"Vì một nền hòa bình, công lý trường tồn, chúng ta hãy đoàn kết, cùng lên tiếng chống lại chất độc da cam/dioxin, chống mọi loại vũ khí hóa học, sinh học."
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã có lời kêu gọi trên trong bài phát biểu tại lễ míttinh kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam diễn ra trang trọng, xúc động ở Nhà hát Lớn Hà Nội, ngày 10/8.
Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng đại diện các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, Hà Nội, các tỉnh, thành phố lân cận, bạn bè quốc tế đã tới dự, chia sẻ nỗi đau với các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan xúc động nói chất độc da cam mà quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đã tước đoạt quyền sống của hàng triệu người Việt Nam. Rất nhiều trong số họ đã trở thành người tàn tật suốt đời, con, cháu họ di chứng từ cha, mẹ, ông, bà đã bị dị dạng, dị tật ngay từ khi mới sinh, nhìn thấy họ ai cũng đau lòng, ví như chính cơ thể mình cũng bị đau đớn vậy.
Nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước, đồng bào trong và ngoài nước, bạn bè quốc tế đã ra sức ủng hộ cả vật chất, tinh thần, giúp đỡ các nạn nhân và gia đình của họ vơi bớt những khó khăn trong cuộc sống. Nhưng cuộc sống của các nạn nhân Việt Nam vẫn còn rất khó khăn vì bệnh tật hiểm nghèo, nhiều gia tộc có nguy cơ bị hủy diệt...
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan kêu gọi đồng bào, chiến sỹ cả nước hãy tiếp tục chung tay góp sức, làm tất cả những gì có thể, góp phần xoa dịu nỗi đau da cam, giúp đỡ các nạn nhân cải thiện điều kiện sống. Phó Chủ tịch nước cũng kêu gọi Chính phủ Mỹ có trách nhiệm với những thiệt hại đã gây ra cho con người, môi trường và sức khỏe nhân dân Việt Nam.
Phó Chủ tịch hoan nghênh sự hợp tác bước đầu của Chính phủ Mỹ thời gian qua và mong muốn Chính phủ Mỹ tiếp tục cộng tác tốt hơn nữa với Chính phủ, nhân dân Việt Nam trong khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin, chăm sóc sức khỏe nạn nhân và tẩy độc ở những điểm nóng còn tồn đọng dioxin ở Việt Nam.
Với các Chính phủ, tổ chức quốc tế, các quốc gia, tổ chức phi Chính phủ, các nhà khoa học, luật gia, các nhà hoạt động xã hội, nhân dân toàn thế giới, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan kêu gọi họ hãy giúp đỡ, ủng hộ nhiều hơn nữa cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam trong cuộc sống, trong cuộc đấu tranh đòi công lý.
Phó Chủ tịch nước khẳng định sự giúp đỡ, ủng hộ của bạn bè quốc tế không chỉ vì cuộc sống của các nạn nhân da cam Việt Nam mà còn vì nạn nhân da cam ở nhiều nước khác trên thế giới. Thế giới sẽ trong lành hơn, cuộc sống của mọi quốc gia sẽ yên lành, hạnh phúc hơn nếu không còn chất độc da cam/dioxin, không còn mọi loại vũ khí hóa học...
Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, ông Nguyễn Văn Rinh cho biết đến với nạn nhân chất độc da cam là đến với nỗi đau khổ tột cùng của con người, nhưng chính ở đây, tình bản thiện của mỗi con người Việt Nam được thể hiện rõ nét nhất; cũng chính ở đây lòng nhân ái, tình đồng loại của mỗi con người có lương tri, trách nhiệm trên thế giới được tôn vinh. Nhiều nhà khoa học quốc tế có uy tín trong các lĩnh vực độc học, y học, hóa học, môi trường, pháp lý...đã cùng Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, triển khai nhiều dự án khắc phục hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam.
Sự ủng hộ của toàn xã hội, bạn bè tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên khắp thế giới là niềm động viên to lớn giúp các nạn nhân bớt mặc cảm, vượt qua khó khăn, hòa nhập cộng đồng. Vụ kiện giành công lý của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin tuy bị tòa án Mỹ từ chối thụ lý nhưng đã giành được thắng lợi quan trọng về xã hội, nhân văn. Vụ kiện, sức ép của công luận bước đầu đã tác động đến thái độ, hành động của ngành lập pháp, hành pháp Mỹ, thể hiện ở những động thái gần đây của Chính phủ, Quốc hội Mỹ trong giải quyết hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam.
Sau phần míttinh, một chương trình nghệ thuật đặc sắc, giàu tính nhân văn, tái hiện những nỗi đau da cam của những em bé, người mẹ, gia đình nạn nhân da cam đã được các nghệ sỹ thể hiện sinh động, trên sân khấu, gây xúc động sâu sắc cho đông đảo đại biểu.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam, nhà cá nhân, tập thể và tổ chức trong và ngoài nước đã tích cực quyên góp, ủng hộ các nạn nhân bằng nhiều hoạt động thiết thực như đi bộ đồng hành, gây quỹ từ thiện, trao học bổng cho con em các nạn nhân, dạy nghề, tặng nhà tình nghĩa, cho vay vốn ưu đãi phát triển sinh kế, đảm bảo đời sống, khám chữa bệnh miễn phí.../.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã có lời kêu gọi trên trong bài phát biểu tại lễ míttinh kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam diễn ra trang trọng, xúc động ở Nhà hát Lớn Hà Nội, ngày 10/8.
Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng đại diện các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, Hà Nội, các tỉnh, thành phố lân cận, bạn bè quốc tế đã tới dự, chia sẻ nỗi đau với các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan xúc động nói chất độc da cam mà quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đã tước đoạt quyền sống của hàng triệu người Việt Nam. Rất nhiều trong số họ đã trở thành người tàn tật suốt đời, con, cháu họ di chứng từ cha, mẹ, ông, bà đã bị dị dạng, dị tật ngay từ khi mới sinh, nhìn thấy họ ai cũng đau lòng, ví như chính cơ thể mình cũng bị đau đớn vậy.
Nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước, đồng bào trong và ngoài nước, bạn bè quốc tế đã ra sức ủng hộ cả vật chất, tinh thần, giúp đỡ các nạn nhân và gia đình của họ vơi bớt những khó khăn trong cuộc sống. Nhưng cuộc sống của các nạn nhân Việt Nam vẫn còn rất khó khăn vì bệnh tật hiểm nghèo, nhiều gia tộc có nguy cơ bị hủy diệt...
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan kêu gọi đồng bào, chiến sỹ cả nước hãy tiếp tục chung tay góp sức, làm tất cả những gì có thể, góp phần xoa dịu nỗi đau da cam, giúp đỡ các nạn nhân cải thiện điều kiện sống. Phó Chủ tịch nước cũng kêu gọi Chính phủ Mỹ có trách nhiệm với những thiệt hại đã gây ra cho con người, môi trường và sức khỏe nhân dân Việt Nam.
Phó Chủ tịch hoan nghênh sự hợp tác bước đầu của Chính phủ Mỹ thời gian qua và mong muốn Chính phủ Mỹ tiếp tục cộng tác tốt hơn nữa với Chính phủ, nhân dân Việt Nam trong khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin, chăm sóc sức khỏe nạn nhân và tẩy độc ở những điểm nóng còn tồn đọng dioxin ở Việt Nam.
Với các Chính phủ, tổ chức quốc tế, các quốc gia, tổ chức phi Chính phủ, các nhà khoa học, luật gia, các nhà hoạt động xã hội, nhân dân toàn thế giới, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan kêu gọi họ hãy giúp đỡ, ủng hộ nhiều hơn nữa cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam trong cuộc sống, trong cuộc đấu tranh đòi công lý.
Phó Chủ tịch nước khẳng định sự giúp đỡ, ủng hộ của bạn bè quốc tế không chỉ vì cuộc sống của các nạn nhân da cam Việt Nam mà còn vì nạn nhân da cam ở nhiều nước khác trên thế giới. Thế giới sẽ trong lành hơn, cuộc sống của mọi quốc gia sẽ yên lành, hạnh phúc hơn nếu không còn chất độc da cam/dioxin, không còn mọi loại vũ khí hóa học...
Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, ông Nguyễn Văn Rinh cho biết đến với nạn nhân chất độc da cam là đến với nỗi đau khổ tột cùng của con người, nhưng chính ở đây, tình bản thiện của mỗi con người Việt Nam được thể hiện rõ nét nhất; cũng chính ở đây lòng nhân ái, tình đồng loại của mỗi con người có lương tri, trách nhiệm trên thế giới được tôn vinh. Nhiều nhà khoa học quốc tế có uy tín trong các lĩnh vực độc học, y học, hóa học, môi trường, pháp lý...đã cùng Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, triển khai nhiều dự án khắc phục hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam.
Sự ủng hộ của toàn xã hội, bạn bè tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên khắp thế giới là niềm động viên to lớn giúp các nạn nhân bớt mặc cảm, vượt qua khó khăn, hòa nhập cộng đồng. Vụ kiện giành công lý của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin tuy bị tòa án Mỹ từ chối thụ lý nhưng đã giành được thắng lợi quan trọng về xã hội, nhân văn. Vụ kiện, sức ép của công luận bước đầu đã tác động đến thái độ, hành động của ngành lập pháp, hành pháp Mỹ, thể hiện ở những động thái gần đây của Chính phủ, Quốc hội Mỹ trong giải quyết hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam.
Sau phần míttinh, một chương trình nghệ thuật đặc sắc, giàu tính nhân văn, tái hiện những nỗi đau da cam của những em bé, người mẹ, gia đình nạn nhân da cam đã được các nghệ sỹ thể hiện sinh động, trên sân khấu, gây xúc động sâu sắc cho đông đảo đại biểu.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam, nhà cá nhân, tập thể và tổ chức trong và ngoài nước đã tích cực quyên góp, ủng hộ các nạn nhân bằng nhiều hoạt động thiết thực như đi bộ đồng hành, gây quỹ từ thiện, trao học bổng cho con em các nạn nhân, dạy nghề, tặng nhà tình nghĩa, cho vay vốn ưu đãi phát triển sinh kế, đảm bảo đời sống, khám chữa bệnh miễn phí.../.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)