Nhân kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, phóng viên TTXVN tại Mỹ có cuộc gặp và trò chuyện với ông James Rhodes, một cựu binh Mỹ đã từng tham chiến tại Việt Nam cuối những năm 1960.
Ông James Rhodes đã đến Việt Nam ngay cả lúc đất nước còn bị cấm vận. Ông cũng đã nhiều năm sống tại Hà Nội sau đó.
- Xin ông giới thiệu đôi chút về thời gian ông tham gia chiến tranh tại Việt Nam?
Ông James Rhodes: Tôi đến Việt Nam vào cuối năm 1968 và phục vụ trong Phi đội Đặc nhiệm số 6 của Không lực Mỹ đóng tại Pleiku. Nhiệm vụ chính của chúng tôi là tìm kiếm và cứu nạn các phi công Mỹ bị bắn rơi. Chúng tôi còn thực hiện những chiến dịch bí mật trên đất Lào.
Tôi cũng có một thời gian ngắn tham gia Sư đoàn Bộ binh số 4 ở Núi Hàm Rồng (Pleiku) thuộc Trại Enari (Lục quân). Ngoài ra, tôi cũng có một thời gian ở Đà Nẵng và Vịnh Cam Ranh với Không lực Mỹ.
- Trước khi đến Việt Nam tham chiến, người ta đã nói gì với ông? Ông và những người lính Mỹ khác có tin vào những lời nói đó hay không?
Ông James Rhodes: Họ nói với chúng tôi rằng chính phủ hợp pháp của Nam Việt Nam đang bị một nhóm người Cộng sản vô thần xâm lược, vi phạm Hiệp định Paris. Rằng những người cộng sản quyết tâm thống trị thế giới, đàn áp nhân quyền đối với những người mà họ không thể chinh phục.
Người ta cũng nói với chúng tôi rằng nếu Sài Gòn sụp đổ, Cộng sản Việt Nam có thể sẽ đổ bộ xâm lược bãi biển Malibu (California). Dù điều này bây giờ nghe mới ngớ ngẩn làm sao, nhưng lúc đó nhiều người đã tin.
Chủ đề chung khi đó là Cộng sản nghĩa là nô dịch hóa. Người ta nói rằng chúng tôi là những người đi giải phóng cho quần chúng nhân dân, những người nóng lòng chào đón và sẽ đi theo chúng tôi.
Chúng tôi đã tin ở một mức độ nhất định, thậm chí nhiều hơn những người khác. Bản thân tôi chỉ lấy làm lạ là chúng tôi muốn người dân ở Nam Việt Nam có những quyền mà chính người Mỹ da đen đang bị khước từ ở miền Nam nước Mỹ.
Tôi có hai ý nghĩ: một là tôi không thấy có người Việt Nam nào tham gia vào cuộc nội chiến Mỹ; thứ hai, lịch sử đã dạy cho tôi rằng thống nhất đất nước luôn là một điều tốt, và chúng tôi đã có những ví dụ ở Trung Quốc, Italia, Đức. Nhưng vì một lý do nào đó mà logic này đã không được áp dụng đối với Việt Nam. Khi đó tôi thấy điều này thật khó hiểu.
- Ông có trải nghiệm nào với các lực lượng cách mạng của Việt Nam trong thời gian tham chiến hay không? Ông có thể kể đôi chút về kỷ niệm đó?
Ông James Rhodes: Sinh ra và lớn lên là một người Kitô giáo, tôi đã bị sốc vì những gì mà chúng tôi làm trên khắp đất nước Việt Nam. Tôi đã thực sự đau đớn về điều này.
Mặc dù có rất ít thời gian rảnh rỗi, nhưng bất cứ khi nào có, tôi đều dành để làm những việc theo lý tưởng của mình ở Pleiku, nơi tôi gặp cô An.
Cho dù An rõ ràng là Việt Cộng, nhưng điều đó không quan trọng với tôi. Tôi cần một người bạn và An đã mở vòng tay tình bạn ra với tôi. Chúng tôi không có quan hệ tình ái, và đó cũng không phải là điều tôi tìm kiếm. Chúng tôi nói chuyện và thảo luận về những vấn đề châu Á.
Cô ấy đã giới thiệu cho tôi những tác phẩm của Hồ Chí Minh, và tôi thấy những tác phẩm ấy rất hay và mang tính soi sáng. Tôi bắt đầu có sự trải nghiệm về trái tim và khối óc của người Việt. Nó đưa tôi đến con đường hiểu biết nhiều hơn chính bản thân mình.
Tôi sẽ luôn hàm ơn về điều này. Nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi, ở Việt Nam tôi được tôn trọng vì điều này, nhưng ở Mỹ tôi lại bị soi xét dưới một cách nhìn hoàn toàn khác.
- Lúc ở Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, ông đã dự đoán cuộc chiến sẽ kết thúc như thế nào?
Ông James Rhodes: Ngay tuần đầu tiên ở Việt Nam, tôi đã tiên đoán chúng tôi sẽ thua. Khi đó người Mỹ thường gọi người Việt Nam bằng những từ mang tính miệt thị vì hầu hết người Mỹ coi người Việt Nam thuộc đẳng cấp dưới, đang cần một chế độ thuộc địa để "giúp" họ điều hành và "quản lý" đất nước của họ.
Những người lính Việt Nam Cộng hòa được phân công cùng chúng tôi đã không thể hiện nhiệt huyết giành chiến thắng, điều mà chúng tôi được nói là tồn tại mọi nơi ở miền Nam. Với xuất thân của mình, tôi liên hệ trực tiếp với những người ở "tầng lớp dưới" và nông dân, những người không mấy quan tâm đến dân chủ hay chủ nghĩa cộng sản; họ chỉ muốn trồng trọt và được để yên thân, điều đã không xảy ra.
Những người Việt Nam mà chính phủ Mỹ ủng hộ dường như đều được đào tạo ở Mỹ và trở lại Việt Nam không phải với tư cách là người giải phóng, mà là những kẻ tay sai, bù nhìn phục vụ cho lợi ích đặc biệt của Mỹ, hay cái mà Tổng thống Mỹ Eisenhower gọi là "tổ hợp quân sự - công nghiệp". Họ là những kẻ xâm phạm nhân quyền đáng sợ với những tội lỗi được bỏ qua chỉ vì họ chống cộng.
- Ông ở đâu vào ngày 30/4/1975? Cảm giác của ông như thế nào khi biết chiến tranh đã kết thúc và Việt Nam thống nhất?
Ông James Rhodes: Tôi đang ở San Jose, California với một nhóm nữ tu Việt Nam. Người Việt ở California bắt đầu kế hoạch cho một cuộc tấn công Hà Nội. Tôi phát biểu trong một cuộc tụ tập của họ, và nhắc họ nhớ về cuộc tấn công vào Vịnh Con Lợn của người Mỹ gốc Cuba, trong đó Mỹ đảo bảo sự hỗ trợ bằng đường biển và đường không, nhưng đã không bao giờ có.
Tôi nói để họ nhớ rằng cuộc chiến tranh đã kết thúc. Tôi cảm thấy kỳ lạ. Họ nói nhiều về những cuộc hành quyết tập thể, những nhà tù chính trị, cải tạo và tra tấn. Tôi không biết có phải là thật hay không.
Tôi chỉ biết có rất nhiều vị tai to mặt lớn của Nam Việt Nam được định cư ở những nơi rất tốt ở California. Trong khi họ sống một cuộc sống dư giả, rất nhiều người chúng tôi phải vật lộn hàng ngày.
- Ông đã có nhiều năm sống ở Việt Nam kể từ những năm 1980, ông nghĩ gì về những thay đổi ở Việt Nam từ đó đến nay?
Ông James Rhodes: Theo cách nhìn của tôi, Đổi Mới là một trong những điều tốt nhất diễn ra tại Việt Nam. Kể từ đó mọi thứ đều tốt lên sau mỗi năm và ngày càng nhiều chính sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thực hiện. Các quan hệ trước đây bị cản trở bởi cấm vận của Mỹ nay đã thay đổi và tốt lên. Đã có sự giao lưu tích cực với tất cả các vùng trên thế giới: Trung và Nam Mỹ, châu Âu, Australia, các nước Balkins, Canada, Scandinavia. Đất nước và con người Việt Nam thật đẹp. Đồ ăn thì tuyệt vời và tốt cho sức khỏe.
Giá sinh hoạt, đối với người ngoại quốc, là rất rẻ. Giáo dục và truyền thông đại chúng đã được cải thiện rất nhiều. Y tế rất rẻ với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, không giống như ở Mỹ. Những phẩm hạnh tôn giáo được thực thi. Và dường như không có thành kiến về sắc tộc như tôi quen thấy ở Mỹ. Việt Nam thực sự là "Hòn ngọc của Phương Đông" và là "Con hổ Châu Á".
- Ông có bình luận gì về những cáo buộc nhằm vào Việt Nam về nhân quyền và tự do tôn giáo hiện nay?
Ông James Rhodes: Tôi đã đi khắp nơi ở Việt Nam và chưa bao giờ bị từ chối quyền đi theo tôn giáo của tôi. Tôi cũng chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì có thể bị coi là vi phạm "nhân quyền". Nhưng tôi không thể nói điều tương tự với những gì đang diễn ra tại Mỹ. Tôi bị sa thải công việc nhiều lần vì tôi thúc đẩy các quyền của "cộng sản vô thần" (các nạn nhân của chất độc màu da cam).
Tôi phải chịu nhiều bức bách vì mặc dù tôi là một người theo tôn giáo, nhưng tôi không phải là người Kitô giáo. Là một cựu chiến binh, tôi chưa bao giờ được chữa trị ở Mỹ vì bất cứ "triệu trứng" nào được cho là do nhiễm chất độc diệt cỏ. Tuy nhiên, tôi đã được chữa trị rất nhiều lần về những chứng bệnh này ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Bạn cần hiểu rằng, đằng sau mỗi cáo buộc, dù là thật hay giả, đều có những lý do ẩn giấu. Người Việt Nam hiểu rõ điều này, còn người Mỹ thì không.
- Câu hỏi cuối cùng, nếu có một điều ước, ông sẽ ước gì lúc này?
Ông James Rhodes: Tôi ước được trở thành công dân Việt Nam vào đúng ngày 10/10/2010. Và không bao giờ phải rời khỏi Việt Nam.
Tôi mong ước được làm việc cùng những nạn nân chất độc da cam của Việt Nam. Được chết và an táng bên những bạn bè ở Hà Nội. Được tham gia hoạt động để ngày càng nhiều người hiểu sự thật về Việt Nam và con người Việt Nam, để cho những người khác thực sự hiểu rằng sẽ là một món quà nếu được trải nghiệm tình hữu nghị của con người ở đó và được có mặt ở đất nước mà cuối cùng đã có được hòa bình sau nhiều thế kỷ xâm lược của nước ngoài.
Một điều nữa tôi rất mong muốn là được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lần tới đến Hà Nội.
- Xin cám ơn ông về cuộc phỏng vấn./.
Ông James Rhodes đã đến Việt Nam ngay cả lúc đất nước còn bị cấm vận. Ông cũng đã nhiều năm sống tại Hà Nội sau đó.
- Xin ông giới thiệu đôi chút về thời gian ông tham gia chiến tranh tại Việt Nam?
Ông James Rhodes: Tôi đến Việt Nam vào cuối năm 1968 và phục vụ trong Phi đội Đặc nhiệm số 6 của Không lực Mỹ đóng tại Pleiku. Nhiệm vụ chính của chúng tôi là tìm kiếm và cứu nạn các phi công Mỹ bị bắn rơi. Chúng tôi còn thực hiện những chiến dịch bí mật trên đất Lào.
Tôi cũng có một thời gian ngắn tham gia Sư đoàn Bộ binh số 4 ở Núi Hàm Rồng (Pleiku) thuộc Trại Enari (Lục quân). Ngoài ra, tôi cũng có một thời gian ở Đà Nẵng và Vịnh Cam Ranh với Không lực Mỹ.
- Trước khi đến Việt Nam tham chiến, người ta đã nói gì với ông? Ông và những người lính Mỹ khác có tin vào những lời nói đó hay không?
Ông James Rhodes: Họ nói với chúng tôi rằng chính phủ hợp pháp của Nam Việt Nam đang bị một nhóm người Cộng sản vô thần xâm lược, vi phạm Hiệp định Paris. Rằng những người cộng sản quyết tâm thống trị thế giới, đàn áp nhân quyền đối với những người mà họ không thể chinh phục.
Người ta cũng nói với chúng tôi rằng nếu Sài Gòn sụp đổ, Cộng sản Việt Nam có thể sẽ đổ bộ xâm lược bãi biển Malibu (California). Dù điều này bây giờ nghe mới ngớ ngẩn làm sao, nhưng lúc đó nhiều người đã tin.
Chủ đề chung khi đó là Cộng sản nghĩa là nô dịch hóa. Người ta nói rằng chúng tôi là những người đi giải phóng cho quần chúng nhân dân, những người nóng lòng chào đón và sẽ đi theo chúng tôi.
Chúng tôi đã tin ở một mức độ nhất định, thậm chí nhiều hơn những người khác. Bản thân tôi chỉ lấy làm lạ là chúng tôi muốn người dân ở Nam Việt Nam có những quyền mà chính người Mỹ da đen đang bị khước từ ở miền Nam nước Mỹ.
Tôi có hai ý nghĩ: một là tôi không thấy có người Việt Nam nào tham gia vào cuộc nội chiến Mỹ; thứ hai, lịch sử đã dạy cho tôi rằng thống nhất đất nước luôn là một điều tốt, và chúng tôi đã có những ví dụ ở Trung Quốc, Italia, Đức. Nhưng vì một lý do nào đó mà logic này đã không được áp dụng đối với Việt Nam. Khi đó tôi thấy điều này thật khó hiểu.
- Ông có trải nghiệm nào với các lực lượng cách mạng của Việt Nam trong thời gian tham chiến hay không? Ông có thể kể đôi chút về kỷ niệm đó?
Ông James Rhodes: Sinh ra và lớn lên là một người Kitô giáo, tôi đã bị sốc vì những gì mà chúng tôi làm trên khắp đất nước Việt Nam. Tôi đã thực sự đau đớn về điều này.
Mặc dù có rất ít thời gian rảnh rỗi, nhưng bất cứ khi nào có, tôi đều dành để làm những việc theo lý tưởng của mình ở Pleiku, nơi tôi gặp cô An.
Cho dù An rõ ràng là Việt Cộng, nhưng điều đó không quan trọng với tôi. Tôi cần một người bạn và An đã mở vòng tay tình bạn ra với tôi. Chúng tôi không có quan hệ tình ái, và đó cũng không phải là điều tôi tìm kiếm. Chúng tôi nói chuyện và thảo luận về những vấn đề châu Á.
Cô ấy đã giới thiệu cho tôi những tác phẩm của Hồ Chí Minh, và tôi thấy những tác phẩm ấy rất hay và mang tính soi sáng. Tôi bắt đầu có sự trải nghiệm về trái tim và khối óc của người Việt. Nó đưa tôi đến con đường hiểu biết nhiều hơn chính bản thân mình.
Tôi sẽ luôn hàm ơn về điều này. Nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi, ở Việt Nam tôi được tôn trọng vì điều này, nhưng ở Mỹ tôi lại bị soi xét dưới một cách nhìn hoàn toàn khác.
- Lúc ở Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, ông đã dự đoán cuộc chiến sẽ kết thúc như thế nào?
Ông James Rhodes: Ngay tuần đầu tiên ở Việt Nam, tôi đã tiên đoán chúng tôi sẽ thua. Khi đó người Mỹ thường gọi người Việt Nam bằng những từ mang tính miệt thị vì hầu hết người Mỹ coi người Việt Nam thuộc đẳng cấp dưới, đang cần một chế độ thuộc địa để "giúp" họ điều hành và "quản lý" đất nước của họ.
Những người lính Việt Nam Cộng hòa được phân công cùng chúng tôi đã không thể hiện nhiệt huyết giành chiến thắng, điều mà chúng tôi được nói là tồn tại mọi nơi ở miền Nam. Với xuất thân của mình, tôi liên hệ trực tiếp với những người ở "tầng lớp dưới" và nông dân, những người không mấy quan tâm đến dân chủ hay chủ nghĩa cộng sản; họ chỉ muốn trồng trọt và được để yên thân, điều đã không xảy ra.
Những người Việt Nam mà chính phủ Mỹ ủng hộ dường như đều được đào tạo ở Mỹ và trở lại Việt Nam không phải với tư cách là người giải phóng, mà là những kẻ tay sai, bù nhìn phục vụ cho lợi ích đặc biệt của Mỹ, hay cái mà Tổng thống Mỹ Eisenhower gọi là "tổ hợp quân sự - công nghiệp". Họ là những kẻ xâm phạm nhân quyền đáng sợ với những tội lỗi được bỏ qua chỉ vì họ chống cộng.
- Ông ở đâu vào ngày 30/4/1975? Cảm giác của ông như thế nào khi biết chiến tranh đã kết thúc và Việt Nam thống nhất?
Ông James Rhodes: Tôi đang ở San Jose, California với một nhóm nữ tu Việt Nam. Người Việt ở California bắt đầu kế hoạch cho một cuộc tấn công Hà Nội. Tôi phát biểu trong một cuộc tụ tập của họ, và nhắc họ nhớ về cuộc tấn công vào Vịnh Con Lợn của người Mỹ gốc Cuba, trong đó Mỹ đảo bảo sự hỗ trợ bằng đường biển và đường không, nhưng đã không bao giờ có.
Tôi nói để họ nhớ rằng cuộc chiến tranh đã kết thúc. Tôi cảm thấy kỳ lạ. Họ nói nhiều về những cuộc hành quyết tập thể, những nhà tù chính trị, cải tạo và tra tấn. Tôi không biết có phải là thật hay không.
Tôi chỉ biết có rất nhiều vị tai to mặt lớn của Nam Việt Nam được định cư ở những nơi rất tốt ở California. Trong khi họ sống một cuộc sống dư giả, rất nhiều người chúng tôi phải vật lộn hàng ngày.
- Ông đã có nhiều năm sống ở Việt Nam kể từ những năm 1980, ông nghĩ gì về những thay đổi ở Việt Nam từ đó đến nay?
Ông James Rhodes: Theo cách nhìn của tôi, Đổi Mới là một trong những điều tốt nhất diễn ra tại Việt Nam. Kể từ đó mọi thứ đều tốt lên sau mỗi năm và ngày càng nhiều chính sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thực hiện. Các quan hệ trước đây bị cản trở bởi cấm vận của Mỹ nay đã thay đổi và tốt lên. Đã có sự giao lưu tích cực với tất cả các vùng trên thế giới: Trung và Nam Mỹ, châu Âu, Australia, các nước Balkins, Canada, Scandinavia. Đất nước và con người Việt Nam thật đẹp. Đồ ăn thì tuyệt vời và tốt cho sức khỏe.
Giá sinh hoạt, đối với người ngoại quốc, là rất rẻ. Giáo dục và truyền thông đại chúng đã được cải thiện rất nhiều. Y tế rất rẻ với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, không giống như ở Mỹ. Những phẩm hạnh tôn giáo được thực thi. Và dường như không có thành kiến về sắc tộc như tôi quen thấy ở Mỹ. Việt Nam thực sự là "Hòn ngọc của Phương Đông" và là "Con hổ Châu Á".
- Ông có bình luận gì về những cáo buộc nhằm vào Việt Nam về nhân quyền và tự do tôn giáo hiện nay?
Ông James Rhodes: Tôi đã đi khắp nơi ở Việt Nam và chưa bao giờ bị từ chối quyền đi theo tôn giáo của tôi. Tôi cũng chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì có thể bị coi là vi phạm "nhân quyền". Nhưng tôi không thể nói điều tương tự với những gì đang diễn ra tại Mỹ. Tôi bị sa thải công việc nhiều lần vì tôi thúc đẩy các quyền của "cộng sản vô thần" (các nạn nhân của chất độc màu da cam).
Tôi phải chịu nhiều bức bách vì mặc dù tôi là một người theo tôn giáo, nhưng tôi không phải là người Kitô giáo. Là một cựu chiến binh, tôi chưa bao giờ được chữa trị ở Mỹ vì bất cứ "triệu trứng" nào được cho là do nhiễm chất độc diệt cỏ. Tuy nhiên, tôi đã được chữa trị rất nhiều lần về những chứng bệnh này ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Bạn cần hiểu rằng, đằng sau mỗi cáo buộc, dù là thật hay giả, đều có những lý do ẩn giấu. Người Việt Nam hiểu rõ điều này, còn người Mỹ thì không.
- Câu hỏi cuối cùng, nếu có một điều ước, ông sẽ ước gì lúc này?
Ông James Rhodes: Tôi ước được trở thành công dân Việt Nam vào đúng ngày 10/10/2010. Và không bao giờ phải rời khỏi Việt Nam.
Tôi mong ước được làm việc cùng những nạn nân chất độc da cam của Việt Nam. Được chết và an táng bên những bạn bè ở Hà Nội. Được tham gia hoạt động để ngày càng nhiều người hiểu sự thật về Việt Nam và con người Việt Nam, để cho những người khác thực sự hiểu rằng sẽ là một món quà nếu được trải nghiệm tình hữu nghị của con người ở đó và được có mặt ở đất nước mà cuối cùng đã có được hòa bình sau nhiều thế kỷ xâm lược của nước ngoài.
Một điều nữa tôi rất mong muốn là được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lần tới đến Hà Nội.
- Xin cám ơn ông về cuộc phỏng vấn./.
Đỗ Thúy (Vietnam+)