Năm 2009 được coi là "thảm họa" với các hãng xe ôtô khi sản lượng bán ra giảm tới một phần ba, chỉ còn hơn 10 triệu chiếc. Năm nay, bất chấp khủng hoảng khởi nguồn từ Toyota, các hãng ôtô đang trông đợi doanh số sẽ được cải thiện.
Kể từ tháng 9/2009, Toyota đã tiến hành hàng loạt vụ thu hồi xe để sửa chữa với quy mô lớn nhằm giải quyết vấn đề, theo báo cáo phản ánh của khách hàng, là sự tăng ga ngoài ý muốn điều khiển của các sản phẩm Toyota.
Các đại lý của Toyota đã phải nhận về hàng triệu xe, Chủ tịch của hãng đã phải xin lỗi trước Quốc hội Mỹ, còn Chủ tịch Toyota Bắc Mỹ thậm chí đã phát cả lời xin lỗi trên mạng xã hội YouTube.
Theo tin của hãng Bloomberg, những rắc rối của Toyota thậm chí còn đi xa hơn khiến cho riêng tại Mỹ, chính quyền sở tại đã phải điều tra hàng ngàn cáo buộc, trong đó có cả đơn kiện rằng sự cố kỹ thuật trên xe ôtô Toyota đã làm cho 51 người chết.
Hiện nay, các việc kiện cáo đó của khách hàng đang được trì hoãn, tuy nhiên con số đơn kiện chính thức đã lên tới hơn 100. Và rắc rối trên chiếc xe ôtô không chỉ đến với Toyota mà còn có nhiều hãng khác cũng gặp phải.
Khủng hoảng còn lan rộng
Có nhiều công ty ôtô trên thế giới học theo mô hình cấu trúc của Toyota, tức là công ty mẹ sản xuất động cơ chính, còn các thiết bị khác do những nhà máy vệ tinh cung cấp. Vậy nên, danh tiếng như hãng Toyota còn phải chấp nhận có rắc rối thì trục trặc đến với sản phẩm ôtô của các hãng khác là điều không tránh khỏi.
Một loạt công ty ôtô như General Motors, Nissan, Suzuki, Daihatsu đều thông báo thu hồi xe để sửa chữa. Nissan, hãng xe ôtô lớn thứ ba Nhật Bản, có thể phải thu hồi tới 76.415 xe của 10 mẫu xe khác nhau tại thị trường Nhật Bản và 2.281 xe ở nước ngoài vì lỗi liên quan đến việc làm ngừng động cơ hoạt động.
Và mới đây nhất vào tháng Ba, cũng hãng Nissan cho biết sẽ thu hồi hơn 500.000 xe ôtô tại Mỹ và xem xét việc thu hồi xe tại Ukraine, Trung Đông, Nga, Canada, Mexico thuộc các dòng sản phẩm Infiniti QX56, Armada, Titan, Pathfinder...
Suzuki, hãng ôtô lớn thứ tư Nhật Bản thông báo sẽ thu hồi 432.366 ôtô thuộc 2 mẫu xe nhỏ ở Nhật Bản vì nghi ngờ có trục trặc về hệ thống điều hòa trong xe.
Hãng Daihatsu Motor cho biết sẽ thu hồi 60.774 sản phẩm thuộc bốn mẫu xe đang bán nhiều tại Nhật Bản vì lý do hệ thống điện trục trặc dẫn đến có thể làm bật túi khí khiến dễ gây tai nạn. Hãng General Motors (GM) cũng bị rắc rối bộ phận thiết bị lái bằng điện nên phải thu hồi nhiều xe vì lý do an toàn để khắc phục bằng cách thay một môtơ trong hệ thống lái.
Lỗi kỹ thuật này đã dẫn đến hậu quả có 14 vụ đâm xe, làm một người bị thương. Số xe thu hồi của GM là 1,3 triệu xe hiệu Chevrolet và Pontiac.
Hiện tại, GM đang hoàn thiện kế hoạch sửa chữa cụ thể để chuẩn bị lấy lại lòng tin người tiêu dùng. Câu chuyện chưa dừng ở đó và giờ đây chưa ai biết câu chuyện này sẽ còn kéo dài như thế nào vì vẫn còn rất nhiều thương hiệu ôtô khác cần kiểm tra, đánh giá.
Thay đổi về thị phần
Tuy nhiên thời bĩ cực của ngành ôtô có vẻ như sẽ không kéo dài quá lâu. Gần đây, Công ty HIS Global Insight đưa ra dự đoán các nhà sản xuất ôtô sẽ bán được hơn 11, 8 triệu chiếc trong năm 2010 và có thể tới sau năm 2013 thì nhu cầu mua xe của khách hàng trở lại thời kỳ hoàng kim trước khủng hoảng.
Trong những thập kỷ gần đây, các nhà sản xuất ôtô châu Á đã xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Mỹ, xây dựng lòng trung thành trong khách hàng, nhất là sự tin tưởng vào tính hiệu quả, kinh tế, chất lượng và tính an toàn của xe ôtô.
Toyota Motor dẫn đầu trong xu thế đó, đồng thời cũng là nhà sản xuất thu được nhiều lợi nhuận bậc nhất, chiếm vị trí thứ 2 của Ford Motor tại Mỹ và đe dọa chiếm ngôi đầu của hãng General Motors.
Hiện tại, tất nhiên Toyota vẫn đang dính vào cuộc thu hồi xe lớn nhất, tồi tệ nhất trong lịch sử với nhiều mẫu bị triệu hồi, kể cả các thương hiệu nổi tiếng như Camry, Corolla và Prius, nhưng khách hàng vẫn còn lòng tin nhất định vào Toyota.
Toyota vẫn còn sự trung thành của khách hàng
Không thể phủ nhận, vụ thu hồi xe có làm ảnh hưởng ít nhiều tới hình ảnh chất lượng của Toyota, nhưng thực tế, người mua xe vẫn trung thành với Toyota. Bản nghiên cứu tháng Ba về doanh số bán hàng của công ty bán ôtô trực tuyến Edmunds.com cho thấy số lượng xe của Toyota bán ra đang hướng tới mục tiêu tăng 80% so với tháng Hai, và đây là một sự khích lệ lớn.
Vào thời điểm này, Toyota đang thực hiện những cố gắng lớn để tái tạo hình ảnh chất lượng của mình và tiếp tục đưa ra các chính sách hấp dẫn các cửa hàng, đại lý bán xe hơi.
Tháng Hai vừa qua là thời điểm đặc biệt khó khăn đối với nhà sản xuất xe hàng đầu Nhật Bản khi doanh số của Toyota giảm tới 20% so với cùng kỳ năm trước. Toyota đã tạm dừng sản xuất và bán ra 8 mẫu xe vào đầu tháng Hai để vật lộn với việc sửa chữa lỗi chân ga.
Tới tháng Ba, mọi việc đã đỡ hơn và Edmunds.com tính toán doanh số Toyota tăng gần 32% so với tháng Hai. Tất nhiên, sau vụ triệu hồi xe lịch sử thì có thể thấy khách hàng mua ôtô là những người được hưởng lợi lớn vì tất cả các hãng, nhất là Toyota, phải chú ý đặc biệt hơn để làm cho chiếc xe an toàn hơn, vận hành hiệu quả hơn và chi phí thấp hơn.
Thay đổi về thị phần
Nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới sẽ không chỉ là công ty đạt được doanh số bán xe kỷ lục trong tháng Ba. Honda Motor, Ford, GM, Hyundai/Kia và Nissan là những hãng có thể đạt mức tăng doanh thu tới hai con số. Doanh thu của Ford được cho là tăng vọt tới 55,5% so với một năm trước đó.
Chỉ có Chrysler Group, hiện do tập đoàn Fiat điều hành là có doanh thu giảm sút 6,5% so với 2009.
Mặc dù có sự tăng cao trở lại trong doanh thu của Toyota, nhưng phân tích cụ thể cho thấy Toyota sẽ về đích với vị trí thứ ba tại thị trường Mỹ, ngay sau Ford, trong năm 2010.
Hãng Ford dự kiến sẽ bán được 1,9 triệu chiếc, chiếm 16,5% thị phần, trong khi Toyota có vẻ như sẽ bám sát ngay sau ở mức 16-16,4% thị phần với tổng số xe bán được là 1,8 triệu chiếc.
Hãng GM vẫn duy trì vị trí thứ nhất và giành được 18,1-19% thị phần. Trong số các nhà sản xuất kế tiếp, Honda hy vọng bán được 1,3 triệu chiếc xe hơi và xe tải ở Mỹ trong năm 2010, đạt gần 11% thị phần, trong khi hãng Chrysler được dự đoán là bán được khoảng gần 1 triệu chiếc xe, chiếm 9% thị phần.
Như thế có thể thấy Ford là hãng ôtô được lợi trực tiếp từ việc Toyota gặp rắc rối với chân ga của nhiều mẫu sản phẩm ôtô.
Tiếp theo Ford, các hãng xe khác cũng chia nhau chút bánh thị phần mà Toyota bị mất, và đó chính là những người đồng hương như Nissan, Honda.
Tuy nhiên, Toyota chắc chắn sẽ trở lại, vì truyền thống chất lượng sản phẩm và khả năng điều chỉnh sau sự cố của “ông lớn” này khá hiệu quả. Và điều đó cho thấy một khi đã công khai nhận lỗi để sửa chữa thì hoạt động kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng sẽ lấy lại được thành công./.
Kể từ tháng 9/2009, Toyota đã tiến hành hàng loạt vụ thu hồi xe để sửa chữa với quy mô lớn nhằm giải quyết vấn đề, theo báo cáo phản ánh của khách hàng, là sự tăng ga ngoài ý muốn điều khiển của các sản phẩm Toyota.
Các đại lý của Toyota đã phải nhận về hàng triệu xe, Chủ tịch của hãng đã phải xin lỗi trước Quốc hội Mỹ, còn Chủ tịch Toyota Bắc Mỹ thậm chí đã phát cả lời xin lỗi trên mạng xã hội YouTube.
Theo tin của hãng Bloomberg, những rắc rối của Toyota thậm chí còn đi xa hơn khiến cho riêng tại Mỹ, chính quyền sở tại đã phải điều tra hàng ngàn cáo buộc, trong đó có cả đơn kiện rằng sự cố kỹ thuật trên xe ôtô Toyota đã làm cho 51 người chết.
Hiện nay, các việc kiện cáo đó của khách hàng đang được trì hoãn, tuy nhiên con số đơn kiện chính thức đã lên tới hơn 100. Và rắc rối trên chiếc xe ôtô không chỉ đến với Toyota mà còn có nhiều hãng khác cũng gặp phải.
Khủng hoảng còn lan rộng
Có nhiều công ty ôtô trên thế giới học theo mô hình cấu trúc của Toyota, tức là công ty mẹ sản xuất động cơ chính, còn các thiết bị khác do những nhà máy vệ tinh cung cấp. Vậy nên, danh tiếng như hãng Toyota còn phải chấp nhận có rắc rối thì trục trặc đến với sản phẩm ôtô của các hãng khác là điều không tránh khỏi.
Một loạt công ty ôtô như General Motors, Nissan, Suzuki, Daihatsu đều thông báo thu hồi xe để sửa chữa. Nissan, hãng xe ôtô lớn thứ ba Nhật Bản, có thể phải thu hồi tới 76.415 xe của 10 mẫu xe khác nhau tại thị trường Nhật Bản và 2.281 xe ở nước ngoài vì lỗi liên quan đến việc làm ngừng động cơ hoạt động.
Và mới đây nhất vào tháng Ba, cũng hãng Nissan cho biết sẽ thu hồi hơn 500.000 xe ôtô tại Mỹ và xem xét việc thu hồi xe tại Ukraine, Trung Đông, Nga, Canada, Mexico thuộc các dòng sản phẩm Infiniti QX56, Armada, Titan, Pathfinder...
Suzuki, hãng ôtô lớn thứ tư Nhật Bản thông báo sẽ thu hồi 432.366 ôtô thuộc 2 mẫu xe nhỏ ở Nhật Bản vì nghi ngờ có trục trặc về hệ thống điều hòa trong xe.
Hãng Daihatsu Motor cho biết sẽ thu hồi 60.774 sản phẩm thuộc bốn mẫu xe đang bán nhiều tại Nhật Bản vì lý do hệ thống điện trục trặc dẫn đến có thể làm bật túi khí khiến dễ gây tai nạn. Hãng General Motors (GM) cũng bị rắc rối bộ phận thiết bị lái bằng điện nên phải thu hồi nhiều xe vì lý do an toàn để khắc phục bằng cách thay một môtơ trong hệ thống lái.
Lỗi kỹ thuật này đã dẫn đến hậu quả có 14 vụ đâm xe, làm một người bị thương. Số xe thu hồi của GM là 1,3 triệu xe hiệu Chevrolet và Pontiac.
Hiện tại, GM đang hoàn thiện kế hoạch sửa chữa cụ thể để chuẩn bị lấy lại lòng tin người tiêu dùng. Câu chuyện chưa dừng ở đó và giờ đây chưa ai biết câu chuyện này sẽ còn kéo dài như thế nào vì vẫn còn rất nhiều thương hiệu ôtô khác cần kiểm tra, đánh giá.
Thay đổi về thị phần
Tuy nhiên thời bĩ cực của ngành ôtô có vẻ như sẽ không kéo dài quá lâu. Gần đây, Công ty HIS Global Insight đưa ra dự đoán các nhà sản xuất ôtô sẽ bán được hơn 11, 8 triệu chiếc trong năm 2010 và có thể tới sau năm 2013 thì nhu cầu mua xe của khách hàng trở lại thời kỳ hoàng kim trước khủng hoảng.
Trong những thập kỷ gần đây, các nhà sản xuất ôtô châu Á đã xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Mỹ, xây dựng lòng trung thành trong khách hàng, nhất là sự tin tưởng vào tính hiệu quả, kinh tế, chất lượng và tính an toàn của xe ôtô.
Toyota Motor dẫn đầu trong xu thế đó, đồng thời cũng là nhà sản xuất thu được nhiều lợi nhuận bậc nhất, chiếm vị trí thứ 2 của Ford Motor tại Mỹ và đe dọa chiếm ngôi đầu của hãng General Motors.
Hiện tại, tất nhiên Toyota vẫn đang dính vào cuộc thu hồi xe lớn nhất, tồi tệ nhất trong lịch sử với nhiều mẫu bị triệu hồi, kể cả các thương hiệu nổi tiếng như Camry, Corolla và Prius, nhưng khách hàng vẫn còn lòng tin nhất định vào Toyota.
Toyota vẫn còn sự trung thành của khách hàng
Không thể phủ nhận, vụ thu hồi xe có làm ảnh hưởng ít nhiều tới hình ảnh chất lượng của Toyota, nhưng thực tế, người mua xe vẫn trung thành với Toyota. Bản nghiên cứu tháng Ba về doanh số bán hàng của công ty bán ôtô trực tuyến Edmunds.com cho thấy số lượng xe của Toyota bán ra đang hướng tới mục tiêu tăng 80% so với tháng Hai, và đây là một sự khích lệ lớn.
Vào thời điểm này, Toyota đang thực hiện những cố gắng lớn để tái tạo hình ảnh chất lượng của mình và tiếp tục đưa ra các chính sách hấp dẫn các cửa hàng, đại lý bán xe hơi.
Tháng Hai vừa qua là thời điểm đặc biệt khó khăn đối với nhà sản xuất xe hàng đầu Nhật Bản khi doanh số của Toyota giảm tới 20% so với cùng kỳ năm trước. Toyota đã tạm dừng sản xuất và bán ra 8 mẫu xe vào đầu tháng Hai để vật lộn với việc sửa chữa lỗi chân ga.
Tới tháng Ba, mọi việc đã đỡ hơn và Edmunds.com tính toán doanh số Toyota tăng gần 32% so với tháng Hai. Tất nhiên, sau vụ triệu hồi xe lịch sử thì có thể thấy khách hàng mua ôtô là những người được hưởng lợi lớn vì tất cả các hãng, nhất là Toyota, phải chú ý đặc biệt hơn để làm cho chiếc xe an toàn hơn, vận hành hiệu quả hơn và chi phí thấp hơn.
Thay đổi về thị phần
Nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới sẽ không chỉ là công ty đạt được doanh số bán xe kỷ lục trong tháng Ba. Honda Motor, Ford, GM, Hyundai/Kia và Nissan là những hãng có thể đạt mức tăng doanh thu tới hai con số. Doanh thu của Ford được cho là tăng vọt tới 55,5% so với một năm trước đó.
Chỉ có Chrysler Group, hiện do tập đoàn Fiat điều hành là có doanh thu giảm sút 6,5% so với 2009.
Mặc dù có sự tăng cao trở lại trong doanh thu của Toyota, nhưng phân tích cụ thể cho thấy Toyota sẽ về đích với vị trí thứ ba tại thị trường Mỹ, ngay sau Ford, trong năm 2010.
Hãng Ford dự kiến sẽ bán được 1,9 triệu chiếc, chiếm 16,5% thị phần, trong khi Toyota có vẻ như sẽ bám sát ngay sau ở mức 16-16,4% thị phần với tổng số xe bán được là 1,8 triệu chiếc.
Hãng GM vẫn duy trì vị trí thứ nhất và giành được 18,1-19% thị phần. Trong số các nhà sản xuất kế tiếp, Honda hy vọng bán được 1,3 triệu chiếc xe hơi và xe tải ở Mỹ trong năm 2010, đạt gần 11% thị phần, trong khi hãng Chrysler được dự đoán là bán được khoảng gần 1 triệu chiếc xe, chiếm 9% thị phần.
Như thế có thể thấy Ford là hãng ôtô được lợi trực tiếp từ việc Toyota gặp rắc rối với chân ga của nhiều mẫu sản phẩm ôtô.
Tiếp theo Ford, các hãng xe khác cũng chia nhau chút bánh thị phần mà Toyota bị mất, và đó chính là những người đồng hương như Nissan, Honda.
Tuy nhiên, Toyota chắc chắn sẽ trở lại, vì truyền thống chất lượng sản phẩm và khả năng điều chỉnh sau sự cố của “ông lớn” này khá hiệu quả. Và điều đó cho thấy một khi đã công khai nhận lỗi để sửa chữa thì hoạt động kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng sẽ lấy lại được thành công./.
Bài viết được đăng tải theo thỏa thuận bằng văn bản giữa tạp chí Doanh nhân thuộc VCCI và Vietnam+ |
(Doanh nhân/Vietnam+)