Chiều 1/6, các đại biểu Quốc hội họp tại tổ cho ý kiến về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).
Đa số các ý kiến tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Thanh tra năm 2004 nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế của quy định hiện hành về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra; địa vị pháp lý của thanh tra Chính phủ, sự không thống nhất trong tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành.
Đồng thời, việc sửa đổi Luật Thanh tra năm 2004 nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan thanh tra.
Thảo luận về hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành có những ý kiến khác nhau. Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của dự thảo Luật, thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của cơ quan hành chính nhà nước.
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra việc thực hiện pháp luật chuyên ngành, việc chấp hành những quy định về chuyên môn-kỹ thuật, quy tắc quản lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực.
Đại biểu Nguyễn Thị Hoa của thành phố Hà Nội, đánh giá việc dự thảo Luật sửa đổi lần này có bổ sung nội dung thanh tra chuyên ngành từ Trung ương tới địa phương là hợp lý, phù hợp đòi hỏi của thực tiễn.
Còn đại biểu Ngô Thị Doãn Thanh của Hà Nội, cũng tán thành với việc quy định thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, trong đó đề nghị quy định mối quan hệ giữa hai cơ quan này; đồng thời Ban soạn thảo phải làm rõ sự khác biệt cơ bản giữa thanh tra chuyên ngành và thanh tra hành chính để tránh sự chồng chéo.
Trái với quan điểm này, các đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, Hà Nội; Phương Hữu Việt của tỉnh Bắc Ninh và một số ý kiến khác không tán thành với quy định thanh tra chuyên ngành trong dự thảo Luật.
Các đại biểu cho rằng thanh tra chuyên ngành phải nằm trong bộ, ngành nào đó do thủ trưởng cơ quan đó điều hành; thanh tra Chính phủ phải có trách nhiệm và mối liên hệ với thanh tra chuyên ngành.
Nhiều ý kiến đề nghị cần làm rõ khái niệm về thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành vì nó có ý nghĩa quan trọng chi phối đến việc quy định cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng loại hình cơ quan thanh tra.
Trong Báo cáo thẩm tra, Ủy ban pháp luật của Quốc hội đánh giá quy định của dự thảo Luật chưa rõ ràng, chưa khắc phục được những bất cập trong quy định của Luật hiện hành. Vì vậy, trong lần sửa đổi này cần phải nghiên cứu để phân định sự khác biệt giữa hai loại hình thanh tra.
Về địa vị pháp lý của cơ quan thanh tra, đại biểu Nguyễn Văn Thuận ở tỉnh Quảng Nam cho rằng vấn đề quan trọng đặt ra khi sửa đổi Luật thanh tra là cần nghiên cứu, đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra theo hướng nào.
Nếu giữ địa vị pháp lý của Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ như hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải mang tính độc lập và tự chịu trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thanh tra.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền của Hà Nội đánh giá những sửa đổi, bổ sung như của dự thảo Luật là chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa địa vị pháp lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra. Đại biểu nhận định hầu hết hạn chế trong công tác thanh tra đều do khâu tổ chức thực hiện.
Xung quanh quy định về Thanh tra nhân dân (Điều 64): “Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Nhân dân được thực hiện theo quy định của Luật thanh tra ngày 15/6/2004.”
Đại biểu Ngô Thị Doãn Thanh và nhiều ý kiến khác đều thống nhất cho rằng hoạt động của Thanh tra Nhân dân hoàn toàn khác với Thanh tra Nhà nước. Thanh tra Nhân dân thực chất là tổ chức giám sát của nhân dân.
Việc ban hành Luật thanh tra mới thay thế Luật thanh tra 2004, đồng thời lại tiếp tục duy trì quy định về Thanh tra Nhân dân trong Luật 2004 là không phù hợp. Bởi vì, khi Luật này có hiệu lực và thay thế Luật thanh tra năm 2004, không thể giữ lại Chương quy định về Thanh tra Nhân dân của Luật thanh tra năm 2004.
Đại biểu Quốc Khánh, Hà Nội đề xuất trong bối cảnh hiện nay nên giữ lại nội dung này trong Luật để bảo đảm ổn định tổ chức và hoạt động của Thanh tra Nhân dân, một phương thức quan trọng bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; nhưng khi phù hợp sẽ quy định nội dung này trong một văn bản pháp luật khác./.
Đa số các ý kiến tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Thanh tra năm 2004 nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế của quy định hiện hành về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra; địa vị pháp lý của thanh tra Chính phủ, sự không thống nhất trong tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành.
Đồng thời, việc sửa đổi Luật Thanh tra năm 2004 nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan thanh tra.
Thảo luận về hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành có những ý kiến khác nhau. Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của dự thảo Luật, thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của cơ quan hành chính nhà nước.
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra việc thực hiện pháp luật chuyên ngành, việc chấp hành những quy định về chuyên môn-kỹ thuật, quy tắc quản lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực.
Đại biểu Nguyễn Thị Hoa của thành phố Hà Nội, đánh giá việc dự thảo Luật sửa đổi lần này có bổ sung nội dung thanh tra chuyên ngành từ Trung ương tới địa phương là hợp lý, phù hợp đòi hỏi của thực tiễn.
Còn đại biểu Ngô Thị Doãn Thanh của Hà Nội, cũng tán thành với việc quy định thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, trong đó đề nghị quy định mối quan hệ giữa hai cơ quan này; đồng thời Ban soạn thảo phải làm rõ sự khác biệt cơ bản giữa thanh tra chuyên ngành và thanh tra hành chính để tránh sự chồng chéo.
Trái với quan điểm này, các đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, Hà Nội; Phương Hữu Việt của tỉnh Bắc Ninh và một số ý kiến khác không tán thành với quy định thanh tra chuyên ngành trong dự thảo Luật.
Các đại biểu cho rằng thanh tra chuyên ngành phải nằm trong bộ, ngành nào đó do thủ trưởng cơ quan đó điều hành; thanh tra Chính phủ phải có trách nhiệm và mối liên hệ với thanh tra chuyên ngành.
Nhiều ý kiến đề nghị cần làm rõ khái niệm về thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành vì nó có ý nghĩa quan trọng chi phối đến việc quy định cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng loại hình cơ quan thanh tra.
Trong Báo cáo thẩm tra, Ủy ban pháp luật của Quốc hội đánh giá quy định của dự thảo Luật chưa rõ ràng, chưa khắc phục được những bất cập trong quy định của Luật hiện hành. Vì vậy, trong lần sửa đổi này cần phải nghiên cứu để phân định sự khác biệt giữa hai loại hình thanh tra.
Về địa vị pháp lý của cơ quan thanh tra, đại biểu Nguyễn Văn Thuận ở tỉnh Quảng Nam cho rằng vấn đề quan trọng đặt ra khi sửa đổi Luật thanh tra là cần nghiên cứu, đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra theo hướng nào.
Nếu giữ địa vị pháp lý của Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ như hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải mang tính độc lập và tự chịu trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thanh tra.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền của Hà Nội đánh giá những sửa đổi, bổ sung như của dự thảo Luật là chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa địa vị pháp lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra. Đại biểu nhận định hầu hết hạn chế trong công tác thanh tra đều do khâu tổ chức thực hiện.
Xung quanh quy định về Thanh tra nhân dân (Điều 64): “Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Nhân dân được thực hiện theo quy định của Luật thanh tra ngày 15/6/2004.”
Đại biểu Ngô Thị Doãn Thanh và nhiều ý kiến khác đều thống nhất cho rằng hoạt động của Thanh tra Nhân dân hoàn toàn khác với Thanh tra Nhà nước. Thanh tra Nhân dân thực chất là tổ chức giám sát của nhân dân.
Việc ban hành Luật thanh tra mới thay thế Luật thanh tra 2004, đồng thời lại tiếp tục duy trì quy định về Thanh tra Nhân dân trong Luật 2004 là không phù hợp. Bởi vì, khi Luật này có hiệu lực và thay thế Luật thanh tra năm 2004, không thể giữ lại Chương quy định về Thanh tra Nhân dân của Luật thanh tra năm 2004.
Đại biểu Quốc Khánh, Hà Nội đề xuất trong bối cảnh hiện nay nên giữ lại nội dung này trong Luật để bảo đảm ổn định tổ chức và hoạt động của Thanh tra Nhân dân, một phương thức quan trọng bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; nhưng khi phù hợp sẽ quy định nội dung này trong một văn bản pháp luật khác./.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)