong điều kiện hiện nay là rất khó vì kinh tế thị trường phụ thuộc vào quan hệ cung cầu.
Trong quản lý giá, nó còn liên quan đến cơ chế chính sách. Thực tế cho thấy, những công ty mạnh của nhà nước hiện chưa khẳng định được vai trò của mình khi tham gia điều tiết thị trường.
Theo tôi, cần phải hình thành một lực lượng các doanh nghiệp đủ mạnh, đóng vai trò là "quả đấm lớn", có thể không phải 100% vốn của nhà nước, nhưng phải nắm cổ phần chi phối chuyên làm việc điều chỉnh và bình ổn thị trường mua bán lẻ, nhất là những nguồn vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, tôi muốn lưu ý đến thực trạng Việt Nam đang áp dụng phương thức quản lý hàng tồn kho chưa thật sự hiệu quả, dẫn đến việc không theo dõi được được loại hàng này trong khu vực doanh nghiệp hiện nay.
Chúng ta đang chấp nhận phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo giá thực tế. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng lên trong bối cảnh có lạm phát. Theo tác động dây chuyền, chi phí đầu vào của một mặt hàng tăng thì giá của sản phẩm làm ra sẽ tăng theo nếu nó được sử dụng với vai trò là nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất ra các mặt hàng khác...
Nếu quản lý được hàng tồn kho, có phương pháp hạch toán chi phí sản xuất phù hợp thì sẽ chống được gian lận, sẽ quản lý được chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Một khi nhà nước đã kiểm soát được chi phí đầu vào của doanh nghiệp thì hạch toán của họ sẽ minh bạch. Nhà nước không thất thu về thuế.
Xin cảm ơn ông./.
Vũ Anh Minh (Vietnam+)