Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tổ chức hội thảo “Thị trường Nhật Bản-Cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam” vào ngày 15/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận và xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản.
Ông Nakamori Akihiro, Phó Giám đốc điều hành JETRO (Tổ chức xúc tiến và hỗ trợ quan hệ mậu dịch của Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh) nhận định, xu hướng Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, đảm bảo về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường Nhật Bản, và việc này sẽ góp phần tăng cường quan hệ thương mại hai chiều giữa hai nước.
Ngoài những mặt hàng đã và đang đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, Việt Nam nên chú trọng các mặt hàng tiềm năng khác như rau củ, quả; thực phẩm chế biến; các loại hoa cắt cành.
Ông Kojima, Giám đốc công ty Key Plus (Nhật Bản) cũng cho biết, cách tốt nhất cho doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội tiếp cận thị trường Nhật Bản có hiệu quả cao là tăng cường liên kết với các công ty thương mại Nhật Bản đã đầu tư và phát triển tại thị trường Việt Nam, để tạo cầu nối đưa hàng hóa sang thị trường Nhật Bản; tham gia vào các kênh thương mại điện tử, mua bán qua mạng để tận dụng cơ hội giới thiệu sản phẩm, tiết kiệm chi phí giao dịch.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam muốn bán được hàng hóa ở thị trường Nhật Bản, trước tiên phải thâm nhập vào các hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi vì đây là kênh mua sắm đáng tin cậy ở thị trường này.
Theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA), trong vòng 10 năm tới (2010-2020), có khoảng 92% hàng hóa của Việt Nam-Nhật Bản sẽ được miễn thuế khi xuất khẩu vào thị trường mỗi bên, giảm thuế suất các mặt hàng công nghiệp xuống mức từ 0-5%.
Riêng về nông sản, lâm sản, thủy sản… Nhật Bản dành sự cam kết khá cao cho Việt Nam so với các nước ASEAN khác. Có khoảng 7.000 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản được giảm mức thuế xuống 0% từ ngày 1/10/2009.
Ngoài ra, VJEPA còn tác động mạnh đến kinh tế hai nước theo chiều hướng tích cực, hiện Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh về các mặt hàng nông sản, sản phẩm tiêu dùng, thực phẩm chế biến… tại thị trường Nhật Bản./.
Hội thảo nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận và xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản.
Ông Nakamori Akihiro, Phó Giám đốc điều hành JETRO (Tổ chức xúc tiến và hỗ trợ quan hệ mậu dịch của Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh) nhận định, xu hướng Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, đảm bảo về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường Nhật Bản, và việc này sẽ góp phần tăng cường quan hệ thương mại hai chiều giữa hai nước.
Ngoài những mặt hàng đã và đang đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, Việt Nam nên chú trọng các mặt hàng tiềm năng khác như rau củ, quả; thực phẩm chế biến; các loại hoa cắt cành.
Ông Kojima, Giám đốc công ty Key Plus (Nhật Bản) cũng cho biết, cách tốt nhất cho doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội tiếp cận thị trường Nhật Bản có hiệu quả cao là tăng cường liên kết với các công ty thương mại Nhật Bản đã đầu tư và phát triển tại thị trường Việt Nam, để tạo cầu nối đưa hàng hóa sang thị trường Nhật Bản; tham gia vào các kênh thương mại điện tử, mua bán qua mạng để tận dụng cơ hội giới thiệu sản phẩm, tiết kiệm chi phí giao dịch.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam muốn bán được hàng hóa ở thị trường Nhật Bản, trước tiên phải thâm nhập vào các hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi vì đây là kênh mua sắm đáng tin cậy ở thị trường này.
Theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA), trong vòng 10 năm tới (2010-2020), có khoảng 92% hàng hóa của Việt Nam-Nhật Bản sẽ được miễn thuế khi xuất khẩu vào thị trường mỗi bên, giảm thuế suất các mặt hàng công nghiệp xuống mức từ 0-5%.
Riêng về nông sản, lâm sản, thủy sản… Nhật Bản dành sự cam kết khá cao cho Việt Nam so với các nước ASEAN khác. Có khoảng 7.000 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản được giảm mức thuế xuống 0% từ ngày 1/10/2009.
Ngoài ra, VJEPA còn tác động mạnh đến kinh tế hai nước theo chiều hướng tích cực, hiện Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh về các mặt hàng nông sản, sản phẩm tiêu dùng, thực phẩm chế biến… tại thị trường Nhật Bản./.
Mỹ Phương (TTXVN/Vietnam+)