Giá rau xanh tại Trung Quốc đã bắt đầu giảm sau nhiều tháng tăng chóng mặt, góp phần lớn làm tăng lạm phát ở quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Trong báo cáo hàng tuần mới công bố, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết giá bán buôn trung bình của 18 loại rau xanh đã giảm 5,4% trong tuần trước so với một tuần trước đó.
Số liệu mà Cục Thống kê Trung Quốc đưa ra trong tuần này cũng cho thấy giá của các loại rau củ chính tại 50 thành phố khắp cả nước đã giảm trong nửa cuối tháng 11.
Cơn sốt giá rau hạ nhiệt sau khi chính quyền trung ương Trung Quốc thực hiện các kiểm soát giá cả nhằm bình ổn thị trường và xã hội.
Ngày 20/11, chính phủ nước này công bố 16 biện pháp để ngăn chặn tăng giá mà một trong những mục tiêu chính là làm sao để giá các nông sản rẻ hơn và người tiêu dùng chấp nhận được.
Trước đó, Trung Quốc cũng thể hiện quyết tâm khi chính quyền trung ương “bật đèn xanh” cho các địa phương có thể tạm thời áp đặt giá các nhu yếu phẩm sinh hoạt thường ngày cũng như các nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất công nông nghiệp nếu cần thiết.
Ngày 9/12, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ước tính trong mùa Đông và mùa Xuân này, diện tích trồng rau sẽ được tăng hơn 6,8% so với cùng kỳ một năm trước. Bộ trên cũng khẳng định nguồn cung rau xanh sẽ đầy đủ, dư dả.
Tuy nhiên, không chỉ rau mà nhiều hàng hóa, vật dụng khác cũng đã tăng giá mạnh ở Trung Quốc trong thời gian qua. Quần áo đắt đỏ hơn sau khi giá bông tăng mạnh. Bất động sản, mà cụ thể là nhà ở, vẫn là giấc mơ xa vời với đa số người dân bất chấp sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ vào thị trường đang rất nóng này. Giá nhiên liệu leo thang khiến việc đi lại trở nên tốn kém hơn.
Thời gian qua, cho dù giá cả nhiều mặt hàng, trong đó có rau xanh, đã bớt phần thái quá song giới chuyên gia Trung Quốc vẫn thận trọng.
Li Guoxiang, một nhà nghiên cứu tại Viện Phát triển nông thôn thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) cho rằng giá nông sản sẽ tiếp tục cao trong những tháng tới khi Tết Âm lịch sắp đến: “Năm nay, mùa Đông đến muộn hơn thường lệ và đồng nghĩa với thời tiết sẽ thuận lợi hơn cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, giá cả có thể tăng trở lại, thậm chí là cao hơn nữa khi mùa mưa đến.”
Wang Tongsan, một chuyên gia khác của CASS, cảnh báo rằng ba đợt lạm phát lớn ở Trung Quốc kể từ năm 2000 đều bắt nguồn từ tình trạng giá nông sản tăng vọt. Đợt lạm phát đầu tiên vào năm 2003 sau khi bùng nổ dịch bệnh SARS và lúc đó, giá ngũ cốc leo thang. Đợt lạm phát thứ hai xảy ra năm 2007 và được châm ngòi bằng việc tăng giá thịt lợn sau khi dịch lợn tai xanh khiến nguồn cung khan hiếm. Còn đợt lạm phát hiện nay được cho là bị kích động bởi tình trạng tăng giá ở một số nông sản không phải thành phần chủ chốt.
Theo Wang Tongsan, điều đó cho thấy bản chất yếu ớt của khu vực nông nghiệp chưa được cải thiện. Nếu không củng cố được, nó có thể vẫn sẽ là một yếu tố chính thúc đẩy lạm phát./.
Trong báo cáo hàng tuần mới công bố, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết giá bán buôn trung bình của 18 loại rau xanh đã giảm 5,4% trong tuần trước so với một tuần trước đó.
Số liệu mà Cục Thống kê Trung Quốc đưa ra trong tuần này cũng cho thấy giá của các loại rau củ chính tại 50 thành phố khắp cả nước đã giảm trong nửa cuối tháng 11.
Cơn sốt giá rau hạ nhiệt sau khi chính quyền trung ương Trung Quốc thực hiện các kiểm soát giá cả nhằm bình ổn thị trường và xã hội.
Ngày 20/11, chính phủ nước này công bố 16 biện pháp để ngăn chặn tăng giá mà một trong những mục tiêu chính là làm sao để giá các nông sản rẻ hơn và người tiêu dùng chấp nhận được.
Trước đó, Trung Quốc cũng thể hiện quyết tâm khi chính quyền trung ương “bật đèn xanh” cho các địa phương có thể tạm thời áp đặt giá các nhu yếu phẩm sinh hoạt thường ngày cũng như các nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất công nông nghiệp nếu cần thiết.
Ngày 9/12, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ước tính trong mùa Đông và mùa Xuân này, diện tích trồng rau sẽ được tăng hơn 6,8% so với cùng kỳ một năm trước. Bộ trên cũng khẳng định nguồn cung rau xanh sẽ đầy đủ, dư dả.
Tuy nhiên, không chỉ rau mà nhiều hàng hóa, vật dụng khác cũng đã tăng giá mạnh ở Trung Quốc trong thời gian qua. Quần áo đắt đỏ hơn sau khi giá bông tăng mạnh. Bất động sản, mà cụ thể là nhà ở, vẫn là giấc mơ xa vời với đa số người dân bất chấp sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ vào thị trường đang rất nóng này. Giá nhiên liệu leo thang khiến việc đi lại trở nên tốn kém hơn.
Thời gian qua, cho dù giá cả nhiều mặt hàng, trong đó có rau xanh, đã bớt phần thái quá song giới chuyên gia Trung Quốc vẫn thận trọng.
Li Guoxiang, một nhà nghiên cứu tại Viện Phát triển nông thôn thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) cho rằng giá nông sản sẽ tiếp tục cao trong những tháng tới khi Tết Âm lịch sắp đến: “Năm nay, mùa Đông đến muộn hơn thường lệ và đồng nghĩa với thời tiết sẽ thuận lợi hơn cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, giá cả có thể tăng trở lại, thậm chí là cao hơn nữa khi mùa mưa đến.”
Wang Tongsan, một chuyên gia khác của CASS, cảnh báo rằng ba đợt lạm phát lớn ở Trung Quốc kể từ năm 2000 đều bắt nguồn từ tình trạng giá nông sản tăng vọt. Đợt lạm phát đầu tiên vào năm 2003 sau khi bùng nổ dịch bệnh SARS và lúc đó, giá ngũ cốc leo thang. Đợt lạm phát thứ hai xảy ra năm 2007 và được châm ngòi bằng việc tăng giá thịt lợn sau khi dịch lợn tai xanh khiến nguồn cung khan hiếm. Còn đợt lạm phát hiện nay được cho là bị kích động bởi tình trạng tăng giá ở một số nông sản không phải thành phần chủ chốt.
Theo Wang Tongsan, điều đó cho thấy bản chất yếu ớt của khu vực nông nghiệp chưa được cải thiện. Nếu không củng cố được, nó có thể vẫn sẽ là một yếu tố chính thúc đẩy lạm phát./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)