Nghiên cứu gần đây của Đại học Boston (Mỹ) cho thấy, công nghệ tàu thăm dò Sao Hỏa do Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thiết kế có thể được dùng để cải tiến và nâng cao hiệu suất tận dụng năng lượng Mặt Trời trên Trái Đất.
Các nhà khoa học của NASA đã thiết kế hệ thống tự làm sạch cho tấm pin năng lượng Mặt Trời trên tàu thăm dò Sao Hỏa nhằm tránh sự gây nhiễu do các hạt bụi trên sao hỏa gây ra. Ngoài ra, tàu thăm dò Sao Hỏa còn được lắp đặt thiết bị cảm biến có chức năng phát hiện bụi và điện cực có chức năng quét sạch bề mặt tấm pin.
Nhà khoa học Mallinath Mazudeer thuộc Đại học Boston cho biết, công nghệ này có thể nâng cao hơn nữa hiệu suất của các nhà máy điện năng lượng Mặt Trời cỡ lớn. Khó khăn tồn đọng sẽ được giải quyết do hiện nay nhiều nhà máy điện năng lượng Mặt Trời cỡ lớn đều được đặt trong sa mạc khô hanh và đầy bụi cát.
Năm 2004, tàu thăm dò Sao Hỏa khi đổ bộ lên Sao Hỏa cũng áp dụng công nghệ này. Công nghệ này bao gồm một điện cực được làm bằng indium tin oxide (ITO) gắn trên bề mặt tấm pin năng lượng Mặt Trời.
ITO là vật liệu quang điện tử trong suốt. Thiết bị cảm biến có chức năng giám sát mức độ bụi trên bề mặt tấm pin. Khi lớp bụi đạt tới mức độ cần xử lý, thiết bị cảm biến sẽ kích hoạt vật liệu quang điện tử. Tiếp đến điện cực trên tấm pin năng lượng Mặt Trời sẽ sản sinh xung điện liên tục qua đó giúp loại bỏ lớp bụi, bảo đảm tấm pin luôn trong trạng thái sạch sẽ.
Nhà khoa học Mazudeer cho biết, quá trình này làm sạch được 90% lớp bụi trong thời gian hai phút và chỉ tiêu hao rất ít năng lượng./.
Các nhà khoa học của NASA đã thiết kế hệ thống tự làm sạch cho tấm pin năng lượng Mặt Trời trên tàu thăm dò Sao Hỏa nhằm tránh sự gây nhiễu do các hạt bụi trên sao hỏa gây ra. Ngoài ra, tàu thăm dò Sao Hỏa còn được lắp đặt thiết bị cảm biến có chức năng phát hiện bụi và điện cực có chức năng quét sạch bề mặt tấm pin.
Nhà khoa học Mallinath Mazudeer thuộc Đại học Boston cho biết, công nghệ này có thể nâng cao hơn nữa hiệu suất của các nhà máy điện năng lượng Mặt Trời cỡ lớn. Khó khăn tồn đọng sẽ được giải quyết do hiện nay nhiều nhà máy điện năng lượng Mặt Trời cỡ lớn đều được đặt trong sa mạc khô hanh và đầy bụi cát.
Năm 2004, tàu thăm dò Sao Hỏa khi đổ bộ lên Sao Hỏa cũng áp dụng công nghệ này. Công nghệ này bao gồm một điện cực được làm bằng indium tin oxide (ITO) gắn trên bề mặt tấm pin năng lượng Mặt Trời.
ITO là vật liệu quang điện tử trong suốt. Thiết bị cảm biến có chức năng giám sát mức độ bụi trên bề mặt tấm pin. Khi lớp bụi đạt tới mức độ cần xử lý, thiết bị cảm biến sẽ kích hoạt vật liệu quang điện tử. Tiếp đến điện cực trên tấm pin năng lượng Mặt Trời sẽ sản sinh xung điện liên tục qua đó giúp loại bỏ lớp bụi, bảo đảm tấm pin luôn trong trạng thái sạch sẽ.
Nhà khoa học Mazudeer cho biết, quá trình này làm sạch được 90% lớp bụi trong thời gian hai phút và chỉ tiêu hao rất ít năng lượng./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)