Sát ngày khai giảng, lượng khách hàng đến mua sách ít hơn, đa số lại không mua sách với các “cò”, các "cò sách giáo khoa" trên đường Lý Thường Kiệt ở Hà Nội chỉ còn biết ngồi buôn chuyện với nhau trước cổng nhà sách.
"Cò sách" vẫn ngang nhiên chèo kéo khách trước cửa hiệu của Công ty Sách và Thiết bị xây dựng trường học Hà Nội. Ở đây luôn có khoảng 5, 6 "cò sách," hầu hết là phụ nữ. Họ thường đứng tập trung tại bãi gửi xe, chờ có khách chuẩn bị tấp vào gửi xe là mời chào.
Một người dân quanh khu vực hiệu sách cho biết: “Mấy hôm nay ít khách đến, các ‘cò’ có vẻ không kiếm chác được nhiều như tuần trước. Tuần trước đông khách lắm, các ‘cò’ cứ chạy đi chạy lại liên tục, hai hôm nay phần lớn thời gian các ‘cò’ chỉ ngồi không.”
Nếu vào một tuần trước đây, khi con phố nhộn nhịp khách hàng mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập thì cũng là lúc các "cò" thỏa sức “tung hoành ngang dọc."
Chỉ thoáng thấy bóng người chạy xe chầm chậm và dừng lại là các "cò sách" xông tới bủa vây bằng vô vàn các câu hỏi: “Mua sách gì em ơi?” "Cần loại gì chị mang tới cho đỡ phải vào nhà sách," “Chị lấy giá rẻ, chỉ lãi có vài nghìn thôi, bằng với tiền em phải gửi xe...”
Nếu khách hàng đồng ý với giá thoả thuận, các "cò" này không chạy vào hiệu sách lớn mà chạy sang phía bên các cửa hàng nhỏ đối diện và vài phút sau mang về các loại sách theo yêu cầu. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ sẽ thấy giá của những loại sách này đã được sửa lên cao gấp vài lần, thậm chí, có sách còn là sách in lậu.
Chị Thanh (Phố Huế, Hà Nội) kể lại: “Tôi vừa dừng xe thì ba phụ nữ trung niên lao tới hỏi cần sách gì sẽ tìm giúp, lấy giá rẻ thôi... Tôi vừa nói tên sách thì một người chạy đi lấy sách, một người báo giá cho tôi rồi bảo tôi chờ vài phút sau là sẽ mang sách tới.”
"Khi nghe giá sách là 86.000 đồng tôi đã thấy đắt quá, định không mua nhưng họ bảo đã có người đi mua hộ mình rồi, không thể đổi được nữa và bớt xuống còn 80.000 đồng. Tôi cũng chỉ cần một quyển ấy, chẳng muốn phiền phức nên đành chấp nhận mua. Về tôi bóc giá ra thấy giá sách của nhà xuất bản có 20.600 đồng mới biết bị lừa mất gần 60.000 đồng," chị Thanh tâm sự.
Đa phần "cò sách" thường dùng mảnh giấy dán đè lên giá của nhà xuất bản hoặc ghi thêm số hoặc sửa lại giá với những số dễ sửa. Qua chiêu biến hóa đó, mỗi cuốn sách bị đội giá lên gấp nhiều lần so với giá trị thực.
Chẳng hạn như mỗi quyển sách dành cho học sinh cấp một, cấp hai chỉ có giá từ vài nghìn đến khoảng 20.000 đồng, nhưng qua tay “cò” biến hóa, quyển sách có giá trị lên gấp 5, gấp 10 lần có thể lên tới 70.000-100.000 đồng.
Nếu tính sơ sơ mỗi ngày một “cò” bán được khoảng 10 quyển cho khách thì cũng đã lãi được 400.000-500.000 đồng, quả là một con số không hề nhỏ.
Phần lớn những khách hàng của các “cò” đều là những người ngại vào cửa hàng chỉ để mua một hai quyển sách trong khi phải chờ thanh toán rất lâu, số ít còn lại là vì không tìm được sách cần trong hiệu nhưng “cò” lại có.
Thậm chí, có những khách hàng bị “cò” ép mua sách bằng những chiêu như: “Có người đi mua hộ không trả được,” “Mang sách ra rồi thì phải mua...” Khi thấy khách hàng đồng ý thì thường trấn an bằng những câu: “Bọn chị chỉ thêm vài nghìn tiền công so với giá gốc thôi,” “Mua trong cửa hàng chờ thanh toán lâu, mua với chị nhanh hơn,” “Chị giảm giá chút ít cho em...”
Chính vì các khách hàng dù biết là dính bẫy của cò vẫn chấp nhận mua nên tình trạng “cò sách giáo khoa" vẫn ngang nhiên tiếp diễn và nở rộ mỗi dịp năm học mới./.
"Cò sách" vẫn ngang nhiên chèo kéo khách trước cửa hiệu của Công ty Sách và Thiết bị xây dựng trường học Hà Nội. Ở đây luôn có khoảng 5, 6 "cò sách," hầu hết là phụ nữ. Họ thường đứng tập trung tại bãi gửi xe, chờ có khách chuẩn bị tấp vào gửi xe là mời chào.
Một người dân quanh khu vực hiệu sách cho biết: “Mấy hôm nay ít khách đến, các ‘cò’ có vẻ không kiếm chác được nhiều như tuần trước. Tuần trước đông khách lắm, các ‘cò’ cứ chạy đi chạy lại liên tục, hai hôm nay phần lớn thời gian các ‘cò’ chỉ ngồi không.”
Nếu vào một tuần trước đây, khi con phố nhộn nhịp khách hàng mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập thì cũng là lúc các "cò" thỏa sức “tung hoành ngang dọc."
Chỉ thoáng thấy bóng người chạy xe chầm chậm và dừng lại là các "cò sách" xông tới bủa vây bằng vô vàn các câu hỏi: “Mua sách gì em ơi?” "Cần loại gì chị mang tới cho đỡ phải vào nhà sách," “Chị lấy giá rẻ, chỉ lãi có vài nghìn thôi, bằng với tiền em phải gửi xe...”
Nếu khách hàng đồng ý với giá thoả thuận, các "cò" này không chạy vào hiệu sách lớn mà chạy sang phía bên các cửa hàng nhỏ đối diện và vài phút sau mang về các loại sách theo yêu cầu. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ sẽ thấy giá của những loại sách này đã được sửa lên cao gấp vài lần, thậm chí, có sách còn là sách in lậu.
Chị Thanh (Phố Huế, Hà Nội) kể lại: “Tôi vừa dừng xe thì ba phụ nữ trung niên lao tới hỏi cần sách gì sẽ tìm giúp, lấy giá rẻ thôi... Tôi vừa nói tên sách thì một người chạy đi lấy sách, một người báo giá cho tôi rồi bảo tôi chờ vài phút sau là sẽ mang sách tới.”
"Khi nghe giá sách là 86.000 đồng tôi đã thấy đắt quá, định không mua nhưng họ bảo đã có người đi mua hộ mình rồi, không thể đổi được nữa và bớt xuống còn 80.000 đồng. Tôi cũng chỉ cần một quyển ấy, chẳng muốn phiền phức nên đành chấp nhận mua. Về tôi bóc giá ra thấy giá sách của nhà xuất bản có 20.600 đồng mới biết bị lừa mất gần 60.000 đồng," chị Thanh tâm sự.
Đa phần "cò sách" thường dùng mảnh giấy dán đè lên giá của nhà xuất bản hoặc ghi thêm số hoặc sửa lại giá với những số dễ sửa. Qua chiêu biến hóa đó, mỗi cuốn sách bị đội giá lên gấp nhiều lần so với giá trị thực.
Chẳng hạn như mỗi quyển sách dành cho học sinh cấp một, cấp hai chỉ có giá từ vài nghìn đến khoảng 20.000 đồng, nhưng qua tay “cò” biến hóa, quyển sách có giá trị lên gấp 5, gấp 10 lần có thể lên tới 70.000-100.000 đồng.
Nếu tính sơ sơ mỗi ngày một “cò” bán được khoảng 10 quyển cho khách thì cũng đã lãi được 400.000-500.000 đồng, quả là một con số không hề nhỏ.
Phần lớn những khách hàng của các “cò” đều là những người ngại vào cửa hàng chỉ để mua một hai quyển sách trong khi phải chờ thanh toán rất lâu, số ít còn lại là vì không tìm được sách cần trong hiệu nhưng “cò” lại có.
Thậm chí, có những khách hàng bị “cò” ép mua sách bằng những chiêu như: “Có người đi mua hộ không trả được,” “Mang sách ra rồi thì phải mua...” Khi thấy khách hàng đồng ý thì thường trấn an bằng những câu: “Bọn chị chỉ thêm vài nghìn tiền công so với giá gốc thôi,” “Mua trong cửa hàng chờ thanh toán lâu, mua với chị nhanh hơn,” “Chị giảm giá chút ít cho em...”
Chính vì các khách hàng dù biết là dính bẫy của cò vẫn chấp nhận mua nên tình trạng “cò sách giáo khoa" vẫn ngang nhiên tiếp diễn và nở rộ mỗi dịp năm học mới./.
Hồng Kiều (Vietnam+)