Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2006-2010 kết thúc với những thành tựu đạt được đáng ghi nhận, tuy nhiên công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình tiếp tục đặt ra hàng loạt thách thức mới.
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII đã thông qua Dự toán Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015 theo đề nghị của Chính phủ, gồm 15 Chương trình mục tiêu Quốc gia trong đó có chương trình Dân số/kế hoạch hóa gia đình. Theo đó, chương trình dân số tiếp tục được đầu tư xứng tầm với nhiệm vụ đặt ra trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước nhưng cũng đặt ra trọng trách lớn đối với ngành dân số.
Mức sinh còn biến động khó lường
Tuy đã đạt mức sinh thay thế, nhưng mức sinh có thể tăng trở lại, nguyên nhân là do phong tục tập quán, tư tưởng muốn có đông con, phải có con trai còn rất nặng nề của người dân trong xã hội nông nghiệp (dân số nông thôn chiếm tới 70,4%).
Hiện số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tiếp tục tăng nhanh, sẽ đạt cực đại vào năm 2020-2025; còn 28/63 tỉnh, thành (chiếm 34,4% dân số cả nước) chưa đạt mức sinh thay thế. Nếu chính quyền, ngành dân số lơ là, chủ quan thì mức sinh sẽ rất dễ tăng trở lại.
Mất cân bằng giới tính khi sinh bước vào mức cao
Một vấn đề mới xuất hiện trong công tác dân số là tỷ suất giới tính khi sinh đã tăng nhanh một cách bất thường. Tỷ suất giới tính khi sinh là số bé trai/100 bé gái, bình thường dao động trong khoảng từ 103/100 đến 106/100. Qua ba cuộc Tổng điều tra dân số trước đây, tỷ suất giới tính khi sinh đã tăng từ 105/100 (1979) lên 106/100 (1989) và 107/100 (1999).
Nhưng từ năm 2006 đến nay, tỷ suất giới tính khi sinh tăng cao và nhanh liên tục từ 110/100 (2006) lên 111/100 (2007) và 112/100 (2008). Các chuyên gia quốc tế đã nhận xét, tỷ suất giới tính khi sinh tăng ở những nước có nền văn hoá tương đồng (ưa thích sinh con trai hơn con gái) như Việt Nam nhưng chưa có nước nào lại có tốc độ gia tăng nhanh như ở Việt Nam. Nếu không có giải pháp tích cực, sự mất cấn bằng giới tính sẽ để lại những hệ luỵ nặng nề, gây khó khăn trong việc xây dựng gia đình của các thế hệ tương lai và tác động xấu đến trật tự, an ninh xã hội.
Vấn đề già hóa dân số
Các nước trên thế giới phải trải qua nhiều thập kỷ, nhưng Việt Nam chỉ qua ba năm, từ 2005 đến 2008, đã chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn già hóa dân số. Vì thế, chúng ta chưa chuẩn bị tốt cho việc thích ứng với giai đoạn già hoá dân số, nhất là chế độ an sinh xã hội cho người cao tuổi.
Các nhà khoa học đã tính toán, nếu việc chăm sóc sức khoẻ cho một đứa trẻ chỉ tốn 1 đồng thì việc chăm sóc 1 người cao tuổi phải cần tới 8 đồng.
Chất lượng dân số thấp
Tỷ lệ trẻ em mới sinh bị dị tật bẩm sinh do di truyền chiếm tới 3% và xu hướng tiếp tục gia tăng do điều kiện sống, môi trường độc hại, lối sống hoặc phong tục, tập quán lạc hậu. Nếu không có biện pháp ngăn chặn trong việc dự phòng và điều trị sớm một số bệnh thì tỷ lệ này có khả năng sẽ tiếp tục tăng cao và để lại hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội.
Các nước trên thế giới đã tiến hành sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh để nâng cao chất lượng giống nòi từ cách đây trên 50 năm, nhưng Việt Nam mới bắt đầu thử nghiệm được 3 năm.
Chỉ số phát triển con người tuy đạt mức trung bình là 0,725 điểm, nhưng thứ bậc xếp hạng là 116 và không đổi so với 182 nước tham gia xếp hạng. Tuổi thọ bình quân là 72,8 tuổi, nhưng tuổi thọ bình quân khoẻ mạnh rất thấp, chỉ là 66 tuổi.
Tỷ suất tử vong mẹ, tỷ suất tử vong sơ sinh, tỷ suất tử vong trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn khá cao và có sự cách biệt giữa các vùng miền. Tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng cao./.
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII đã thông qua Dự toán Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015 theo đề nghị của Chính phủ, gồm 15 Chương trình mục tiêu Quốc gia trong đó có chương trình Dân số/kế hoạch hóa gia đình. Theo đó, chương trình dân số tiếp tục được đầu tư xứng tầm với nhiệm vụ đặt ra trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước nhưng cũng đặt ra trọng trách lớn đối với ngành dân số.
Mức sinh còn biến động khó lường
Tuy đã đạt mức sinh thay thế, nhưng mức sinh có thể tăng trở lại, nguyên nhân là do phong tục tập quán, tư tưởng muốn có đông con, phải có con trai còn rất nặng nề của người dân trong xã hội nông nghiệp (dân số nông thôn chiếm tới 70,4%).
Hiện số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tiếp tục tăng nhanh, sẽ đạt cực đại vào năm 2020-2025; còn 28/63 tỉnh, thành (chiếm 34,4% dân số cả nước) chưa đạt mức sinh thay thế. Nếu chính quyền, ngành dân số lơ là, chủ quan thì mức sinh sẽ rất dễ tăng trở lại.
Mất cân bằng giới tính khi sinh bước vào mức cao
Một vấn đề mới xuất hiện trong công tác dân số là tỷ suất giới tính khi sinh đã tăng nhanh một cách bất thường. Tỷ suất giới tính khi sinh là số bé trai/100 bé gái, bình thường dao động trong khoảng từ 103/100 đến 106/100. Qua ba cuộc Tổng điều tra dân số trước đây, tỷ suất giới tính khi sinh đã tăng từ 105/100 (1979) lên 106/100 (1989) và 107/100 (1999).
Nhưng từ năm 2006 đến nay, tỷ suất giới tính khi sinh tăng cao và nhanh liên tục từ 110/100 (2006) lên 111/100 (2007) và 112/100 (2008). Các chuyên gia quốc tế đã nhận xét, tỷ suất giới tính khi sinh tăng ở những nước có nền văn hoá tương đồng (ưa thích sinh con trai hơn con gái) như Việt Nam nhưng chưa có nước nào lại có tốc độ gia tăng nhanh như ở Việt Nam. Nếu không có giải pháp tích cực, sự mất cấn bằng giới tính sẽ để lại những hệ luỵ nặng nề, gây khó khăn trong việc xây dựng gia đình của các thế hệ tương lai và tác động xấu đến trật tự, an ninh xã hội.
Vấn đề già hóa dân số
Các nước trên thế giới phải trải qua nhiều thập kỷ, nhưng Việt Nam chỉ qua ba năm, từ 2005 đến 2008, đã chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn già hóa dân số. Vì thế, chúng ta chưa chuẩn bị tốt cho việc thích ứng với giai đoạn già hoá dân số, nhất là chế độ an sinh xã hội cho người cao tuổi.
Các nhà khoa học đã tính toán, nếu việc chăm sóc sức khoẻ cho một đứa trẻ chỉ tốn 1 đồng thì việc chăm sóc 1 người cao tuổi phải cần tới 8 đồng.
Chất lượng dân số thấp
Tỷ lệ trẻ em mới sinh bị dị tật bẩm sinh do di truyền chiếm tới 3% và xu hướng tiếp tục gia tăng do điều kiện sống, môi trường độc hại, lối sống hoặc phong tục, tập quán lạc hậu. Nếu không có biện pháp ngăn chặn trong việc dự phòng và điều trị sớm một số bệnh thì tỷ lệ này có khả năng sẽ tiếp tục tăng cao và để lại hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội.
Các nước trên thế giới đã tiến hành sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh để nâng cao chất lượng giống nòi từ cách đây trên 50 năm, nhưng Việt Nam mới bắt đầu thử nghiệm được 3 năm.
Chỉ số phát triển con người tuy đạt mức trung bình là 0,725 điểm, nhưng thứ bậc xếp hạng là 116 và không đổi so với 182 nước tham gia xếp hạng. Tuổi thọ bình quân là 72,8 tuổi, nhưng tuổi thọ bình quân khoẻ mạnh rất thấp, chỉ là 66 tuổi.
Tỷ suất tử vong mẹ, tỷ suất tử vong sơ sinh, tỷ suất tử vong trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn khá cao và có sự cách biệt giữa các vùng miền. Tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng cao./.
Nhật Minh (TTXVN/Vietnam+)