Tin từ các đơn vị cấp dịch vụ viễn thông cho hay đã hoàn tất hạ tầng kỹ thuật, phục vụ liên lạc thông suốt trong dịp Tết Nguyên đán. Song, theo dự báo hiện tượng nghẽn mạng cục bộ vẫn có thể sẽ diễn ra.
Ráo riết chống nghẽn mạng
Cuối tháng 12/2010, VinaPhone là đơn vị đầu tiên tuyên bố đã hoàn tất công tác nâng cấp, bổ sung các trạm thu phát sóng (BTS)… sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ thông tin di động tăng đột biến trong dịp Tết Nguyên đán.
Ngày 11/1, Tập đoàn Viễn thông quân dội Viettel cũng cho biết, đơn vị này đã sẵn sàng hạ tầng mạng lưới phục vụ ngày Tết đang đến gần.
Theo đó, Viettel đã bổ sung 12 tổng đài với gần 15 triệu thuê bao mới, nâng dung lượng tổng đài lên 56 triệu thuê bao, đáp ứng 180 triệu cuộc gọi/giờ. Hệ thống trung tâm tin nhắn cũng được đầu tư với khả năng đáp ứng 460 triệu tin nhắn đi và đến trong một giờ, tăng 50% dung lượng hiện có.
Bên cạnh tài nguyên mạng lõi, Viettel cũng bổ sung thêm trên 3.300 trạm phát sóng BTS 2G và 3G, đưa tổng số trạm của Viettel vượt con số 42.000 trạm (trong đó có 26.000 trạm 2G và trên 16.000 trạm 3G). Đơn vị này cũng tăng thêm 40% dung lượng kết nối đi quốc tế và mở thêm kênh kết nối với các nhà mạng khác cho dịch vụ cố định, di động.
Đối với những khu vực đông người, xem bắn pháo hoa, các tụ điểm văn hóa nghệ thuật, Viettel bố trí các xe phát sóng lưu động để giải quyết tình trạng nghẽn cục bộ, đặc biệt tại các thành phố lớn.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, phía EVN Telecom cũng cho biết, đơn vị này luôn theo dõi tình hình băng thông để có sự điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp, đặc biệt ưu tiên các hướng quốc tế về.
Cụ thể, EVNTelecom đã có phương án tăng dung lượng băng thông thêm 40% để đáp ứng như cầu chuyển mạch. Ngoài ra, EVN Telecom còn sử dụng phương thức chia lưu lượng kết nối giữa các tổng đài để chống nghẽn mạng cục bộ.
Trong trường hợp các điểm kết nối tăng đột biến, EVN Telecom sẽ có phương án nâng cấp băng thông khẩn cấp trong vòng 6 tiếng có thể hoàn thành và tiếp tục đáp ứng lưu lượng của mạng.
Cả 3 nhà mạng đều cho biết, sẽ bố trí nhân lực ứng trực 24/24 giờ trong dịp Tết Nguyên đán để sẵn sàng khắc phục sự cố nếu có.
Có thể nghẽn mạng cục bộ
Cho dù các nhà mạng cố gắng rất nhiều trong việc cải thiện hạ tầng, chống nghẽn mạng dịp Tết Nguyên đán, thì hiện tượng nghẽn mạng cục bộ trong thời gian ngắn vẫn có thể sẽ diễn ra, khi mà quá nhiều khách hàng đàm thoại, nhắn tin cùng lúc.
Anh Nguyễn Văn Hoàng, một khách hàng cho hay, thời gian qua, mạng MobiFone có lúc chập chờn, mất liên lạc. Do đó, khả năng nghẽn mạng dịp Tết hoàn toàn có thể xảy ra.
Đồng tình, một khách hàng ở khu vực Thanh Trì (Hà Nội) cũng phàn nàn về hiện tượng nhiều khi đang liên lạc thì máy “tò tí te” khiến chị phải tắt máy đi gọi lại. “Ngày thường đã thế, không biết lúc giao thừa có thể gọi điện chúc mừng ông bà ngoại ở quê được không,” chị nói.
Phía VinaPhone cho biết, dịp Tết Nguyên đán 2010, việc nghẽn mạng đã không xảy ra với đơn vị này, song VinaPhone cũng không quên khuyến cáo khách hàng thực hiện chống nghẽn cùng nhà mạng.
Cụ thể, khi cuộc gọi không thực hiện được, người dùng nên chờ ít phút trước khi bấm máy gọi lại. Khi gửi tin nhắn chúc mừng năm mới vào thời khắc giao thừa hoặc sáng mùng 1 Tết, không nên gửi một tin nhắn cho quá nhiều số điện thoại cùng một lúc.
Ngoài ra, VinaPhone cũng chủ động bố trí 30 xe phát sóng lưu động ở các điểm có khả năng gây nghẽn mạng lúc giao thừa, các điểm bắn pháo hoa…
Tương tự, phía Viettel cũng mong muốn khách hàng có máy di động hỗ trợ mạng 3G mà đang sử dụng mạng 2G thì chuyển sang mạng 3G để san sẻ với mạng 2G. Nếu không thực hiện được cuộc gọi, khách hàng nên di chuyển ra khỏi khu vực đông người để gọi.
Viettel cũng khuyến cáo khách hàng một số biện pháp khác nhằm giúp cho hệ thống mạng không bị quá tải như: sử dụng điện thoại cố định, tránh các thời điểm cao điểm… để thực hiện cuộc gọi hoặc nhắn tin./.
Ráo riết chống nghẽn mạng
Cuối tháng 12/2010, VinaPhone là đơn vị đầu tiên tuyên bố đã hoàn tất công tác nâng cấp, bổ sung các trạm thu phát sóng (BTS)… sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ thông tin di động tăng đột biến trong dịp Tết Nguyên đán.
Ngày 11/1, Tập đoàn Viễn thông quân dội Viettel cũng cho biết, đơn vị này đã sẵn sàng hạ tầng mạng lưới phục vụ ngày Tết đang đến gần.
Theo đó, Viettel đã bổ sung 12 tổng đài với gần 15 triệu thuê bao mới, nâng dung lượng tổng đài lên 56 triệu thuê bao, đáp ứng 180 triệu cuộc gọi/giờ. Hệ thống trung tâm tin nhắn cũng được đầu tư với khả năng đáp ứng 460 triệu tin nhắn đi và đến trong một giờ, tăng 50% dung lượng hiện có.
Bên cạnh tài nguyên mạng lõi, Viettel cũng bổ sung thêm trên 3.300 trạm phát sóng BTS 2G và 3G, đưa tổng số trạm của Viettel vượt con số 42.000 trạm (trong đó có 26.000 trạm 2G và trên 16.000 trạm 3G). Đơn vị này cũng tăng thêm 40% dung lượng kết nối đi quốc tế và mở thêm kênh kết nối với các nhà mạng khác cho dịch vụ cố định, di động.
Đối với những khu vực đông người, xem bắn pháo hoa, các tụ điểm văn hóa nghệ thuật, Viettel bố trí các xe phát sóng lưu động để giải quyết tình trạng nghẽn cục bộ, đặc biệt tại các thành phố lớn.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, phía EVN Telecom cũng cho biết, đơn vị này luôn theo dõi tình hình băng thông để có sự điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp, đặc biệt ưu tiên các hướng quốc tế về.
Cụ thể, EVNTelecom đã có phương án tăng dung lượng băng thông thêm 40% để đáp ứng như cầu chuyển mạch. Ngoài ra, EVN Telecom còn sử dụng phương thức chia lưu lượng kết nối giữa các tổng đài để chống nghẽn mạng cục bộ.
Trong trường hợp các điểm kết nối tăng đột biến, EVN Telecom sẽ có phương án nâng cấp băng thông khẩn cấp trong vòng 6 tiếng có thể hoàn thành và tiếp tục đáp ứng lưu lượng của mạng.
Cả 3 nhà mạng đều cho biết, sẽ bố trí nhân lực ứng trực 24/24 giờ trong dịp Tết Nguyên đán để sẵn sàng khắc phục sự cố nếu có.
Có thể nghẽn mạng cục bộ
Cho dù các nhà mạng cố gắng rất nhiều trong việc cải thiện hạ tầng, chống nghẽn mạng dịp Tết Nguyên đán, thì hiện tượng nghẽn mạng cục bộ trong thời gian ngắn vẫn có thể sẽ diễn ra, khi mà quá nhiều khách hàng đàm thoại, nhắn tin cùng lúc.
Anh Nguyễn Văn Hoàng, một khách hàng cho hay, thời gian qua, mạng MobiFone có lúc chập chờn, mất liên lạc. Do đó, khả năng nghẽn mạng dịp Tết hoàn toàn có thể xảy ra.
Đồng tình, một khách hàng ở khu vực Thanh Trì (Hà Nội) cũng phàn nàn về hiện tượng nhiều khi đang liên lạc thì máy “tò tí te” khiến chị phải tắt máy đi gọi lại. “Ngày thường đã thế, không biết lúc giao thừa có thể gọi điện chúc mừng ông bà ngoại ở quê được không,” chị nói.
Phía VinaPhone cho biết, dịp Tết Nguyên đán 2010, việc nghẽn mạng đã không xảy ra với đơn vị này, song VinaPhone cũng không quên khuyến cáo khách hàng thực hiện chống nghẽn cùng nhà mạng.
Cụ thể, khi cuộc gọi không thực hiện được, người dùng nên chờ ít phút trước khi bấm máy gọi lại. Khi gửi tin nhắn chúc mừng năm mới vào thời khắc giao thừa hoặc sáng mùng 1 Tết, không nên gửi một tin nhắn cho quá nhiều số điện thoại cùng một lúc.
Ngoài ra, VinaPhone cũng chủ động bố trí 30 xe phát sóng lưu động ở các điểm có khả năng gây nghẽn mạng lúc giao thừa, các điểm bắn pháo hoa…
Tương tự, phía Viettel cũng mong muốn khách hàng có máy di động hỗ trợ mạng 3G mà đang sử dụng mạng 2G thì chuyển sang mạng 3G để san sẻ với mạng 2G. Nếu không thực hiện được cuộc gọi, khách hàng nên di chuyển ra khỏi khu vực đông người để gọi.
Viettel cũng khuyến cáo khách hàng một số biện pháp khác nhằm giúp cho hệ thống mạng không bị quá tải như: sử dụng điện thoại cố định, tránh các thời điểm cao điểm… để thực hiện cuộc gọi hoặc nhắn tin./.
Phương Chi (Vietnam+)