Một loạt tập đoàn và công ty hàng đầu nước Mỹ như Google, Microsoft, Citigroup hay IBM đã lên tiếng hối thúc cần đấu tranh cho các quy định thương mại mới nhằm bảo vệ dòng chảy thông tin tự do trên môi trường Internet.
Theo các công ty này, Mỹ cần đi tiên phong hướng tới những quy định thương mại quốc tế mới để đảm bảo dòng chảy thông tin mậu biên tại các diễn đàn trên thế giới như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách quan hệ chính phủ quốc tế của Tập đoàn Citigroup, Rick Johnston đánh giá, các thỏa thuận thương mại trong quá khứ chủ yếu tập trung vào việc dỡ bỏ hàng rào đối với hàng hóa công nghiệp và nông nghiệp, trong khi thế giới hiện đang sống trong kỷ nguyên công nghệ Internet và nền kinh tế số.
Trên cơ sở đó, Giám đốc chính sách công của Google, Bob Boorstin cho rằng các hiệp định thương mại của Mỹ trong tương lai cần phải phản ánh thực tế mới của kinh tế toàn cầu, đặc biệt là sự đóng góp của Internet cho tăng trưởng kinh tế, hướng tới tạo công ăn việc làm và xuất khẩu.
Một xu thế nguy hiểm mà ông Boostin lưu ý là việc có rất nhiều chính phủ yêu cầu các công ty đặt trung tâm dữ liệu trong lãnh thổ quốc gia đó để cung cấp các dịch vụ. Tuy nhiên, những yêu cầu này là đi ngược với ý niệm của thương mại mậu biên.
Ngay cả khi hạn chế dòng chảy thông tin trên Internet để phục vụ cho các lợi ích quốc gia như an ninh quốc phòng, các doanh nghiệp vẫn phải chịu nhiều thiệt hại khi các quy định đó là không rõ ràng, ảnh hưởng tới hoạt động thương mại. Trong nhiều trường hợp, hạn chế Internet đơn giản chỉ là "bảo hộ số" để che chở cho các công ty nội địa trước sự cạnh tranh từ nước ngoài.
Các công ty hàng đầu nước Mỹ cũng hy vọng ý tưởng của họ sẽ được phản ánh trong thỏa thuận đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại tự do mà Mỹ đang đàm phán với 8 quốc gia trong khu vực.
Theo Chủ tịch Hội đồng ngoại thương quốc gia, Bill Reinsch, động thái này sẽ tạo sức ép lên Trung Quốc để thực hiện các chính sách tương tự, cho dù Trung Quốc chưa phải là thành viên trong các đàm phán TPP./.
Theo các công ty này, Mỹ cần đi tiên phong hướng tới những quy định thương mại quốc tế mới để đảm bảo dòng chảy thông tin mậu biên tại các diễn đàn trên thế giới như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách quan hệ chính phủ quốc tế của Tập đoàn Citigroup, Rick Johnston đánh giá, các thỏa thuận thương mại trong quá khứ chủ yếu tập trung vào việc dỡ bỏ hàng rào đối với hàng hóa công nghiệp và nông nghiệp, trong khi thế giới hiện đang sống trong kỷ nguyên công nghệ Internet và nền kinh tế số.
Trên cơ sở đó, Giám đốc chính sách công của Google, Bob Boorstin cho rằng các hiệp định thương mại của Mỹ trong tương lai cần phải phản ánh thực tế mới của kinh tế toàn cầu, đặc biệt là sự đóng góp của Internet cho tăng trưởng kinh tế, hướng tới tạo công ăn việc làm và xuất khẩu.
Một xu thế nguy hiểm mà ông Boostin lưu ý là việc có rất nhiều chính phủ yêu cầu các công ty đặt trung tâm dữ liệu trong lãnh thổ quốc gia đó để cung cấp các dịch vụ. Tuy nhiên, những yêu cầu này là đi ngược với ý niệm của thương mại mậu biên.
Ngay cả khi hạn chế dòng chảy thông tin trên Internet để phục vụ cho các lợi ích quốc gia như an ninh quốc phòng, các doanh nghiệp vẫn phải chịu nhiều thiệt hại khi các quy định đó là không rõ ràng, ảnh hưởng tới hoạt động thương mại. Trong nhiều trường hợp, hạn chế Internet đơn giản chỉ là "bảo hộ số" để che chở cho các công ty nội địa trước sự cạnh tranh từ nước ngoài.
Các công ty hàng đầu nước Mỹ cũng hy vọng ý tưởng của họ sẽ được phản ánh trong thỏa thuận đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại tự do mà Mỹ đang đàm phán với 8 quốc gia trong khu vực.
Theo Chủ tịch Hội đồng ngoại thương quốc gia, Bill Reinsch, động thái này sẽ tạo sức ép lên Trung Quốc để thực hiện các chính sách tương tự, cho dù Trung Quốc chưa phải là thành viên trong các đàm phán TPP./.
Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)