Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 6 tháng đầu năm của ngành ngân hàng đang diễn ra ngày 17/6 tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình một lần nữa nhắc nhở các ngân hàng về mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% trong năm 2013.
Tiền vẫn chảy mạnh vào ngân hàng
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 31/5/2013, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,46% so với cuối năm 2012, khá phù hợp với định hướng 14-16% cho cả năm 2013. Huy động vốn tăng 6,59% so với cuối năm 2012; trong đó huy động vốn bằng VND tăng 7,55%, huy động vốn bằng ngoại tệ tăng 0,84%.
Huy động vốn VND tăng chủ yếu ở khu vực dân cư (tăng 11,5%), tổ chức kinh tế (tăng 1,23%) cho thấy gửi tiền vào hệ thống ngân hàng vẫn đang là kênh được lựa chọn của người dân. Tiền gửi VND của người dân tăng cao trong điều kiện nền kinh tế còn khó khăn, thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thấp, phản ánh nguồn tiền này chủ yếu được chuyển đổi từ vàng và ngoại tệ sang VND.
Đây là kết quả tích cực của các giải pháp chính sách mà Ngân hàng Nhà nước đã điều hành trong thời gian qua, giảm tình trạng vàng hóa và USD hóa, tăng niềm tin vào đồng VND.
Thống đốc cũng cho biết, thanh khoản VND của hệ thống các tổ chức tín dụng cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống. Trong điều kiện huy động vốn tăng cao, tín dụng khó mở rộng, hệ thống các tổ chức tín dụng đã tăng cường mua trái phiếu Chỉnh phủ để đưa tiền ra nền kinh tế qua kênh ngân sách đồng thời tăng dự trữ thanh khoản.
Thống đốc cũng bày tỏ tin tưởng, mặc dù tín dụng 5 tháng đầu năm 2013 tăng ở mức thấp nhưng có những tín hiệu để đảm bảo cả năm tăng trưởng tín dụng đạt mức 12% theo kế hoạch do tín dụng thường tăng mạnh vào 6 tháng cuối năm (6 tháng cuối năm 2012, tín dụng tăng gần 9%). Mặt bằng lãi suất và thanh khoản của các tổ chức tín dụng đã tốt hơn nhiều so với năm ngoái; gói hỗ trợ tín dụng 30 ngàn tỷ đồng cho người có thu nhập thấp, người làm công ăn lương mua nhà ở và cho các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội đã bắt đầu được triển khai.
Thống đốc cũng hy vọng, nếu điều kiện kinh tế tốt hơn có thể đạt tăng trưởng tín dụng 15%. "Làm tốt mục tiêu tăng trưởng tín dụng mới mong đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở mốc 5-5,5%," Thống đốc nhấn mạnh.
Một số ngân hàng thương mại cũng cho biết, thời điểm này tăng trưởng tín dụng của ngân hàng là có, nghĩa là vẫn có nhiều doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn.
Tiếp tục giảm lãi suất cho vay
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, trong thời gian qua, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay giảm 2-4%/năm so với đầu năm 2013. Lãi suất của các khoản cho vay mới đã giảm mạnh về mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006 và thấp hơn năm 2007 là điều kiện tốt để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng.
Lãi suất của các khoản cho vay cũ cũng giảm mạnh và thời gian tới sẽ tiếp tục giảm do từ đầu tháng 5/2013, bốn ngân hàng thương mại Nhà nước đã cam kết giảm lãi suất của các khoản vay cũ về mức tối đa 13%/năm. Lãi suất cho vay giảm mạnh trong khi tín dụng chưa tăng cao cho thấy lãi suất không còn là nhân tố ảnh hưởng tới lưu thông dòng vốn tín dụng và trung chuyển vốn trong nền kinh tế.
Việc giảm nhanh mặt bằng lãi suất huy động và cho vay, trong đó lãi suất cho vay giảm nhanh hơn so với lãi suất huy động đã khiến cho chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra của hệ thống ngân hàng giảm mạnh. Hiện nay, chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra chưa tính đến chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là 3,03%; nếu trừ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng thì chênh lệch chỉ còn 1,93%, giảm so với mức 2,33%/năm tại thời điểm cuối năm 2012.
"Đây cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận của các tổ chức tín dụng sụt giảm mạnh trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013," Thống đốc nhận định.
Sau một năm mạnh tay giảm lãi suất, đến nay Thống đốc cho biết 64% các khoản vay đã ở dưới mức 13% một năm. Mức lãi suất dưới 10% hiện chiếm 14% trên tổng dư nợ, từ 10-13% cũng xấp xỉ 50%. Còn theo số liệu thống kê, lãi suất trên 15% hiện chiếm 12%.
Về điều hành lãi suất những tháng còn lại của năm 2013, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành các mức lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, điều kiện của thị trường tiền tệ, đặc biệt là diễn biến lạm phát.
"Các tổ chức tín dụng tăng cường tiết kiệm chi phí, huy động vốn với lãi suất hợp lý để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, kể cả các khoản cho vay cũ. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện miễn, giảm lãi vốn vay phù hợp với điều kiện tài chính của tổ chức tín dụng," Thống đốc nhấn mạnh.
Các ngân hàng tự xử lý được 70.000 tỷ nợ xấu
Thống đốc cho biết, hệ thống ngân hàng đã cơ cấu lại nợ 285.000 tỷ đồng (xấp xỉ 10% dư nợ tín dụng) và ngăn những khoản vay này trở thành nợ xấu. Thống đốc cũng khẳng định hệ thống đã tự xử lý dược 70.000 tỷ nợ xấu (2,5% tổng dư nợ).
Việc đề án xử lý nợ xấu và sự ra đời của Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) cũng được xem là những chỉ báo tích cực tạo cơ sở cho tín dụng tăng trưởng.
Tuy nhiên, Thống đốc cho rằng, mặc dù, các giải pháp xử lý nợ xấu trong thời gian qua đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng, nhưng việc xử lý nợ xấu cũng bộc lộ một số khó khăn, hạn chế: Các giải pháp được triển khai trong thời gian qua chủ yếu là tổ chức tín dụng tự xử lý nợ xấu đã làm giảm mức độ lành mạnh tài chính, hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng trong ngắn hạn.
Nếu các biện pháp tự xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng và cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780/QĐ-NHNN không được hỗ trợ tích cực bởi sự phục hồi kinh tế, thực thi có hiệu quả các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường bất động sản và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì nợ xấu tiềm ẩn rất lớn, xử lý khó khăn hơn và có nguy cơ tăng mạnh.
"Chúng ta vẫn phải đi cả hai hướng, tiếp tục xử lý nợ xấu cũ và tiếp tục khơi thông dòng vốn thì mới ngăn được nợ xấu gia tăng," Thống đốc lưu ý với các ngân hàng./.
Tiền vẫn chảy mạnh vào ngân hàng
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 31/5/2013, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,46% so với cuối năm 2012, khá phù hợp với định hướng 14-16% cho cả năm 2013. Huy động vốn tăng 6,59% so với cuối năm 2012; trong đó huy động vốn bằng VND tăng 7,55%, huy động vốn bằng ngoại tệ tăng 0,84%.
Huy động vốn VND tăng chủ yếu ở khu vực dân cư (tăng 11,5%), tổ chức kinh tế (tăng 1,23%) cho thấy gửi tiền vào hệ thống ngân hàng vẫn đang là kênh được lựa chọn của người dân. Tiền gửi VND của người dân tăng cao trong điều kiện nền kinh tế còn khó khăn, thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thấp, phản ánh nguồn tiền này chủ yếu được chuyển đổi từ vàng và ngoại tệ sang VND.
Đây là kết quả tích cực của các giải pháp chính sách mà Ngân hàng Nhà nước đã điều hành trong thời gian qua, giảm tình trạng vàng hóa và USD hóa, tăng niềm tin vào đồng VND.
Thống đốc cũng cho biết, thanh khoản VND của hệ thống các tổ chức tín dụng cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống. Trong điều kiện huy động vốn tăng cao, tín dụng khó mở rộng, hệ thống các tổ chức tín dụng đã tăng cường mua trái phiếu Chỉnh phủ để đưa tiền ra nền kinh tế qua kênh ngân sách đồng thời tăng dự trữ thanh khoản.
Thống đốc cũng bày tỏ tin tưởng, mặc dù tín dụng 5 tháng đầu năm 2013 tăng ở mức thấp nhưng có những tín hiệu để đảm bảo cả năm tăng trưởng tín dụng đạt mức 12% theo kế hoạch do tín dụng thường tăng mạnh vào 6 tháng cuối năm (6 tháng cuối năm 2012, tín dụng tăng gần 9%). Mặt bằng lãi suất và thanh khoản của các tổ chức tín dụng đã tốt hơn nhiều so với năm ngoái; gói hỗ trợ tín dụng 30 ngàn tỷ đồng cho người có thu nhập thấp, người làm công ăn lương mua nhà ở và cho các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội đã bắt đầu được triển khai.
Thống đốc cũng hy vọng, nếu điều kiện kinh tế tốt hơn có thể đạt tăng trưởng tín dụng 15%. "Làm tốt mục tiêu tăng trưởng tín dụng mới mong đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở mốc 5-5,5%," Thống đốc nhấn mạnh.
Một số ngân hàng thương mại cũng cho biết, thời điểm này tăng trưởng tín dụng của ngân hàng là có, nghĩa là vẫn có nhiều doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn.
Tiếp tục giảm lãi suất cho vay
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, trong thời gian qua, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay giảm 2-4%/năm so với đầu năm 2013. Lãi suất của các khoản cho vay mới đã giảm mạnh về mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006 và thấp hơn năm 2007 là điều kiện tốt để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng.
Lãi suất của các khoản cho vay cũ cũng giảm mạnh và thời gian tới sẽ tiếp tục giảm do từ đầu tháng 5/2013, bốn ngân hàng thương mại Nhà nước đã cam kết giảm lãi suất của các khoản vay cũ về mức tối đa 13%/năm. Lãi suất cho vay giảm mạnh trong khi tín dụng chưa tăng cao cho thấy lãi suất không còn là nhân tố ảnh hưởng tới lưu thông dòng vốn tín dụng và trung chuyển vốn trong nền kinh tế.
Việc giảm nhanh mặt bằng lãi suất huy động và cho vay, trong đó lãi suất cho vay giảm nhanh hơn so với lãi suất huy động đã khiến cho chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra của hệ thống ngân hàng giảm mạnh. Hiện nay, chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra chưa tính đến chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là 3,03%; nếu trừ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng thì chênh lệch chỉ còn 1,93%, giảm so với mức 2,33%/năm tại thời điểm cuối năm 2012.
"Đây cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận của các tổ chức tín dụng sụt giảm mạnh trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013," Thống đốc nhận định.
Sau một năm mạnh tay giảm lãi suất, đến nay Thống đốc cho biết 64% các khoản vay đã ở dưới mức 13% một năm. Mức lãi suất dưới 10% hiện chiếm 14% trên tổng dư nợ, từ 10-13% cũng xấp xỉ 50%. Còn theo số liệu thống kê, lãi suất trên 15% hiện chiếm 12%.
Về điều hành lãi suất những tháng còn lại của năm 2013, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành các mức lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, điều kiện của thị trường tiền tệ, đặc biệt là diễn biến lạm phát.
"Các tổ chức tín dụng tăng cường tiết kiệm chi phí, huy động vốn với lãi suất hợp lý để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, kể cả các khoản cho vay cũ. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện miễn, giảm lãi vốn vay phù hợp với điều kiện tài chính của tổ chức tín dụng," Thống đốc nhấn mạnh.
Các ngân hàng tự xử lý được 70.000 tỷ nợ xấu
Thống đốc cho biết, hệ thống ngân hàng đã cơ cấu lại nợ 285.000 tỷ đồng (xấp xỉ 10% dư nợ tín dụng) và ngăn những khoản vay này trở thành nợ xấu. Thống đốc cũng khẳng định hệ thống đã tự xử lý dược 70.000 tỷ nợ xấu (2,5% tổng dư nợ).
Việc đề án xử lý nợ xấu và sự ra đời của Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) cũng được xem là những chỉ báo tích cực tạo cơ sở cho tín dụng tăng trưởng.
Tuy nhiên, Thống đốc cho rằng, mặc dù, các giải pháp xử lý nợ xấu trong thời gian qua đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng, nhưng việc xử lý nợ xấu cũng bộc lộ một số khó khăn, hạn chế: Các giải pháp được triển khai trong thời gian qua chủ yếu là tổ chức tín dụng tự xử lý nợ xấu đã làm giảm mức độ lành mạnh tài chính, hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng trong ngắn hạn.
Nếu các biện pháp tự xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng và cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780/QĐ-NHNN không được hỗ trợ tích cực bởi sự phục hồi kinh tế, thực thi có hiệu quả các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường bất động sản và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì nợ xấu tiềm ẩn rất lớn, xử lý khó khăn hơn và có nguy cơ tăng mạnh.
"Chúng ta vẫn phải đi cả hai hướng, tiếp tục xử lý nợ xấu cũ và tiếp tục khơi thông dòng vốn thì mới ngăn được nợ xấu gia tăng," Thống đốc lưu ý với các ngân hàng./.
Minh Thúy (Vietnam+)