Ở môn cử tạ hạng cân 56kg nam thi đấu ngày 18/11, hai lực sĩ Việt Nam là Thạch Kim Tuấn và Trần Lê Quốc Toàn tranh tài với 3 vận động viên nặng ký khác đến từ chủ nhà Indonesia, Philippines và Myanmar. Bằng nỗ lực tuyệt vời sau một cuộc đua kịch tính, Quốc Toàn đã xuất sắc đăng quang đem về tấm huy chương vàng đầu tiên cho cử tạ Việt Nam tại SEA Games 26.
So với Quốc Toàn, “đàn em” Kim Tuấn vẫn được coi là người có thể từng bước thay thế Hoàng Anh Tuấn ở hạng cân 56kg. Dù vậy, tại SEA Games năm nay, Kim Tuấn đã mất vị trí số một trong mắt ban huấn luyện bởi phong độ và trạng thái tâm lý không tốt. Chiến thuật mà ban huấn luyện đưa ra rất rõ ràng, Tuấn hỗ trợ cho đồng đội để Toàn tăng tạ bất thường bởi nếu bám đuổi nhau thì cả hai đều dễ trắng tay. Tuấn mạnh ở cử giật sẽ cố gắng dẫn đầu trong khi ưu thế của Toàn là cử đẩy cần phát huy tối đa. Tổng cử ai cao điểm hơn sẽ vô địch trong tinh thần đồng đội của cử tạ Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng giống đàn anh Hoàng Anh Tuấn, người từng được đánh giá rất cao tại SEA Games 2009 nhưng lại thất bại đáng tiếc vì mức đăng ký tạ, Tuấn đã phạm sai lầm tương tự. Ở nội dung cử giật sở trường, sau khi thực hiện thành công mức 124kg, Tuấn bất ngờ nâng mức tạ lên tới 128kg trong khi Toàn đã kết thúc với mức tạ 125kg còn ứng cử viên sáng giá của chủ nhà Indonesia là vận động viên Jadi Setiadi có thành tích 124kg.
Nếu tính toán kỹ hơn, Tuấn chỉ cần đăng ký mức tạ 126 kg là có thể đứng đầu nội dung này. Tuy nhiên, mạo hiểm nâng tạ lên mức 128 kg, Tuấn đã thất bại. Chính vì vậy, áp lực thêm lớn đối với Tuấn ở nội dung cử đẩy sau đó. Chỉ thành công ở mức tạ 147kg nội dung cử đẩy và tổng cử chỉ là 271kg, giấc mộng vàng tan vỡ với Tuấn.
[Các "gương mặt vàng" giúp Việt Nam vượt chỉ tiêu]
Trong khi đó, hơn đối thủ chủ nhà 1 điểm ở cử giật đã giúp Quốc Toàn vững tâm hơn và có một cuộc đua "song mã" căng thẳng, nghẹt thở với Jadi ở nội dung cử đẩy. Sau khi vượt qua mức 149kg, Toàn thất bại ở lần hai khi đăng ký mức 153 kg. Còn Jadi lần một đạt mức 148kg, cũng không thành công ở lần hai với mức 154kg nhưng đợt ba lại chinh phục được mức này, đạt tổng thành tích 278kg.
Trước tình thế đó, Quốc Toàn buộc phải đăng ký mức 155kg cho lần nâng tạ cuối cùng.
Cả nhà thi đấu như nghẹt thở khi anh bước vào vị trí nâng tạ. Nếu thất bại lần này, vận động viên chủ nhà sẽ là người chiến thắng. Sức ép từ bốn phía khán đài quá lớn, nhưng với nỗ lực xuất sắc, Quốc Toàn đã chinh phục được mức cử 155 kg, đạt tổng cử 280 kg và tấm huy chương vàng vinh quang.
Sau những phút giây hạnh phúc, Quốc Toàn tâm sự: "Tôi rất bất ngờ với thành tích này nhưng các thầy vẫn luôn động viên nếu giữ đúng phong độ thì hoàn toàn có thể đoạt huy chương vàng. Tôi có ước mơ làm được như Hoàng Anh Tuấn ở đấu trường lớn hơn SEA Games. Sang đầu năm tới, tôi sẽ cố gắng để đoạt vé đi Olympic London.”
Với Quốc Toàn, cử tạ là lẽ sống, là niềm đam mê. Anh kể: “Nhà tôi có 5 anh em trai, rất khó khăn. Chỉ có người em kế tôi học đến đại học. Tôi phải bỏ học từ năm lớp 8 để phụ bố mẹ trang trải cuộc sống. Tôi đã từng học làm nghề thợ, nặn tượng thạch cao. Năm 2005 lúc 16 tuổi, tình cờ tôi được một người bạn giới thiệu đi tập cử tạ ở 38 Ngô Gia Tự do thầy Phan Văn Thiện hướng dẫn. Tôi luôn nghĩ làm sao để giúp đỡ gia đình đỡ vất vả hơn. Tôi vẫn nhớ ở giải trẻ năm đó, tôi được phần 700 nghìn đồng và đưa hết cho mẹ".
Từ cơ duyên đến với cử tạ, Trần Lê Quốc Toàn giờ đây đã đem về niềm vui không chỉ cho gia đình, bạn bè mà còn cả cho thể thao Việt Nam với tấm huy chương vàng quý giá mà anh vừa đạt được./.
So với Quốc Toàn, “đàn em” Kim Tuấn vẫn được coi là người có thể từng bước thay thế Hoàng Anh Tuấn ở hạng cân 56kg. Dù vậy, tại SEA Games năm nay, Kim Tuấn đã mất vị trí số một trong mắt ban huấn luyện bởi phong độ và trạng thái tâm lý không tốt. Chiến thuật mà ban huấn luyện đưa ra rất rõ ràng, Tuấn hỗ trợ cho đồng đội để Toàn tăng tạ bất thường bởi nếu bám đuổi nhau thì cả hai đều dễ trắng tay. Tuấn mạnh ở cử giật sẽ cố gắng dẫn đầu trong khi ưu thế của Toàn là cử đẩy cần phát huy tối đa. Tổng cử ai cao điểm hơn sẽ vô địch trong tinh thần đồng đội của cử tạ Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng giống đàn anh Hoàng Anh Tuấn, người từng được đánh giá rất cao tại SEA Games 2009 nhưng lại thất bại đáng tiếc vì mức đăng ký tạ, Tuấn đã phạm sai lầm tương tự. Ở nội dung cử giật sở trường, sau khi thực hiện thành công mức 124kg, Tuấn bất ngờ nâng mức tạ lên tới 128kg trong khi Toàn đã kết thúc với mức tạ 125kg còn ứng cử viên sáng giá của chủ nhà Indonesia là vận động viên Jadi Setiadi có thành tích 124kg.
Nếu tính toán kỹ hơn, Tuấn chỉ cần đăng ký mức tạ 126 kg là có thể đứng đầu nội dung này. Tuy nhiên, mạo hiểm nâng tạ lên mức 128 kg, Tuấn đã thất bại. Chính vì vậy, áp lực thêm lớn đối với Tuấn ở nội dung cử đẩy sau đó. Chỉ thành công ở mức tạ 147kg nội dung cử đẩy và tổng cử chỉ là 271kg, giấc mộng vàng tan vỡ với Tuấn.
[Các "gương mặt vàng" giúp Việt Nam vượt chỉ tiêu]
Trong khi đó, hơn đối thủ chủ nhà 1 điểm ở cử giật đã giúp Quốc Toàn vững tâm hơn và có một cuộc đua "song mã" căng thẳng, nghẹt thở với Jadi ở nội dung cử đẩy. Sau khi vượt qua mức 149kg, Toàn thất bại ở lần hai khi đăng ký mức 153 kg. Còn Jadi lần một đạt mức 148kg, cũng không thành công ở lần hai với mức 154kg nhưng đợt ba lại chinh phục được mức này, đạt tổng thành tích 278kg.
Trước tình thế đó, Quốc Toàn buộc phải đăng ký mức 155kg cho lần nâng tạ cuối cùng.
Cả nhà thi đấu như nghẹt thở khi anh bước vào vị trí nâng tạ. Nếu thất bại lần này, vận động viên chủ nhà sẽ là người chiến thắng. Sức ép từ bốn phía khán đài quá lớn, nhưng với nỗ lực xuất sắc, Quốc Toàn đã chinh phục được mức cử 155 kg, đạt tổng cử 280 kg và tấm huy chương vàng vinh quang.
Sau những phút giây hạnh phúc, Quốc Toàn tâm sự: "Tôi rất bất ngờ với thành tích này nhưng các thầy vẫn luôn động viên nếu giữ đúng phong độ thì hoàn toàn có thể đoạt huy chương vàng. Tôi có ước mơ làm được như Hoàng Anh Tuấn ở đấu trường lớn hơn SEA Games. Sang đầu năm tới, tôi sẽ cố gắng để đoạt vé đi Olympic London.”
Với Quốc Toàn, cử tạ là lẽ sống, là niềm đam mê. Anh kể: “Nhà tôi có 5 anh em trai, rất khó khăn. Chỉ có người em kế tôi học đến đại học. Tôi phải bỏ học từ năm lớp 8 để phụ bố mẹ trang trải cuộc sống. Tôi đã từng học làm nghề thợ, nặn tượng thạch cao. Năm 2005 lúc 16 tuổi, tình cờ tôi được một người bạn giới thiệu đi tập cử tạ ở 38 Ngô Gia Tự do thầy Phan Văn Thiện hướng dẫn. Tôi luôn nghĩ làm sao để giúp đỡ gia đình đỡ vất vả hơn. Tôi vẫn nhớ ở giải trẻ năm đó, tôi được phần 700 nghìn đồng và đưa hết cho mẹ".
Từ cơ duyên đến với cử tạ, Trần Lê Quốc Toàn giờ đây đã đem về niềm vui không chỉ cho gia đình, bạn bè mà còn cả cho thể thao Việt Nam với tấm huy chương vàng quý giá mà anh vừa đạt được./.
(TTXVN/Vietnam+)