CUHK: Người nhập cư nông thôn ở Trung Quốc có khả năng thành lập công ty lớn hơn so với người thành thị

ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach –Các thành phố lớn là nơi những giấc mơ phát triển mạnh mẽ. Sức hấp dẫn quốc tế của chúng, cùng với mùi ngọt ngào của cơ hội tài chính, đã thúc đẩy làn sóng di cư từ vùng nông thôn đến các trung tâm dân cư trong […]

ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach –Các thành phố lớn là nơi những giấc mơ phát triển mạnh mẽ. Sức hấp dẫn quốc tế của chúng, cùng với mùi ngọt ngào của cơ hội tài chính, đã thúc đẩy làn sóng di cư từ vùng nông thôn đến các trung tâm dân cư trong suốt lịch sử nhân loại. Trong kỷ nguyên hiện đại, một câu chuyện như vậy đang tiếp tục diễn ra nhanh chóng ở Trung Quốc, nơi ước tính có khoảng 286 triệu lao động nông thôn nhập cư vào thành thị trong năm 2020, chiếm hơn 1/3 toàn bộ dân số lao động cả nước và trùng khớp với tốc độ vươn lên trong hoạt động kinh doanh.

Sự kết hợp của hai sự thay đổi mạnh mẽ này đã tạo cơ hội cho một nhóm các nhà nghiên cứu xem xét việc di cư vào thành thị đã giúp thúc đẩy tinh thần kinh doanh ở Trung Quốc như thế nào, đặc biệt là thông qua lăng kính về vai trò của các trường đại học trong việc tạo ra một nguồn cung cấp ổn định những người có trình độ học vấn tốt và tài năng sáng tạo.

Nghiên cứu cho thấy, những doanh nhân di cư từ vùng nông thôn Trung Quốc đến các thành phố lớn như Thượng Hải thường chấp nhận rủi ro hơn.

Một trong những phát hiện chính của họ là ở Trung Quốc, những người di cư từ các vùng nông thôn và theo học đại học ở các thành phố lớn có nhiều khả năng thành lập các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn.

Ở Trung Quốc hiện đại, cuộc di cư đến các thành thị lớn bắt đầu vào những năm 1980 do kết quả của những cải cách kinh tế được thực hiện vào thời điểm đó. Hàng triệu người di cư từ nông thôn đã đổ xô đến các thành phố, chẳng hạn như Thâm Quyến và Đông Quan, để nhận việc làm trong các nhà máy. Tinh thần kinh doanh được coi là tương đối ít phổ biến hơn ở những người di cư ở nông thôn. Tuy nhiên, một số doanh nhân nổi tiếng nhất của Trung Quốc có nguồn gốc nông thôn. Ví dụ, Liu Qiangdong – người sáng lập JD.com sinh ra tại một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Giang Tô và sau đó đã đến học tại một trường đại học ở Bắc Kinh.

Một ví dụ khác là Ma Huateng, còn được gọi là Pony Ma, người đã thành lập Tencent. – một trong những tập đoàn đa quốc gia giá trị nhất châu Á, Ông Ma Huateng sinh ra ở một thị trấn nhỏ ở tỉnh Quảng Đông, rồi đi học ở Thâm Quyến, nơi ông thành lập tập đoàn Tencent..

Willow Wu You, Trợ lý Giáo sư tại Khoa Quản lý của Trường Kinh doanh, thuộc Đại học Hồng Kông Trung Quốc (Chinese University of Hong Kong – CUHK) nhận xét: “Ở một khía cạnh nào đó, đây chính là thứ đã giúp thúc đẩy sự gia tăng của hoạt động kinh doanh tư nhân ở Trung Quốc và cho phép quốc gia này duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao trong những năm gần đây”.

Tình trạng di cư và tinh thần chấp nhận rủi ro

Trong khi hầu hết các nghiên cứu tìm hiểu sâu về hiện tượng di cư hiện tại đều tập trung vào sự đa dạng vượt qua các biên giới quốc tế, thì bà Willow Wu You và đối tác nghiên cứu của bà là Giáo sư Charles Eesley tại Đại học Stanford (Mỹ) đã xem xét tác động của di cư vào thành thị trên khía cạnh tinh thần kinh doanh ở Trung Quốctrong nghiên cứu có tiêu đề Regional Migration, Entrepreneurship and University Alumni (tạm dịch: Tình trạng di cư trong khu vực, tinh thần khởi nghiệp và cựu sinh viên đại học).

Hai học giả đã thực hiện một cuộc khảo sát giữa các cựu sinh viên đại học của Đại học Thanh Hoa và phân tích kinh nghiệm kinh doanh của 283 nhà sáng lập doanh nghiệp trong số các cựu sinh viên đó. Họ phát hiện ra rằng, các doanh nhân di cư từ nông thôn Trung Quốc đến các thành phố lớn trong nước chấp nhận rủi ro nhiều hơn và với khả năng tiếp cận các cơ hội kinh doanh tốt hơn. Cùng các nguồn lực đi kèm với việc chuyển đến môi trường đô thị, họ có khả năng thành lập các công ty có quy mô lớn hơn.

Trong nghiên cứu này, các học giả đã kiểm tra xem liệu những người di cư nông thôn có thực sự chấp nhận rủi ro hơn hay không, bằng cách hỏi trực tiếp ý kiến ​​của họ về những lo ngại khi thành lập công ty trong cuộc khảo sát. Họ phát hiện ra rằng, những người di cư từ nông thôn ít sợ rủi ro hơn so với những người ở thành thị, kể cả trong số các doanh nhân và những người không phải là doanh nhân. Trong số những người không phải là doanh nhân, chỉ có 36,1% người di cư ở nông thôn coi việc khởi nghiệp là quá rủi ro, trong khi 45,8% người thành thị bày tỏ lo ngại tương tự.

Trong số các doanh nhân, tỷ lệ này là 7,4% đối với người di cư từ nông thôn và 19,0% đối với người dân thành thị. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện tượng di cư đến thành thị có liên quan tích cực và đáng kể với khả năng thành lập các công ty lớn hơn.

Vai trò của các trường đại học

Các nhà nghiên cứu đã tìm cách giải thích hiện tượng này thông qua vai trò của các trường đại học, với lưu ý rằng, các trường này được mọi người đánh giá cao về vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhân tài cần thiết để thúc đẩy hoạt động kinh doanh và đổi mới. Họ cho rằng, nếu tinh thần kinh doanh là động lực và quá trình thay đổi liên tục thúc đẩy sự đổi mới, như nhà kinh tế học người Áo Joseph Schumpeter đã có phát biểu nổi tiếng, thì các trường đại học là một kênh quan trọng mà qua đó, lực lượng này có thể được hướng tới để tạo ra lợi ích nhiều nhất cho một nền kinh tế.

Bà Willow Wu You nhận xét: “Nếu tinh thần kinh doanh đại diện cho những luồng gió hủy diệt sáng tạo như ông Joseph Schumpeter đề xuất, thì các trường đại học có thể đóng vai trò định hướng những luồng gió đó, thông qua ảnh hưởng của họ đối với sự di cư trong khu vực”.

Theo bà Willow Wu You, ngoài việc cung cấp hỗ trợ xã hội cho những người di cư từ nông thôn, các trường đại học mà những sinh viên nhập cư này theo học cho phép họ ẩn danh và tái tạo lại bản thân bằng cách tạo ra các kết nối mới trong các khu vực thành thị, nơi họ định cư. Bằng cách này, các doanh nhân nhập cư trở nên sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn vì họ ít lo lắng hơn về sự kỳ thị khi thất bại, điều có thể xảy ra nếu họ bắt đầu kinh doanh ở quê nhà.

Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy, các doanh nhân nhập cư từ nông thôn có xu hướng xây dựng các công ty lớn hơn, vì thái độ tìm kiếm rủi ro của họ và khả năng tiếp cận các nguồn lực kinh doanh tốt hơn ở các thành phố. Trái ngược với nghiên cứu trước đó cho thấy, các doanh nhân có xu hướng thành lập công ty gần nhà, nghiên cứu mới chỉ ra khả năng thành lập một công ty lớn hơn ở những sinh viên tốt nghiệp đại học di cư từ các vùng nông thôn, so với sinh viên thành phố tốt nghiệp đại học.

Cụ thể, những doanh nhân đã chọn bắt đầu các công ty khởi nghiệp (start-up) công nghệ trong các công viên khoa học có khả năng thành lập các công ty có số lượng nhân viên lớn nhất (tức là nằm trong nhóm 25% hàng đầu). Các doanh nhân đã chọn thành lập công ty của họ tại các đặc khu kinh tế thuê số lượng nhân viên lớn thứ hai (tức là từ 50% hàng đầu đến 25% hàng đầu).

Nghiên cứu lưu ý rằng, các trường đại học có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tinh thần kinh doanh bằng cách phân bổ lại nhân tài, thông qua việc cung cấp cơ hội học đại học cho sinh viên đến từ nông thôn. Đặc biệt, thái độ chấp nhận rủi ro của các cựu sinh viên và các nguồn lực mạng xã hội do các trường đại học cung cấp là yếu tố quyết định đến sự thành công của các doanh nhân nhập cư có xuất xứ từ nông thôn.

Những gợi ý về chính sách khu vực

Ở lại thành phố hay về quê là câu hỏi chung của nhiều sinh viên đại học (có xuất xứ từ các thị trấn nhỏ) sau khi tốt nghiệp tại các thành phố lớn. Bà Willow Wu You cho rằng, những phát hiện của các nhà nghiên cứu đã đặt ra một câu hỏi quan trọng là liệu sinh viên nhập cư có nên được khuyến khích trở về quê hương hay ở lại thành thị để có cơ hội tốt hơn, dễ dẫn đến thành công hơn trong sự nghiệp của họ hay không.

Hơn nữa, bà Willow Wu You giải thích rằng, các trường đại học ở khu vực thành thị, cùng với các doanh nghiệp và tổ chức được kết nối với nhau, thu hút những người di cư có tài năng và chấp nhận rủi ro cao và dung nạp họ dưới dạng sinh viên, sau đó mang lại lợi ích cho các khu vực mà các trường đại học tọa lạc. Tuy nhiên, vì những người di cư tài năng đang bị thu hút chỉ đến một vài thành phố lớn, các thành phố nhỏ hơn sẽ bị ảnh hưởng do tốc độ tăng trưởng kinh doanh thấp hơn.

Đối với các nhà hoạch định chính sách, kết quả nghiên cứu cung cấp những ý nghĩa hữu ích trong việc làm thế nào để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng sự dịch chuyển nhân tài.

Phần lớn những người có tiềm năng trở thành doanh nhân sống bên ngoài các trung tâm đổi mới lớn như Thâm Quyến… Định hướng chính sách hiện tại là duy trì những tinh thần kinh doanh này ở những vùng mà họ đến hoặc giảm bớt tình trạng di cư từ các vùng nông thôn ra thành thị. Trước đó, những người di cư từ nông thôn đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bằng cách cung cấp nguồn lao động giá rẻ.

Bà Willow Wu You nhận định: “Tuy nhiên, như kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, những người di cư từ nông thôn cũng có thể trở thành những doanh nhân rất thành công. Đó là lý do tại sao các chính sách có thể thúc đẩy một số loại dịch chuyển giữa các vùng có thể có lợi hơn cho các nền kinh tế địa phương, Việc có chính sách hỗ trợ phù hợp cho người di cư từ nông thôn có thể giúp nhiều người trong số họ trở thành doanh nhân thành công”.

Tài liệu tham khảo:

You (Willow) Wu & Charles E. Eesley (2021). Regional migration, entrepreneurship and university alumni, Regional Studies, DOI (Tình trạng di cư trong khu vực, tinh thần khởi nghiệp và cựu sinh viên đại học, Nghiên cứu khu vực, DOI); 10.1080/00343404.2021.1934432

Bài viết này lần đầu được xuất bản trên trang web Kiến thức Kinh doanh Trung Quốc (CBK) bởi Trường Kinh doanh CUHK: https://bit.ly/3EXYvdM.

Thông tin về CUHK Business School (Trường Kinh doanh, thuộc CUHK)

Trường Kinh doanh thuộc CUHK bao gồm 2 trường – Kế toán và Quản lý khách sạn và Du lịch – và 4 khoa – Khoa Kinh tế quản lý và khoa học phục vụ việc ra quyết định, Tài chính, Quản lý và Marketing. Được thành lập tại Hồng Kông vào năm 1963, đây là trường kinh doanh đầu tiên cung cấp các chương trình cử nhân về quản trị kinh doanh (BBA), thạc sỹ về quản trị kinh doanh (MBA) và thạc sỹ cao cấp về quản trị kinh doanh (Executive MBA) trong khu vực. Hiện tại, Trường cung cấp 9 chương trình đại học và 19 chương trình sau đại học, bao gồm MBA, EMBA, Master, MSc, MPhil và Ph.D. Trường hiện có hơn 4.500 sinh viên đại học và sau đại học đến từ hơn 20 quốc gia / vùng lãnh thổ.

Trong bảng xếp hạng MBA điều hành của Financial Times năm 2021, CUHK EMBA được xếp hạng thứ 19 trên thế giới. Trong Bảng xếp hạng MBA toàn cầu năm 2021 của FT, MBA CUHK được xếp hạng 48. Trường Kinh doanh CUHK có số lượng cựu sinh viên kinh doanh lớn nhất (khoảng 40.000) trong số các trường đại học / trường kinh doanh ở Hồng Kông – nhiều người trong số họ là các nhà lãnh đạo kinh doanh chủ chốt.

Thông tin thêm có sẵn tại  http://www.bschool.cuhk.edu.hk hoặc bằng cách kết nối với CUHK Business School trên:

Facebook: www.facebook.com/cuhkbschool

Instagram: www.instagram.com/cuhkbusinessschool

LinkedIn: www.linkedin.com/school/cuhkbusinessschool

WeChat: CUHKBusinessSchool

#CUHKBusinessSchool

Tin cùng chuyên mục