Cơ quan tình báo thông tin của Anh (GCHQ) đang phải đối mặt với một cuộc chiến pháp lý tại tòa án châu Âu sau khi có các cáo buộc rằng chương trình giám sát thông tin trên mạng Internet của cơ quan này đã vi phạm quyền riêng tư của hàng chục triệu người ở nước này cũng như trên khắp "lục địa già."
Ba nhóm vận động gồm Big Brother Watch, Open Rights Group và English PEN cùng với nhà hoạt động ủng hộ Internet người Đức Constanze Kurz vừa nộp đơn kiện GCHQ lên Tòa án Nhân quyền châu Âu với cáo buộc rằng việc cơ quan này thu thập lượng thông tin khổng lồ, trong đó có nội dung các thư điện tử và các tin nhắn trên các trang xã hội, là hoàn toàn bất hợp pháp.
Vụ kiện này diễn ra sau khi cựu nhân viên hợp đồng Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden tiết lộ rằng GCHQ có khả năng thu thập lượng thông tin lên tới hơn 21 petabytes/ngày từ các thư điện tử và tin nhắn trên các trang mạng xã hội.
Các tài liệu do Snowden tiết lộ cũng cho biết GCHQ và NSA đã phát triển các khả năng tiến hành giám sát trên quy mô lớn đối với các trang web và các mạng điện thoại di động thông qua việc xâm nhập máy chủ của các công ty cung cấp dịch vụ internet và thu thập dữ liệu từ hệ thống cáp quang dưới đáy biển.
Hai trong số các chương trình giám sát này là Prism và Tempora có thể thu thập được lượng lớn thông tin cá nhân và sau đó được GCHQ và NSA chia sẻ với nhau.
Trong diễn biến liên quan, Bỉ đã yêu cầu Anh giải thích các cáo buộc rằng cơ quan tình báo của nước này đã xâm nhập vào mạng máy tính của Belgacom, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất của Bỉ, đồng thời nằm trong tốp đầu các công ty sở hữu mạng lưới phát thanh tại châu Phi và Trung Đông.
Các công tố viên liên bang hồi tháng 9/2013 cho biết họ đang điều tra về nghi vấn hoạt động gián điệp của nước ngoài nhắm vào Belgacom.
Tạp chí Der Spiegel (Tấm gương) của Đức sau đó đưa tin GCHQ đã cài một virus vào mạng của Belgacom.
Một nguồn tin thân cận với chính phủ Bỉ cho biết: “Sau bài báo trên của Tấm gương, Chính phủ Bỉ đã yêu cầu các cơ quan tình báo nước này đề nghị các đồng nghiệp Anh cung cấp thêm thông tin.”
Tại phiên điều trần trước Nghị viện châu Âu tối 3/10, Belgacom cho hay đã gỡ bỏ virút kể trên khỏi hệ thống và rằng cuộc điều tra xem ai là thủ phạm đã cài virút trên vẫn đang diễn ra. Một đại diện của GCHQ cũng dự kiến phát biểu tại phiên điều trần trên song đã không có mặt./.
Ba nhóm vận động gồm Big Brother Watch, Open Rights Group và English PEN cùng với nhà hoạt động ủng hộ Internet người Đức Constanze Kurz vừa nộp đơn kiện GCHQ lên Tòa án Nhân quyền châu Âu với cáo buộc rằng việc cơ quan này thu thập lượng thông tin khổng lồ, trong đó có nội dung các thư điện tử và các tin nhắn trên các trang xã hội, là hoàn toàn bất hợp pháp.
Vụ kiện này diễn ra sau khi cựu nhân viên hợp đồng Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden tiết lộ rằng GCHQ có khả năng thu thập lượng thông tin lên tới hơn 21 petabytes/ngày từ các thư điện tử và tin nhắn trên các trang mạng xã hội.
Các tài liệu do Snowden tiết lộ cũng cho biết GCHQ và NSA đã phát triển các khả năng tiến hành giám sát trên quy mô lớn đối với các trang web và các mạng điện thoại di động thông qua việc xâm nhập máy chủ của các công ty cung cấp dịch vụ internet và thu thập dữ liệu từ hệ thống cáp quang dưới đáy biển.
Hai trong số các chương trình giám sát này là Prism và Tempora có thể thu thập được lượng lớn thông tin cá nhân và sau đó được GCHQ và NSA chia sẻ với nhau.
Trong diễn biến liên quan, Bỉ đã yêu cầu Anh giải thích các cáo buộc rằng cơ quan tình báo của nước này đã xâm nhập vào mạng máy tính của Belgacom, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất của Bỉ, đồng thời nằm trong tốp đầu các công ty sở hữu mạng lưới phát thanh tại châu Phi và Trung Đông.
Các công tố viên liên bang hồi tháng 9/2013 cho biết họ đang điều tra về nghi vấn hoạt động gián điệp của nước ngoài nhắm vào Belgacom.
Tạp chí Der Spiegel (Tấm gương) của Đức sau đó đưa tin GCHQ đã cài một virus vào mạng của Belgacom.
Một nguồn tin thân cận với chính phủ Bỉ cho biết: “Sau bài báo trên của Tấm gương, Chính phủ Bỉ đã yêu cầu các cơ quan tình báo nước này đề nghị các đồng nghiệp Anh cung cấp thêm thông tin.”
Tại phiên điều trần trước Nghị viện châu Âu tối 3/10, Belgacom cho hay đã gỡ bỏ virút kể trên khỏi hệ thống và rằng cuộc điều tra xem ai là thủ phạm đã cài virút trên vẫn đang diễn ra. Một đại diện của GCHQ cũng dự kiến phát biểu tại phiên điều trần trên song đã không có mặt./.
(Vietnam+)