Sau một quá trình đầu tư thì đến nay các “ông chủ” lớn, nhỏ trên thị trường chứng khoán đều đang cùng đối mặt với tình trạng, khối tài sản của họ bị teo tóp sau mỗi đêm do giá trị cổ phiếu vẫn tiếp tục rớt thê thảm.
Hiện chỉ số trên hai sàn niêm yết đã về những mức khá sâu, HNX-Index biến động loanh quanh gần khu vực 60 điểm và VN-Index cũng quanh quẩn quanh mốc 380 điểm. Theo đó, thanh khoản cũng cạn kiệt dần do dòng tiền đang mất dần niềm tin vào thị trường và các điều kiện kinh tế vĩ mô trong, ngoài nước.
Để chống chọi những “cơn xoáy lốc” trên thị trường cũng như trấn an cổ đông của mình, ngay trong thời điểm tháng Mười một này, nhiều công ty đã sớm đưa các báo cáo kết quả kinh doanh hiệu quả, đồng thời thực hiện chia cổ tức năm 2011 cho các cổ đông hiện hữu.
Mới đây, một số công ty đã có thông báo tạm ứng cổ tức lần 1 bằng tiền mặt như Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP) là 20%, Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Miền Trung (PXM) chia cổ tức 12%, Công ty cổ phần Cao su Hòa Bình (HRC) chia cổ tức 15%, Công ty cổ phần Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng Dầu khí (PXI) chia cổ tức 10%, Công ty cổ phần Thủy sản Mekong (AAM) chia cổ tức 12% hay Công ty cổ phần Lilama 69-1 (L62) chia cổ tức 7%. Thậm chí Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thương mại Thủ Đức (TMC) đã tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 2 năm 2011là 7% (cổ tức lần 1 là 10%).
Theo ông Lê Phương, Phó phòng Môi giới 2, Công ty chứng khoán SME, mặc dù điều kiện nền kinh tế cũng như dòng vốn tín dụng gặp nhiều khó khăn song các công ty vẫn thực hiện việc chia cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt điều này có tác động xoa dịu tâm lý thị trường và chứng minh được năng lực tài chính cũng như kết quả kinh doanh và vị thế của công ty.
Đối với những nhà đầu tư có nguồn vốn ổn định thì điều này đồng nghĩa với việc mở thêm một lựa chọn an toàn cho các hoạt động đầu tư, bởi một số mã cổ phiếu ở trên như L62, PXI, PXM… hiện được thị trường giao dịch trên, dưới 7 nghìn đồng/cổ phiếu và ngay như TMC cũng đang được định giá xung quanh mức 12 nghìn đồng/cổ phiếu. Tính ra, những mức cổ tức này gần tương đương với lãi suất trần huy động và có mã còn có phần nhỉnh hơn.
Nhưng ở một trường hợp khác, cũng là những khoản thu nhập từ đầu tư, song tại một vài mã cổ phiếu các nhà đầu tư lại được nhận cổ phiếu thưởng thay vì tiền mặt. Như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) thực hiện phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 50% (2 cổ phiếu hiện hữu được nhận 1 cổ phiếu mới), Công ty cổ phần Đá ốp lát cao cấp Vinaconex (VCS) phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 100:70,6 (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 70,6 cổ phiếu mới), hoặc Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tạm ứng cổ tức năm 2011 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10:1 (10cổ phiếu hiện hữu được nhận 1 cổ phiếu mới).
Rõ ràng, trong bối cảnh nguồn vốn tín dụng hạn hẹp và với áp lực lãi vay ở mức cao, việc các công ty quyết định giữ một phần lợi nhuận nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh là một chủ trương đúng. Song với bức tranh “xám xịt” của thị trường chứng khoán, thì nhiều cổ đông cho rằng họ cảm thấy có phần tủi thân khi mà không được nhận tiền mặt như các mã cổ phiếu chứng khoán khác.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, một nhà đầu tư trên thị trường cho rằng, giới đầu tư đang hoa mắt, chóng mặt với những khoản thua lỗ thì việc chia cổ phiếu thưởng không đủ sức ru ngủ họ. Riêng đối với mã cổ phiếu VNM hiện đang ở mức giá quá cao và chia thưởng cổ phiếu là hình thức đẩy giá VNM xuống thấp hơn. Hơn nữa cổ phiếu VNM chủ yếu được nắm giữ bởi các tổ chức, mà các nhà đầu tư này thì trường vốn, nên việc chia thưởng bằng cổ phiếu là hoạt động khôn ngoan, phù hợp với những chiến lược đầu tư dài hạn.
“Còn đối với các mã cổ phiếu khác thì ‘chiêu bài in giấy’ càng khiến các nhà đầu tư như chúng tôi thêm bẽ bàng hơn,” ông Tuấn Anh nói.
Ông Trần Đăng Huy, Giám đốc Môi giới Công ty chứng khoán Woori phân tích, ở giai đoạn này biết rằng nhà đầu tư thích tiền mặt hơn, nhưng một số công ty vẫn phải lựa chọn giải pháp thưởng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ nhìn chung là để giải quyết một số lý do như đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn hay đáp ứng đủ điều kiện hợp tác kinh doanh hoặc vay vốn….
Từ nhận định cá nhân, ông Huy nhấn mạnh, thị trường chứng khoán đã có quá nhiều hàng hóa và dòng tiền thì lại hạn chế, nên việc tăng cung của các công ty niêm yết càng khiến cổ phiếu của họ trở nên loãng hơn, đặc biệt đối với các mã cổ phiếu đang được giao dịch dưới mệnh giá thì việc tăng khối lượng thông qua cổ phiếu thưởng không giải quyết vấn đề gì cho nhà đầu tư.
“Tâm lý các thành viên trên thị trường như chúng tôi, thật sự sợ hãi với các mã cổ phiếu chứng khoán được phát hành thêm. Thực tế đã chứng minh, tiền của nhà đầu tư là tiền thực, song các dự án kinh doanh của doanh lại không có chế độ kiểm soát nghiêm ngặt và báo cáo rõ ràng, nên khi lãi nhận được lại là lãi ảo. Gánh nặng tâm lý do đó mà gia tăng, dẫn đến hệ lụy, thị trường vốn đã ảm đạm thì tới đây có thể lại èo uột hơn,” ông Huy nói./.
Hiện chỉ số trên hai sàn niêm yết đã về những mức khá sâu, HNX-Index biến động loanh quanh gần khu vực 60 điểm và VN-Index cũng quanh quẩn quanh mốc 380 điểm. Theo đó, thanh khoản cũng cạn kiệt dần do dòng tiền đang mất dần niềm tin vào thị trường và các điều kiện kinh tế vĩ mô trong, ngoài nước.
Để chống chọi những “cơn xoáy lốc” trên thị trường cũng như trấn an cổ đông của mình, ngay trong thời điểm tháng Mười một này, nhiều công ty đã sớm đưa các báo cáo kết quả kinh doanh hiệu quả, đồng thời thực hiện chia cổ tức năm 2011 cho các cổ đông hiện hữu.
Mới đây, một số công ty đã có thông báo tạm ứng cổ tức lần 1 bằng tiền mặt như Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP) là 20%, Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Miền Trung (PXM) chia cổ tức 12%, Công ty cổ phần Cao su Hòa Bình (HRC) chia cổ tức 15%, Công ty cổ phần Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng Dầu khí (PXI) chia cổ tức 10%, Công ty cổ phần Thủy sản Mekong (AAM) chia cổ tức 12% hay Công ty cổ phần Lilama 69-1 (L62) chia cổ tức 7%. Thậm chí Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thương mại Thủ Đức (TMC) đã tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 2 năm 2011là 7% (cổ tức lần 1 là 10%).
Theo ông Lê Phương, Phó phòng Môi giới 2, Công ty chứng khoán SME, mặc dù điều kiện nền kinh tế cũng như dòng vốn tín dụng gặp nhiều khó khăn song các công ty vẫn thực hiện việc chia cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt điều này có tác động xoa dịu tâm lý thị trường và chứng minh được năng lực tài chính cũng như kết quả kinh doanh và vị thế của công ty.
Đối với những nhà đầu tư có nguồn vốn ổn định thì điều này đồng nghĩa với việc mở thêm một lựa chọn an toàn cho các hoạt động đầu tư, bởi một số mã cổ phiếu ở trên như L62, PXI, PXM… hiện được thị trường giao dịch trên, dưới 7 nghìn đồng/cổ phiếu và ngay như TMC cũng đang được định giá xung quanh mức 12 nghìn đồng/cổ phiếu. Tính ra, những mức cổ tức này gần tương đương với lãi suất trần huy động và có mã còn có phần nhỉnh hơn.
Nhưng ở một trường hợp khác, cũng là những khoản thu nhập từ đầu tư, song tại một vài mã cổ phiếu các nhà đầu tư lại được nhận cổ phiếu thưởng thay vì tiền mặt. Như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) thực hiện phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 50% (2 cổ phiếu hiện hữu được nhận 1 cổ phiếu mới), Công ty cổ phần Đá ốp lát cao cấp Vinaconex (VCS) phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 100:70,6 (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 70,6 cổ phiếu mới), hoặc Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tạm ứng cổ tức năm 2011 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10:1 (10cổ phiếu hiện hữu được nhận 1 cổ phiếu mới).
Rõ ràng, trong bối cảnh nguồn vốn tín dụng hạn hẹp và với áp lực lãi vay ở mức cao, việc các công ty quyết định giữ một phần lợi nhuận nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh là một chủ trương đúng. Song với bức tranh “xám xịt” của thị trường chứng khoán, thì nhiều cổ đông cho rằng họ cảm thấy có phần tủi thân khi mà không được nhận tiền mặt như các mã cổ phiếu chứng khoán khác.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, một nhà đầu tư trên thị trường cho rằng, giới đầu tư đang hoa mắt, chóng mặt với những khoản thua lỗ thì việc chia cổ phiếu thưởng không đủ sức ru ngủ họ. Riêng đối với mã cổ phiếu VNM hiện đang ở mức giá quá cao và chia thưởng cổ phiếu là hình thức đẩy giá VNM xuống thấp hơn. Hơn nữa cổ phiếu VNM chủ yếu được nắm giữ bởi các tổ chức, mà các nhà đầu tư này thì trường vốn, nên việc chia thưởng bằng cổ phiếu là hoạt động khôn ngoan, phù hợp với những chiến lược đầu tư dài hạn.
“Còn đối với các mã cổ phiếu khác thì ‘chiêu bài in giấy’ càng khiến các nhà đầu tư như chúng tôi thêm bẽ bàng hơn,” ông Tuấn Anh nói.
Ông Trần Đăng Huy, Giám đốc Môi giới Công ty chứng khoán Woori phân tích, ở giai đoạn này biết rằng nhà đầu tư thích tiền mặt hơn, nhưng một số công ty vẫn phải lựa chọn giải pháp thưởng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ nhìn chung là để giải quyết một số lý do như đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn hay đáp ứng đủ điều kiện hợp tác kinh doanh hoặc vay vốn….
Từ nhận định cá nhân, ông Huy nhấn mạnh, thị trường chứng khoán đã có quá nhiều hàng hóa và dòng tiền thì lại hạn chế, nên việc tăng cung của các công ty niêm yết càng khiến cổ phiếu của họ trở nên loãng hơn, đặc biệt đối với các mã cổ phiếu đang được giao dịch dưới mệnh giá thì việc tăng khối lượng thông qua cổ phiếu thưởng không giải quyết vấn đề gì cho nhà đầu tư.
“Tâm lý các thành viên trên thị trường như chúng tôi, thật sự sợ hãi với các mã cổ phiếu chứng khoán được phát hành thêm. Thực tế đã chứng minh, tiền của nhà đầu tư là tiền thực, song các dự án kinh doanh của doanh lại không có chế độ kiểm soát nghiêm ngặt và báo cáo rõ ràng, nên khi lãi nhận được lại là lãi ảo. Gánh nặng tâm lý do đó mà gia tăng, dẫn đến hệ lụy, thị trường vốn đã ảm đạm thì tới đây có thể lại èo uột hơn,” ông Huy nói./.
Linh Chi (Vietnam+)