Tập đoàn dầu khí nhà nước Cuba (CUPET) khẳng định sẽ tiếp tục các dự án khoan thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế tại Vịnh Mexico với các đối tác khác, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng vào việc sớm tìm thấy “vàng đen” ở khu vực này.
Đây được coi là phản ứng chính thức đầu tiên của phía Cuba sau sự kiện Tập đoàn dầu khí Repsol quyết định chấm dứt sớm hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi của quốc đảo này hôm 6/6. Thông báo của CUPET nêu rõ bất chấp thất bại trong mũi khoan đầu tiên của Repsol, giàn khoan hiện đại Scarabeo 9 đã được chuyển tới lô của Tập đoàn Petronas (Malaysia) và đang tiến hành mũi khoan thăm dò mới. Tiếp theo đó giàn khoan này sẽ phục vụ cho Tập đoàn PDVSA của Venezuela đúng theo kế hoạch đã đề ra từ trước đó.
Vùng đặc quyền kinh tế của Cuba tại Vịnh Mexico rộng 112.000km2 và được chia thành 59 lô, trong đó có 22 lô đã được các công ty của Tây Ban Nha, Na Uy, Ấn Độ, Venezuela, Việt Nam, Malaysia, Angola và Nga ký hợp đồng thăm dò và khai thác. Theo tính toán của phía Cuba, trữ lượng dầu khí ở khu vực này vào khoảng 20 tỷ thùng, trong khi một số nghiên cứu khác cho rằng trữ lượng chỉ vào khoảng 5-9 tỷ thùng.
Các chuyên gia cho rằng nếu tìm được dầu tại vùng biển này, Cuba sẽ không phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn dầu khí của Venezuela và sẽ giúp thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế tại quốc đảo vùng Caribe này./.
Đây được coi là phản ứng chính thức đầu tiên của phía Cuba sau sự kiện Tập đoàn dầu khí Repsol quyết định chấm dứt sớm hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi của quốc đảo này hôm 6/6. Thông báo của CUPET nêu rõ bất chấp thất bại trong mũi khoan đầu tiên của Repsol, giàn khoan hiện đại Scarabeo 9 đã được chuyển tới lô của Tập đoàn Petronas (Malaysia) và đang tiến hành mũi khoan thăm dò mới. Tiếp theo đó giàn khoan này sẽ phục vụ cho Tập đoàn PDVSA của Venezuela đúng theo kế hoạch đã đề ra từ trước đó.
Vùng đặc quyền kinh tế của Cuba tại Vịnh Mexico rộng 112.000km2 và được chia thành 59 lô, trong đó có 22 lô đã được các công ty của Tây Ban Nha, Na Uy, Ấn Độ, Venezuela, Việt Nam, Malaysia, Angola và Nga ký hợp đồng thăm dò và khai thác. Theo tính toán của phía Cuba, trữ lượng dầu khí ở khu vực này vào khoảng 20 tỷ thùng, trong khi một số nghiên cứu khác cho rằng trữ lượng chỉ vào khoảng 5-9 tỷ thùng.
Các chuyên gia cho rằng nếu tìm được dầu tại vùng biển này, Cuba sẽ không phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn dầu khí của Venezuela và sẽ giúp thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế tại quốc đảo vùng Caribe này./.
Hoài Nam (TTXVN)