Trước đó, Bộ cũng đã ban hành 6 chương trình dạy tiếng tự chọn tiếng Hmông, Êđê,Ba na, Gia rai, Chăm, Khmer dành cho học sinh các dân tộc thiểu số cấp tiểu họcvà trung học cơ sở.
Đây là việc làm nhằm cụ thể hóa Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/07/2010 củaChính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu sốtrong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
Việc dạy các thứ tiếng dân tộc thiểu số được tiến hành 4 tiết/tuần dành cho họcsinh các dân tộc thiểu số có nhu cầu (không bắt buộc) học tiếng của dân tộcmình.
Nội dung chương trình giảng dạy tiếng Hoa ở cấp tiểu học và cấp trung học cơsở nhằm hình thành và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Hoa ở học sinh. Cụthể, ở cấp tiểu học, mục tiêu là bước đầu hình thành năng lực giao tiếp, trongđó chủ yếu là 2 kỹ năng nghe và nói. Ở cấp trung học cơ sở, mục tiêu đặt ra làcủng cố và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Hoa, trong đó chủ yếu là 2 kỹnăng đọc và viết; cung cấp kiến thức cơ sở và đặc trưng về tiếng Hoa, bao gồmngữ âm, từ vựng, ngữ pháp...
Chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở được xây dựng trên cơsở các nguyên tắc cơ bản là đảm bảo tính phù hợp với mục tiêu cấp học (cấptiểu học, cấp trung học cơ sở); đảm bảo tính liên thông và nối tiếp giữacấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; đảm bảo tính tích hợp với nội dung của cácmôn học khác có liên quan trong chương trình tiểu học và trung học cơ sở...
Tiếp theo tiếng Hoa, Bộ Giáo dục Đào tạo có kế hoạch và đang xây dựng, thẩm địnhđể ban hành tiếp Chương trình giảng dạy tiếng Mnông, Xơ đăng... cho học sinh cácdân tộc thiểu số./.