Ông Đỗ Quang Trọng, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ (trước đây là Ban Quản lý Di tích Thành nhà Hồ) cho biết từ nay đến cuối năm sẽ phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Vĩnh Lộc hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới tại ba vùng lõi của di sản này.
Trong đợt 1, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã tiến hành cắm 50 cột mốc tại ba vùng lõi gồm Thành nội, Đàn tế Nam Giao và khu vực La thành (đê Đại La). Dự kiến trong đợt 2 này sẽ có gần 200 cột mốc nữa được cắm trong khu vực nói trên.
Việc cắm các cột mốc chỉ giới nhằm công khai phạm vi khoanh vùng bảo vệ vùng đề cử tại Di sản Thành Nhà Hồ, mặt khác giúp chính quyền và nhân dân địa phương chủ động trong kế hoạch bảo vệ di sản. Việc cấm tất cả các phương tiện cơ giới đi trong Thành nhà Hồ đi vào nề nếp (trước đây, dù có tuyến Quốc lộ 217 nhưng các phương tiện xe cơ giới vẫn đi tắt qua con đường nằm giữa khu vực nội Thành nhà Hồ).
Trước đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định thành lập Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ trên cơ sở Ban Quản lý Di tích Thành nhà Hồ cũ.
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ sẽ thực hiện năm nhiệm vụ chủ yếu gồm nghiên cứu những nội dung lịch sử và giá trị văn hoá của quần thể Di sản Thành Nhà Hồ; tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, hoạt động nghiệp vụ bảo tồn, bảo tàng nhằm thực hiện trùng tu, tôn tạo khu di tích khi được cấp có thẩm quyền giao; phát huy các giá trị di sản văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần thuộc quần thể khu di sản Thành Nhà Hồ; từng bước phục hồi và nâng cao giá trị văn hóa truyền thống của di tích...
Việc cắm mốc chỉ giới, cấm các phương tiện cơ giới và thành lập Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ được xem là những động thái tích cực của huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa trong việc bảo vệ di sản để đề nghị UNESCO công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới./.
Trong đợt 1, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã tiến hành cắm 50 cột mốc tại ba vùng lõi gồm Thành nội, Đàn tế Nam Giao và khu vực La thành (đê Đại La). Dự kiến trong đợt 2 này sẽ có gần 200 cột mốc nữa được cắm trong khu vực nói trên.
Việc cắm các cột mốc chỉ giới nhằm công khai phạm vi khoanh vùng bảo vệ vùng đề cử tại Di sản Thành Nhà Hồ, mặt khác giúp chính quyền và nhân dân địa phương chủ động trong kế hoạch bảo vệ di sản. Việc cấm tất cả các phương tiện cơ giới đi trong Thành nhà Hồ đi vào nề nếp (trước đây, dù có tuyến Quốc lộ 217 nhưng các phương tiện xe cơ giới vẫn đi tắt qua con đường nằm giữa khu vực nội Thành nhà Hồ).
Trước đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định thành lập Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ trên cơ sở Ban Quản lý Di tích Thành nhà Hồ cũ.
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ sẽ thực hiện năm nhiệm vụ chủ yếu gồm nghiên cứu những nội dung lịch sử và giá trị văn hoá của quần thể Di sản Thành Nhà Hồ; tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, hoạt động nghiệp vụ bảo tồn, bảo tàng nhằm thực hiện trùng tu, tôn tạo khu di tích khi được cấp có thẩm quyền giao; phát huy các giá trị di sản văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần thuộc quần thể khu di sản Thành Nhà Hồ; từng bước phục hồi và nâng cao giá trị văn hóa truyền thống của di tích...
Việc cắm mốc chỉ giới, cấm các phương tiện cơ giới và thành lập Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ được xem là những động thái tích cực của huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa trong việc bảo vệ di sản để đề nghị UNESCO công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới./.
Hoa Mai (TTXVN/Vietnam+)