Nhân Kỷ niệm 65 năm Quốc khánh 2/9, chúng tôi có dịp trở lại thăm Côn Đảo. Từ trên máy bay nhìn xuống thấy rõ 16 hòn đảo lớn, nhỏ đều phủ kín màu xanh của cây trái, xen lẫn là những công trình xây dựng hiện đại. Côn Đảo hôm nay đẹp như một bức tranh lớn.
Sân bay Cỏ Ống nhỏ bé trước đây chỉ dành cho trực thăng, nay được nâng cấp thành sân bay dân dụng, từ chỗ chỉ tiếp nhận năm chuyến, đến nay đạt 21 chuyến một tuần.
Hòn Côn Sơn với diện tích 52,1km2, lớn nhất trong số 16 hòn đảo đang góp phần tích cực trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển của cả vùng phía Nam Tổ quốc.
Nghĩa trang Hàng Dương đẹp như công viên. Hai bên đường rợp bóng cây dương, thêm nhiều công trình phụ trợ, có nhiều ghế đá do các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp khắp cả nước gửi tặng để khách đến thăm có chỗ ngồi chơi.
Các phần mộ được xây ổn định, có người chăm sóc cẩn thận, hương khói hàng ngày. Các đoàn khách du lịch trong và ngoài nước đến Nghĩa trang Hàng Dương không quên thắp hương tưởng nhớ chị Võ Thị Sáu và các chiến sỹ cách mạng đã hy sinh đang yên nghỉ tại nơi đây.
Mộ chị Võ Thị Sáu được xây bằng đá cẩm thạch, nằm núp dưới bóng cây dương như thủa nào, hương thơm tỏa ngát. Anh bạn cùng đi cho biết: “Tất cả người dân ở Côn Đảo đều gọi Võ Thị Sáu bằng Cô Sáu với lòng thành kính."
Anh bảo: ”Cô Sáu thiêng lắm nên không khi nào trên mộ tắt hương và thiếu hoa tươi. Mọi người quây quần bên Cô, không chỉ ban ngày, mà ngay cả ban đêm, cứ đến 12 giờ đêm là lúc vắng vẻ, tôn nghiêm nhất nhân dân trên đảo lại ra thắp hương cầu xin Cô Sáu phù hộ cho có sức khỏe, làm ăn gặp nhiều may mắn. Cô Sáu có đủ loại đồ dùng, từ son phấn, gương lược…đến các tư trang cá nhân khác trên mộ. Ai xin Cô cái gì cũng được.”
Tôi thấy ở Nghĩa trang Hàng Dương, trên các phần mộ đều trồng loại cây sống đời (lá bỏng) dùng để làm thuốc. Người ta truyền tai nhau rằng thắp hương xin cô Sáu một lá cây đem về trồng, từ đốt lá mọc lên cây mới sẽ gặp may.
Ghi nhớ công ơn của Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu và các chiến sỹ cách mạng đang yên nghỉ tại đây và để Nghĩa trang Hàng Dương đẹp hơn, huyện đảo đã xây dựng bức phù điêu và tượng Võ Thị Sáu bằng đá trong quần thể nghĩa trang để du khách có dịp chiêm ngưỡng.
Đồng thời, Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu cũng xây mới trong một công viên cùng tên (ngay cuối đường Tôn Đức Thắng) và gần Nghĩa trang Hàng Dương, mỗi ngày đón hàng trăm khách đến thăm, tặng quà lưu niệm. Mùa này, những cây cau cảnh trong Vườn hoa Võ Thị Sáu ra trái chín đỏ rực, tôn thêm vẻ đẹp cho khu nhà vườn, hấp dẫn du khách đến thăm.
Ấn tượng với du khách là con đường ven biển, nơi ngày trước là lối đi của những người tù Côn Đảo vác đá xây dựng Cầu Tàu 914, nay cả tuyến bờ biển này được kè bêtông như bức tường thành vững chắc để chống sóng biển gây sạt lở, đồng thời đặt nhiều ghế đá cho mọi người ngồi nghỉ mát ngắm biển.
Dọc theo tuyến kè này là tuyến đường đôi dài nhất, lớn nhất, đẹp nhất đảo Côn Sơn được đạt tên Tôn Đức Thắng. Vườn hoa tại đây cũng mang tên Tôn Đức Thắng. Trong vườn hoa đặt các tượng đá “Cột Tự Do Mới,” “Mẹ Côn Đảo,” “Bất Tử,” “Bất diệt,” “ Bất Khuất,” “Sống Mãi,” “Tự Do,” “Vươn Cao”… vừa hoàn thành, tạo sự hài hòa, ấn tượng, mang đậm đặc diểm của Côn Đảo Anh hùng.
Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Côn Đảo nói với tôi: “Côn Đảo có năm công viên là Tôn Đức Thắng, Võ Thị Sáu, Nguyễn Huệ, Phạm Văn Đồng và Nguyễn Đức Thuận. Có 33 tượng đặt trong các công viên, mỗi bức tượng là tấm gương tiêu biểu cho những anh hùng, chiến sỹ cách mạng trong các thời kỳ ở Côn Đảo - Hòn đảo bất khuất và phát triển. Các điêu khắc tượng được chọn đều là những người thành danh trong lĩnh vực này của cả nước."
Trên Côn Đảo còn có giống bàng cổ thụ tồn tai khắp các đường phố, có cây cả chục người ôm mới kín hết thân, tán lá tốt tươi, mỗi cây đều được đánh số, treo biển bảo tồn. Mùa trái bàng chín, dơi ăn, quả rụng, nhân dân trên đảo thu gom, phơi khô, bóc vỏ từng quả để lấy nhân chế biến thành mứt bàng, hạt bàng rang muối…Hạt bàng trở thành đặc sản Côn Đảo, khách du lịch ra thăm ai cũng muốn mua mấy hộp làm quà.
Di tích Cầu Tàu 914 là một địa danh lịch sử nổi tiếng ở Côn Đảo. Bia tưởng niệm dựng ở đầu cầu ghi rõ lịch sử của việc xây dựng cầu tàu này và cũng là chỗ để mọi người thắp hương tưởng nhớ những người tù khổ sai đã hy sinh tại đây, là lời nhắc nhở thế hệ mai sau: “Cầu được khởi công xây dựng năm 1873, kéo dài hàng chục năm và đã được sửa chữa, mở rộng nhiều lần.Từ khi khởi công cho đến hoàn thành, người tù nhẩm tính đã có 914 người ngã xuống tại đây. Cầu tàu là nơi chứng kiến cảnh lao động khổ sai nặng nhọc của nhưng người tù, đồng thời cũng là nơi chứng kiến những giây phút vinh quang nhất khi đảo được giải phóng.”
Ngày nay, Cầu Tàu 914 vừa là chỗ cho khách tham quan du lịch, câu cá, vừa là chỗ cho ghe tàu mỗi buổi sớm cập bến cung cấp các loại hải sản quý từ biển cho các nhà hàng. Nhìn sang phía bên bờ biển là Bến tàu Du lịch Côn Đảo, có hàng chục tàu lớn chở khách, mỗi năm vận chuyển hơn 77.000 lượt người ghé thăm Côn Đảo.
Hai nhà giam Phú Sơn và Phước Hải - nơi tra tấn dã man các người tù - được bảo tồn là dấu ấn của chiến tranh, ẩn bên cạnh khách sạn Sài Gòn-Côn Đảo cao ngất. Cổng sau của khách sạn này xây đối diện với cổng trước nhà tù Phú Sơn tạo sự tương phản.
Đảo đã khởi công xây dựng mới Đền thờ và Nhà Bảo tàng Côn Đảo. Sở Gò và An Sơn miếu được công nhận Di tích văn hóa cấp tỉnh và được đầu tư tôn tạo.
Trong thời gian ở Côn Đảo, chúng tôi được xuống Bến Đầm. Khu di tích lịch sử Bến Đầm ghi lại “Cuộc võ trang vượt ngục ngày 12/12/1952 của 198 người tù lao động khổ sai làm đường từ Côn Sơn đi Bến Đầm, vượt không thành (tuy đã làm chủ tình thế, nhưng do thời tiết không thuận), 117 người bị địch bắt lại, 81 người hy sinh trên biển.”
Khu di tích lịch sử này xây dựng ngay bên đường, hướng ra biển, hương thơm nghi ngút, linh thiêng… Nhưng tiếc thay, ngay sát cạnh khu này lại tồn tại một bãi chưa rác chưa được xử lý, bốc mùi khó chịu, gây phản cảm đối với khách mỗi khi đến thăm khu di tích này.
Còn Bến Đầm hôm nay là cảng, âu thuyền lớn cho tàu thuyền đánh cá khắp nơi cập bến buôn bán hải sản, tiếp nhận vật tư cho việc chuẩn bị ra khơi; đồng thời là nơi tránh bão; Bến Đầm đang hình thành một khu công nghiệp, không khí làm việc khẩn trương, nhộn nhịp, bộ mặt khởi sắc.
Chúng tôi cũng không quên thăm Di tích lịch sử Cầu Ma Thiên Lãnh trên đường vào sâu Vườn Quốc gia Côn Đảo. Bia ghi lại vào năm 1930, thực dân Pháp bắt tù nhân lao động khổ sai, vác đá để xây cầu này qua núi Chúa. Trong quá trình lao động khổ sai, ăn uống thiếu thốn, chịu sự đánh đập dã man của cai tù; khí hậu lại khắc nghiệt, địa thế cheo leo và sự chết chóc tang thương luôn bao trùm nên những người tù đặt tên cầu này là Ma Thiên Lãnh. Người tù nhẩm tính đã có 356 người tù ngã xuống tại đây.
Di tích lịch sử này được bảo tồn trong khu Vườn Quốc gia Côn Đảo, cuối đường là bãi Ong Đụng, vách núi cheo leo. Buổi chiều tà đi qua nơi đây có thể cảm nhận sự linh thiêng, tĩnh lặng đến nao lòng./.
Sân bay Cỏ Ống nhỏ bé trước đây chỉ dành cho trực thăng, nay được nâng cấp thành sân bay dân dụng, từ chỗ chỉ tiếp nhận năm chuyến, đến nay đạt 21 chuyến một tuần.
Hòn Côn Sơn với diện tích 52,1km2, lớn nhất trong số 16 hòn đảo đang góp phần tích cực trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển của cả vùng phía Nam Tổ quốc.
Nghĩa trang Hàng Dương đẹp như công viên. Hai bên đường rợp bóng cây dương, thêm nhiều công trình phụ trợ, có nhiều ghế đá do các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp khắp cả nước gửi tặng để khách đến thăm có chỗ ngồi chơi.
Các phần mộ được xây ổn định, có người chăm sóc cẩn thận, hương khói hàng ngày. Các đoàn khách du lịch trong và ngoài nước đến Nghĩa trang Hàng Dương không quên thắp hương tưởng nhớ chị Võ Thị Sáu và các chiến sỹ cách mạng đã hy sinh đang yên nghỉ tại nơi đây.
Mộ chị Võ Thị Sáu được xây bằng đá cẩm thạch, nằm núp dưới bóng cây dương như thủa nào, hương thơm tỏa ngát. Anh bạn cùng đi cho biết: “Tất cả người dân ở Côn Đảo đều gọi Võ Thị Sáu bằng Cô Sáu với lòng thành kính."
Anh bảo: ”Cô Sáu thiêng lắm nên không khi nào trên mộ tắt hương và thiếu hoa tươi. Mọi người quây quần bên Cô, không chỉ ban ngày, mà ngay cả ban đêm, cứ đến 12 giờ đêm là lúc vắng vẻ, tôn nghiêm nhất nhân dân trên đảo lại ra thắp hương cầu xin Cô Sáu phù hộ cho có sức khỏe, làm ăn gặp nhiều may mắn. Cô Sáu có đủ loại đồ dùng, từ son phấn, gương lược…đến các tư trang cá nhân khác trên mộ. Ai xin Cô cái gì cũng được.”
Tôi thấy ở Nghĩa trang Hàng Dương, trên các phần mộ đều trồng loại cây sống đời (lá bỏng) dùng để làm thuốc. Người ta truyền tai nhau rằng thắp hương xin cô Sáu một lá cây đem về trồng, từ đốt lá mọc lên cây mới sẽ gặp may.
Ghi nhớ công ơn của Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu và các chiến sỹ cách mạng đang yên nghỉ tại đây và để Nghĩa trang Hàng Dương đẹp hơn, huyện đảo đã xây dựng bức phù điêu và tượng Võ Thị Sáu bằng đá trong quần thể nghĩa trang để du khách có dịp chiêm ngưỡng.
Đồng thời, Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu cũng xây mới trong một công viên cùng tên (ngay cuối đường Tôn Đức Thắng) và gần Nghĩa trang Hàng Dương, mỗi ngày đón hàng trăm khách đến thăm, tặng quà lưu niệm. Mùa này, những cây cau cảnh trong Vườn hoa Võ Thị Sáu ra trái chín đỏ rực, tôn thêm vẻ đẹp cho khu nhà vườn, hấp dẫn du khách đến thăm.
Ấn tượng với du khách là con đường ven biển, nơi ngày trước là lối đi của những người tù Côn Đảo vác đá xây dựng Cầu Tàu 914, nay cả tuyến bờ biển này được kè bêtông như bức tường thành vững chắc để chống sóng biển gây sạt lở, đồng thời đặt nhiều ghế đá cho mọi người ngồi nghỉ mát ngắm biển.
Dọc theo tuyến kè này là tuyến đường đôi dài nhất, lớn nhất, đẹp nhất đảo Côn Sơn được đạt tên Tôn Đức Thắng. Vườn hoa tại đây cũng mang tên Tôn Đức Thắng. Trong vườn hoa đặt các tượng đá “Cột Tự Do Mới,” “Mẹ Côn Đảo,” “Bất Tử,” “Bất diệt,” “ Bất Khuất,” “Sống Mãi,” “Tự Do,” “Vươn Cao”… vừa hoàn thành, tạo sự hài hòa, ấn tượng, mang đậm đặc diểm của Côn Đảo Anh hùng.
Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Côn Đảo nói với tôi: “Côn Đảo có năm công viên là Tôn Đức Thắng, Võ Thị Sáu, Nguyễn Huệ, Phạm Văn Đồng và Nguyễn Đức Thuận. Có 33 tượng đặt trong các công viên, mỗi bức tượng là tấm gương tiêu biểu cho những anh hùng, chiến sỹ cách mạng trong các thời kỳ ở Côn Đảo - Hòn đảo bất khuất và phát triển. Các điêu khắc tượng được chọn đều là những người thành danh trong lĩnh vực này của cả nước."
Trên Côn Đảo còn có giống bàng cổ thụ tồn tai khắp các đường phố, có cây cả chục người ôm mới kín hết thân, tán lá tốt tươi, mỗi cây đều được đánh số, treo biển bảo tồn. Mùa trái bàng chín, dơi ăn, quả rụng, nhân dân trên đảo thu gom, phơi khô, bóc vỏ từng quả để lấy nhân chế biến thành mứt bàng, hạt bàng rang muối…Hạt bàng trở thành đặc sản Côn Đảo, khách du lịch ra thăm ai cũng muốn mua mấy hộp làm quà.
Di tích Cầu Tàu 914 là một địa danh lịch sử nổi tiếng ở Côn Đảo. Bia tưởng niệm dựng ở đầu cầu ghi rõ lịch sử của việc xây dựng cầu tàu này và cũng là chỗ để mọi người thắp hương tưởng nhớ những người tù khổ sai đã hy sinh tại đây, là lời nhắc nhở thế hệ mai sau: “Cầu được khởi công xây dựng năm 1873, kéo dài hàng chục năm và đã được sửa chữa, mở rộng nhiều lần.Từ khi khởi công cho đến hoàn thành, người tù nhẩm tính đã có 914 người ngã xuống tại đây. Cầu tàu là nơi chứng kiến cảnh lao động khổ sai nặng nhọc của nhưng người tù, đồng thời cũng là nơi chứng kiến những giây phút vinh quang nhất khi đảo được giải phóng.”
Ngày nay, Cầu Tàu 914 vừa là chỗ cho khách tham quan du lịch, câu cá, vừa là chỗ cho ghe tàu mỗi buổi sớm cập bến cung cấp các loại hải sản quý từ biển cho các nhà hàng. Nhìn sang phía bên bờ biển là Bến tàu Du lịch Côn Đảo, có hàng chục tàu lớn chở khách, mỗi năm vận chuyển hơn 77.000 lượt người ghé thăm Côn Đảo.
Hai nhà giam Phú Sơn và Phước Hải - nơi tra tấn dã man các người tù - được bảo tồn là dấu ấn của chiến tranh, ẩn bên cạnh khách sạn Sài Gòn-Côn Đảo cao ngất. Cổng sau của khách sạn này xây đối diện với cổng trước nhà tù Phú Sơn tạo sự tương phản.
Đảo đã khởi công xây dựng mới Đền thờ và Nhà Bảo tàng Côn Đảo. Sở Gò và An Sơn miếu được công nhận Di tích văn hóa cấp tỉnh và được đầu tư tôn tạo.
Trong thời gian ở Côn Đảo, chúng tôi được xuống Bến Đầm. Khu di tích lịch sử Bến Đầm ghi lại “Cuộc võ trang vượt ngục ngày 12/12/1952 của 198 người tù lao động khổ sai làm đường từ Côn Sơn đi Bến Đầm, vượt không thành (tuy đã làm chủ tình thế, nhưng do thời tiết không thuận), 117 người bị địch bắt lại, 81 người hy sinh trên biển.”
Khu di tích lịch sử này xây dựng ngay bên đường, hướng ra biển, hương thơm nghi ngút, linh thiêng… Nhưng tiếc thay, ngay sát cạnh khu này lại tồn tại một bãi chưa rác chưa được xử lý, bốc mùi khó chịu, gây phản cảm đối với khách mỗi khi đến thăm khu di tích này.
Còn Bến Đầm hôm nay là cảng, âu thuyền lớn cho tàu thuyền đánh cá khắp nơi cập bến buôn bán hải sản, tiếp nhận vật tư cho việc chuẩn bị ra khơi; đồng thời là nơi tránh bão; Bến Đầm đang hình thành một khu công nghiệp, không khí làm việc khẩn trương, nhộn nhịp, bộ mặt khởi sắc.
Chúng tôi cũng không quên thăm Di tích lịch sử Cầu Ma Thiên Lãnh trên đường vào sâu Vườn Quốc gia Côn Đảo. Bia ghi lại vào năm 1930, thực dân Pháp bắt tù nhân lao động khổ sai, vác đá để xây cầu này qua núi Chúa. Trong quá trình lao động khổ sai, ăn uống thiếu thốn, chịu sự đánh đập dã man của cai tù; khí hậu lại khắc nghiệt, địa thế cheo leo và sự chết chóc tang thương luôn bao trùm nên những người tù đặt tên cầu này là Ma Thiên Lãnh. Người tù nhẩm tính đã có 356 người tù ngã xuống tại đây.
Di tích lịch sử này được bảo tồn trong khu Vườn Quốc gia Côn Đảo, cuối đường là bãi Ong Đụng, vách núi cheo leo. Buổi chiều tà đi qua nơi đây có thể cảm nhận sự linh thiêng, tĩnh lặng đến nao lòng./.
Nguyễn Sỹ Thủy (TTXVN/Vietnam+)