Ngày 31/7, tại Hà Nội, Tổ chức phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học “Thiết kế 90% giải hấp nhiệt trong mố (IPTD)."
Với công nghệ này, đất và bùn bị nhiễm chất dioxin (còn gọi là chất da cam) sẽ được chuyển vào các mố, nơi các chuyên gia sẽ tăng nhiệt độ cho đến ngưỡng mà dioxin phân hủy hết. Sau đó làm sạch đất và bùn đã được xử lý bằng nhiệt.
Đại diện của Bộ Quốc phòng Việt Nam khẳng định Dự án Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại Sân bay Đà Nẵng thành công sẽ tạo ra 29ha đất sạch, sử dụng cho mục đích kinh tế, thương mại; làm mất đi nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm dioxin cho nhân dân xung quanh khu vực Sân bay Đà Nẵng; đồng thời đánh dấu sự phát triển về mối quan hệ hợp tác quốc tế tốt đẹp giữa Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam-Hoa Kỳ, là tiền đề để Chính phủ 2 nước tiếp tục thực hiện khắc phục hậu quả chất độc tồn dư sau chiến tranh tại các điểm nóng khác của Việt Nam, như Sân bay Biên Hòa (Đồng Nai), Sân bay Phù Cát (Bình Định).
Ông Ralphs Baker, Giám đốc Dự án, Giám đốc Hợp tác kỹ thuật (Terra Them, Inc), cho biết Công nghệ IPTD được lựa chọn dựa trên sự so sánh ưu, nhược điểm với nhiều công nghệ khác, trong đó có các tiêu chí là tác động môi trường và bảo đảm an toàn cho người làm việc và những người xung quanh. Đây là công nghệ phù hợp nhất với sân bay Đà Nẵng.
Với thiết kế hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường bằng phương pháp khử hấp thu nhiệt sẽ được sử dụng để làm sạch dioxin. Khắc phục hậu quả chất da cam tại khu vực này là rất quan trọng trong Dự án hợp tác giữa USAID và Bộ Quốc phòng Việt Nam. Ông cũng cho biết, phía Mỹ cam kết thực hiện triệt để Dự án này để làm sạch Sân bay Đà Nẵng.
Quy trình xử lý dioxin tại Sân bay Đà Nẵng sẽ bao gồm đào đất và bùn bị nhiễm bẩn trên tổng diện tích hơn 191.400m2, với khoảng 72.900m3 đất. Sau đó đất sẽ được chuyển đến trong một kết cấu chứa được xây dựng tại công trường và xử lý bằng công nghệ khử hấp nhiệt trong mố (IPTD) để làm sạch. Vị trí mố IPTD được xây dựng ở khu đất sạch có chiều rộng khoảng 70m, cao từ 6-8m và dài từ 90-105m tùy thuộc vào khối lượng đào thực tế.
IPTD là một công nghệ tiên tiến được áp dụng ở Hoa Kỳ, châu Âu và châu Á để làm sạch các bãi chất thải nguy hại và đảm bảo môi trường sạch cho hàng triệu người và cho các thế hệ sau. Phương pháp này đã được chứng minh có tác dụng làm giảm mức độ tồn lưu dioxin đến mức bằng, hoặc thấp hơn mức mà mục tiêu của Dự án này đặt ra. Toàn bộ chi phí của Dự án bao gồm các hạng mục, thi công, đào xúc, khôi phục môi trường sau khi Dự án kết thúc ước tính khoảng 43 triệu USD.
Từ tháng 6-9/2011, trên cơ sở Thỏa thuận thực hiện Dự án giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID), Bộ Quốc phòng đã tiến hành rà phá bom mìn tại công trường Sân bay Đà Nẵng.
Cuối mùa hè 2012, các bên tham gia sẽ thi công kết cấu mố IPTD, làm đường vào công trường, thực hiện quan trắc, giám sát môi trường và chính thức khởi động dự án. Từ tháng 9-12/2012, bên cạnh duy trì công trường trong suốt mùa mưa, nhà thầu thực hiện IPTD huy động và nhập thiết bị cho hoạt động vào năm 2013, dự kiến Dự án sẽ hoàn thành vào năm 2015./.
Với công nghệ này, đất và bùn bị nhiễm chất dioxin (còn gọi là chất da cam) sẽ được chuyển vào các mố, nơi các chuyên gia sẽ tăng nhiệt độ cho đến ngưỡng mà dioxin phân hủy hết. Sau đó làm sạch đất và bùn đã được xử lý bằng nhiệt.
Đại diện của Bộ Quốc phòng Việt Nam khẳng định Dự án Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại Sân bay Đà Nẵng thành công sẽ tạo ra 29ha đất sạch, sử dụng cho mục đích kinh tế, thương mại; làm mất đi nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm dioxin cho nhân dân xung quanh khu vực Sân bay Đà Nẵng; đồng thời đánh dấu sự phát triển về mối quan hệ hợp tác quốc tế tốt đẹp giữa Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam-Hoa Kỳ, là tiền đề để Chính phủ 2 nước tiếp tục thực hiện khắc phục hậu quả chất độc tồn dư sau chiến tranh tại các điểm nóng khác của Việt Nam, như Sân bay Biên Hòa (Đồng Nai), Sân bay Phù Cát (Bình Định).
Ông Ralphs Baker, Giám đốc Dự án, Giám đốc Hợp tác kỹ thuật (Terra Them, Inc), cho biết Công nghệ IPTD được lựa chọn dựa trên sự so sánh ưu, nhược điểm với nhiều công nghệ khác, trong đó có các tiêu chí là tác động môi trường và bảo đảm an toàn cho người làm việc và những người xung quanh. Đây là công nghệ phù hợp nhất với sân bay Đà Nẵng.
Với thiết kế hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường bằng phương pháp khử hấp thu nhiệt sẽ được sử dụng để làm sạch dioxin. Khắc phục hậu quả chất da cam tại khu vực này là rất quan trọng trong Dự án hợp tác giữa USAID và Bộ Quốc phòng Việt Nam. Ông cũng cho biết, phía Mỹ cam kết thực hiện triệt để Dự án này để làm sạch Sân bay Đà Nẵng.
Quy trình xử lý dioxin tại Sân bay Đà Nẵng sẽ bao gồm đào đất và bùn bị nhiễm bẩn trên tổng diện tích hơn 191.400m2, với khoảng 72.900m3 đất. Sau đó đất sẽ được chuyển đến trong một kết cấu chứa được xây dựng tại công trường và xử lý bằng công nghệ khử hấp nhiệt trong mố (IPTD) để làm sạch. Vị trí mố IPTD được xây dựng ở khu đất sạch có chiều rộng khoảng 70m, cao từ 6-8m và dài từ 90-105m tùy thuộc vào khối lượng đào thực tế.
IPTD là một công nghệ tiên tiến được áp dụng ở Hoa Kỳ, châu Âu và châu Á để làm sạch các bãi chất thải nguy hại và đảm bảo môi trường sạch cho hàng triệu người và cho các thế hệ sau. Phương pháp này đã được chứng minh có tác dụng làm giảm mức độ tồn lưu dioxin đến mức bằng, hoặc thấp hơn mức mà mục tiêu của Dự án này đặt ra. Toàn bộ chi phí của Dự án bao gồm các hạng mục, thi công, đào xúc, khôi phục môi trường sau khi Dự án kết thúc ước tính khoảng 43 triệu USD.
Từ tháng 6-9/2011, trên cơ sở Thỏa thuận thực hiện Dự án giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID), Bộ Quốc phòng đã tiến hành rà phá bom mìn tại công trường Sân bay Đà Nẵng.
Cuối mùa hè 2012, các bên tham gia sẽ thi công kết cấu mố IPTD, làm đường vào công trường, thực hiện quan trắc, giám sát môi trường và chính thức khởi động dự án. Từ tháng 9-12/2012, bên cạnh duy trì công trường trong suốt mùa mưa, nhà thầu thực hiện IPTD huy động và nhập thiết bị cho hoạt động vào năm 2013, dự kiến Dự án sẽ hoàn thành vào năm 2015./.
Lý Thanh Hương (TTXVN)