Theo Tân Hoa xã ngày 19/9, lần đầu tiên ông Bạc Hy Lai bị tố cáo dính líu đến hành vi cố ý giết người của bà Cốc Khai Lai trong vụ doanh nhân người Anh Neil Heywood bị sát hại.
[Kết thúc phiên xử cựu Giám đốc công an Trùng Khánh] Trong bài báo chính thức viết về phiên xử này mà không nêu đích danh chính khách thất sủng Bạc Hy Lai, Tân Hoa Xã cho biết ngày 28/1/2012, ông Vương Lập Quân, từng là cánh tay phải của ông Bạc, đã báo cáo với "lãnh đạo cao nhất của Thành ủy Trùng Khánh (được hiểu là Bạc Hy lai)" về những nghi ngờ bà Cốc Khai Lai có dính líu tới vụ sát hại doanh nhân Heywood, xảy ra hồi tháng 11/2011 tại một khách sạn sang trọng của thành phố. Ngay sáng hôm sau, Vương Lập Quân đã bị "vị lãnh đạo này xỉ vả nặng nề, thậm chí còn bị tát". Vài ngày sau, ông Vương tính chuyện chạy vào lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô xin tỵ nạn chính trị. Đây cũng chính là điểm khởi đầu bùng phát vụ án chính trị-hình sự lớn ở Trung Quốc, đồng thời cũng là lý do khiến cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh bị buộc tội "đào nhiệm." Tân Hoa Xã cho biết rõ: "Tại Lãnh sự quán Mỹ, Vương Lập Quân khẳng định cá nhân ông đang bị đe dọa vì đang điều tra một số vụ án, cho nên ông xin tỵ nạn chính trị." Trong phiên toà xét xử Vương Lập Quân, hai tội danh "tham nhũng" và "đào nhiệm" được cho là có liên quan đến bí mật quốc gia đã được xử kín hôm 17/9 vừa qua.
[Những nhân vật chính trong vụ bê bối ở Trung Quốc] Tuy nhiên, ngay sau khi kết thúc phiên tòa một ngày, Tân Hoa Xã đã cho đăng tải thêm các chi tiết bí mật cho thấy ông Bạc Hy Lai có dính líu đến phạm tội hình sự.
[Kết thúc phiên xử cựu Giám đốc công an Trùng Khánh] Trong bài báo chính thức viết về phiên xử này mà không nêu đích danh chính khách thất sủng Bạc Hy Lai, Tân Hoa Xã cho biết ngày 28/1/2012, ông Vương Lập Quân, từng là cánh tay phải của ông Bạc, đã báo cáo với "lãnh đạo cao nhất của Thành ủy Trùng Khánh (được hiểu là Bạc Hy lai)" về những nghi ngờ bà Cốc Khai Lai có dính líu tới vụ sát hại doanh nhân Heywood, xảy ra hồi tháng 11/2011 tại một khách sạn sang trọng của thành phố. Ngay sáng hôm sau, Vương Lập Quân đã bị "vị lãnh đạo này xỉ vả nặng nề, thậm chí còn bị tát". Vài ngày sau, ông Vương tính chuyện chạy vào lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô xin tỵ nạn chính trị. Đây cũng chính là điểm khởi đầu bùng phát vụ án chính trị-hình sự lớn ở Trung Quốc, đồng thời cũng là lý do khiến cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh bị buộc tội "đào nhiệm." Tân Hoa Xã cho biết rõ: "Tại Lãnh sự quán Mỹ, Vương Lập Quân khẳng định cá nhân ông đang bị đe dọa vì đang điều tra một số vụ án, cho nên ông xin tỵ nạn chính trị." Trong phiên toà xét xử Vương Lập Quân, hai tội danh "tham nhũng" và "đào nhiệm" được cho là có liên quan đến bí mật quốc gia đã được xử kín hôm 17/9 vừa qua.
[Những nhân vật chính trong vụ bê bối ở Trung Quốc] Tuy nhiên, ngay sau khi kết thúc phiên tòa một ngày, Tân Hoa Xã đã cho đăng tải thêm các chi tiết bí mật cho thấy ông Bạc Hy Lai có dính líu đến phạm tội hình sự.
Phiên xét xử ông Vương Lập Quân được phát trên đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (Nguồn: CCTV)
Rất có thể đây là một động thái dọn đường dư luận để chuẩn bị cáo buộc và truy cứu trách nhiệm hình sự ông Bạc Hy Lai, qua đó khép lại vụ việc gây chấn động này./.
(Vietnam+)