Trong những năm qua, ngành y tế đã có nhiều cố gắng cải thiện về chất lượng, tuy nhiên tình trạng “cò bệnh viện” và việc người bệnh phải chờ lâu, chưa hài lòng khi đi khám chữa bệnh vẫn còn phổ biến.
Chính vì vậy, Bộ Y tế đã phê duyệt đề án “Phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực y tế” để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Tuy nhiên nghề mới này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Nghề giúp chấm dứt nạn “cò bệnh viện”
Hiện nay, tại hầu hết các bệnh viện của cả nước, nhất là bệnh viện tuyến trên thường xuyên trong tình trạng quá tải. Do vậy các nhân viên y tế không có đủ thời gian và khả năng để giải quyết nhanh nhu cầu bức xúc của bệnh nhân như tư vấn phác đồ điều trị, tư vấn cách phòng ngừa, trấn an tinh thần cho người bệnh… khiến họ phải chờ đợi lâu.
Do vậy có nhiều bệnh nhân muốn rút ngắn thời gian đã tìm đến “cò bệnh viện" khiến đối tượng này hoành hành ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, sự không bằng lòng của người bệnh đối với các cơ sở y tế, sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa người nhà bệnh nhân và bác sỹ… đã xuất hiện nhiều.
Chẳng hạn như có khá nhiều vụ việc người nhà bệnh nhân đánh đập, dọa nạt bác sỹ cho rằng họ không tư vấn, điều trị kịp thời cho bệnh nhân đã xảy ra và đưa đến nhiều hậu quả đau lòng.
Tại cuộc gặp mặt báo chí để truyền thông về đề án phát triển nghề công tác xã hội ngành y tế giai đoạn 2011-2020, tổ chức sáng 22/11 tại Hà Nội, ông Trần Đức Long, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) nhận định có thể tất cả những vấn đề như "cò bệnh viện" sẽ được chấm dứt nếu có sự tham gia của những người làm công tác xã hội tại các bệnh viện. Bởi đây là đối tượng trung gian, là cầu nối giải quyết nhanh mọi khúc mắc của người bệnh đối với việc khám chữa bệnh và tư vấn về bệnh tật.
Hoạt động công tác xã hội ở bệnh viện không chỉ có vai trò hỗ trợ bệnh nhân mà còn có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ thầy thuốc giảm bớt áp lực công việc cũng như nâng cao hiệu quả điều trị.
Bà Hoàng Bích Hường - Giám đốc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân số-y tế dẫn chứng, có bác sỹ một ngày khám tới vài chục thậm chí tới gần 100 bệnh nhân. Bác sỹ sẽ rơi vào tình trạng quá tải. Khi nhiều bệnh nhân hỏi thêm quá nhiều về căn bệnh của mình thì họ không còn sức để trả lời tiếp tục và rõ ràng cho họ.
Vì vậy, nếu như các bệnh viện có phòng công tác xã hội thì bác sỹ đó có thể giới thiệu cho bệnh nhân đến đó để được nhân viên giải thích rõ ràng hơn về bệnh và tình trạng của họ thì người bệnh sẽ cảm thấy hài lòng hơn, tránh được những bức xúc và xô xát không mong đợi xảy ra.
Nghề mới: Nhiều khó khăn
Ông Trần Đức Long cho biết, công tác xã hội là ngành khoa học tuy còn mới ở Việt Nam song lại có vai trò quan trọng và rất cần thiết đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có ngành y tế.
Nhân viên công tác xã hội trong ngành y tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa người bệnh với người thân, giữa người bệnh với những người xung quanh, giữa người bệnh với cơ sở y tế… Họ được đào tạo về tâm lý của bệnh nhân, về chuyên môn trong y học.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, hiện trạng và nhu cầu sử dụng đội ngũ nhân viên công tác xã hội trong ngành y tế còn nhiều hạn chế.
Tại các bệnh viện ở tất cả các tuyến của khu vực công lập cũng như ngoài công lập, hoạt động khám chữa bệnh mới chỉ được thực hiện bởi các nhân viên có trình độ chuyên môn về y tế. Các biện pháp trị liệu về xã hội vẫn chưa được quan tâm. Do vậy, chưa có chức danh chuyên môn về công tác xã hội trong cơ cấu nhân sự cũng như chưa có phòng công tác xã hội trong tổ chức bộ máy của bệnh viện.
Theo bà Hường, một khó khăn nữa trong quá trình khảo sát cho thấy hầu hết lãnh đạo các bệnh viện chưa hiểu rõ được nghề công tác xã hội trong ngành y tế như thế nào. Nhiều người cho rằng đây là một việc làm khó cho bệnh viện khi phát sinh thêm một bộ phận mới mà bệnh viện phải trả lương, gây khó khăn trong hoạt động tài chính của bệnh viện…
Chính vì vậy, mục tiêu đến hết năm 2015 của đề án đưa ra phấn đấu có 70% lãnh đạo các cơ sở y tế thuộc tuyến trung ương, tuyến tỉnh nhận thức đúng về vị trí, vai trò của ngề công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và cam kết triển khai thực hiện.
Thạc sỹ Vũ Thị Minh Hạnh - Phó viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế cho hay, trong thời gian qua, mô hình phòng công tác xã hội trong bệnh viện đã xây dựng thí điểm tại hai bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh là Bệnh viện Nhi trung ương và Bệnh viện Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên hai mô hình trên vẫn chưa thực hiện đúng và đầy đủ chức năng của mình. Theo bà Hạnh, tại Bệnh viện Nhi trung ương mới chỉ làm được một nhiệm vụ là huy động các nguồn lực xã hội để giúp đỡ người bệnh. Còn việc củng cố, hỗ trợ thông tin khám chữa bệnh trong bệnh viện hay nâng đỡ tinh thần cho bệnh nhân thì vẫn chưa làm được.
Tại Bệnh viện Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 26 nhân viên làm công tác xã hội, phần lớn trong số họ là điều dưỡng viên làm vai trò cung cấp các thông tin về quy trình khám chữa bệnh, tư vấn về bệnh… cho người bệnh. Tuy nhiên các hoạt động hỗ trợ từ thiện cho người bệnh vẫn chưa làm được.
Giải thích về nguyên nhân của nghề công tác xã hội còn nhiều khó khăn như trên, ông Long cho hay, do đây là một nghề mới, vì vậy các chế độ và pháp luật chưa quy định cụ thể nghề này.
Theo ông Long, tại mỗi bệnh viện nên thành lập một đơn vị chuyên đảm nhận hoạt động công tác xã hội. Kinh phí để duy trì hoạt động có thể từ kinh phí nhà nước song cũng có thể huy động từ quỹ của bệnh nhân hoặc quỹ khám chữa bệnh tại bệnh viện do cộng đồng quyên góp.
Để làm được việc này, ngay từ bây giờ ngành y tế cần tập trung triển khai tốt đề án phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực y tế với những nội dung và giải pháp phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân/.
Chính vì vậy, Bộ Y tế đã phê duyệt đề án “Phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực y tế” để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Tuy nhiên nghề mới này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Nghề giúp chấm dứt nạn “cò bệnh viện”
Hiện nay, tại hầu hết các bệnh viện của cả nước, nhất là bệnh viện tuyến trên thường xuyên trong tình trạng quá tải. Do vậy các nhân viên y tế không có đủ thời gian và khả năng để giải quyết nhanh nhu cầu bức xúc của bệnh nhân như tư vấn phác đồ điều trị, tư vấn cách phòng ngừa, trấn an tinh thần cho người bệnh… khiến họ phải chờ đợi lâu.
Do vậy có nhiều bệnh nhân muốn rút ngắn thời gian đã tìm đến “cò bệnh viện" khiến đối tượng này hoành hành ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, sự không bằng lòng của người bệnh đối với các cơ sở y tế, sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa người nhà bệnh nhân và bác sỹ… đã xuất hiện nhiều.
Chẳng hạn như có khá nhiều vụ việc người nhà bệnh nhân đánh đập, dọa nạt bác sỹ cho rằng họ không tư vấn, điều trị kịp thời cho bệnh nhân đã xảy ra và đưa đến nhiều hậu quả đau lòng.
Tại cuộc gặp mặt báo chí để truyền thông về đề án phát triển nghề công tác xã hội ngành y tế giai đoạn 2011-2020, tổ chức sáng 22/11 tại Hà Nội, ông Trần Đức Long, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) nhận định có thể tất cả những vấn đề như "cò bệnh viện" sẽ được chấm dứt nếu có sự tham gia của những người làm công tác xã hội tại các bệnh viện. Bởi đây là đối tượng trung gian, là cầu nối giải quyết nhanh mọi khúc mắc của người bệnh đối với việc khám chữa bệnh và tư vấn về bệnh tật.
Hoạt động công tác xã hội ở bệnh viện không chỉ có vai trò hỗ trợ bệnh nhân mà còn có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ thầy thuốc giảm bớt áp lực công việc cũng như nâng cao hiệu quả điều trị.
Bà Hoàng Bích Hường - Giám đốc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân số-y tế dẫn chứng, có bác sỹ một ngày khám tới vài chục thậm chí tới gần 100 bệnh nhân. Bác sỹ sẽ rơi vào tình trạng quá tải. Khi nhiều bệnh nhân hỏi thêm quá nhiều về căn bệnh của mình thì họ không còn sức để trả lời tiếp tục và rõ ràng cho họ.
Vì vậy, nếu như các bệnh viện có phòng công tác xã hội thì bác sỹ đó có thể giới thiệu cho bệnh nhân đến đó để được nhân viên giải thích rõ ràng hơn về bệnh và tình trạng của họ thì người bệnh sẽ cảm thấy hài lòng hơn, tránh được những bức xúc và xô xát không mong đợi xảy ra.
Nghề mới: Nhiều khó khăn
Ông Trần Đức Long cho biết, công tác xã hội là ngành khoa học tuy còn mới ở Việt Nam song lại có vai trò quan trọng và rất cần thiết đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có ngành y tế.
Nhân viên công tác xã hội trong ngành y tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa người bệnh với người thân, giữa người bệnh với những người xung quanh, giữa người bệnh với cơ sở y tế… Họ được đào tạo về tâm lý của bệnh nhân, về chuyên môn trong y học.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, hiện trạng và nhu cầu sử dụng đội ngũ nhân viên công tác xã hội trong ngành y tế còn nhiều hạn chế.
Tại các bệnh viện ở tất cả các tuyến của khu vực công lập cũng như ngoài công lập, hoạt động khám chữa bệnh mới chỉ được thực hiện bởi các nhân viên có trình độ chuyên môn về y tế. Các biện pháp trị liệu về xã hội vẫn chưa được quan tâm. Do vậy, chưa có chức danh chuyên môn về công tác xã hội trong cơ cấu nhân sự cũng như chưa có phòng công tác xã hội trong tổ chức bộ máy của bệnh viện.
Theo bà Hường, một khó khăn nữa trong quá trình khảo sát cho thấy hầu hết lãnh đạo các bệnh viện chưa hiểu rõ được nghề công tác xã hội trong ngành y tế như thế nào. Nhiều người cho rằng đây là một việc làm khó cho bệnh viện khi phát sinh thêm một bộ phận mới mà bệnh viện phải trả lương, gây khó khăn trong hoạt động tài chính của bệnh viện…
Chính vì vậy, mục tiêu đến hết năm 2015 của đề án đưa ra phấn đấu có 70% lãnh đạo các cơ sở y tế thuộc tuyến trung ương, tuyến tỉnh nhận thức đúng về vị trí, vai trò của ngề công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và cam kết triển khai thực hiện.
Thạc sỹ Vũ Thị Minh Hạnh - Phó viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế cho hay, trong thời gian qua, mô hình phòng công tác xã hội trong bệnh viện đã xây dựng thí điểm tại hai bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh là Bệnh viện Nhi trung ương và Bệnh viện Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên hai mô hình trên vẫn chưa thực hiện đúng và đầy đủ chức năng của mình. Theo bà Hạnh, tại Bệnh viện Nhi trung ương mới chỉ làm được một nhiệm vụ là huy động các nguồn lực xã hội để giúp đỡ người bệnh. Còn việc củng cố, hỗ trợ thông tin khám chữa bệnh trong bệnh viện hay nâng đỡ tinh thần cho bệnh nhân thì vẫn chưa làm được.
Tại Bệnh viện Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 26 nhân viên làm công tác xã hội, phần lớn trong số họ là điều dưỡng viên làm vai trò cung cấp các thông tin về quy trình khám chữa bệnh, tư vấn về bệnh… cho người bệnh. Tuy nhiên các hoạt động hỗ trợ từ thiện cho người bệnh vẫn chưa làm được.
Giải thích về nguyên nhân của nghề công tác xã hội còn nhiều khó khăn như trên, ông Long cho hay, do đây là một nghề mới, vì vậy các chế độ và pháp luật chưa quy định cụ thể nghề này.
Theo ông Long, tại mỗi bệnh viện nên thành lập một đơn vị chuyên đảm nhận hoạt động công tác xã hội. Kinh phí để duy trì hoạt động có thể từ kinh phí nhà nước song cũng có thể huy động từ quỹ của bệnh nhân hoặc quỹ khám chữa bệnh tại bệnh viện do cộng đồng quyên góp.
Để làm được việc này, ngay từ bây giờ ngành y tế cần tập trung triển khai tốt đề án phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực y tế với những nội dung và giải pháp phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân/.
Ngày 25/3/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 32/CP phê duyệt “Đề án phát triển nghề Công tác xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020” đã góp phần giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Bộ Y tế đã phê duyệt đề án “Phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực y tế.” Đề án được triển khai hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. |
Thùy Giang (Vietnam+)