Chiều 28/3, Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, bệnh viện lần đầu tiếp nhận và cứu sống một bé nhỏ tuổi nhất lên hen cấp rất nặng, đe dọa ngừng thở.
Bệnh nhân là cháu N.H.A (nữ), hơn 9 tháng tuổi ở Hoàng Mai, Hà Nội.
Bác sỹ Nguyễn Thành Nam, người điều trị trực tiếp cho bệnh nhân cho biết, ngày 6/3 bé N.H.A nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, tím tái, co rút lồng ngực mạnh. Đặc biệt, nhịp tim của em bé rất nhanh, lên tới 210 lần/phút. Do bị cơn hen cấp nặng và tiến triển rất nhanh nên cháu bé đã bị kích thích mạnh, chân tay lạnh, bị sốt cao và trong tình trạng li bì.
Sau hơn 20 ngày được các bác sỹ điều trị, chăm sóc, đến nay cháu bé đã hết sốt, tỉnh táo, sức khỏe dần ổn định.
Bác sỹ Nam cho hay, 3 tuần trước đó, bé cũng đã nhập viện trong tình trạng khó thở rất nặng. Khi đó, các bác sỹ đã điều trị cho bé bằng thuốc giãn phế quản.
Sau khi ra viện được 5 ngày, đến ngày 6/3, bé lại phải cấp cứu trong tình trạng nặng hơn. Các bác sỹ chẩn đoán cháu bé bị hen phế quản cấp rất nặng.
Các bác sỹ đã điều trị tích cực bằng khí dung, thuốc tuy nhiên tình trạng của bé vẫn không cải thiện, co thắt phế quản nhiều, thở kiệt sức. Cuối cùng các bác sĩ quyết định đặt nội khí quản cho bé thở máy và kết hợp các thuốc điều trị hen. Đến ngày 12/3, tình trạng bệnh dần được cải thiện, trẻ được cai máy thở.
Được biết, từ khi sinh ra bé chưa từng có đợt ho, thở khò khè nào. Tiền sử gia đình không có ai bị dị ứng hay hen phế quản. Tuy nhiên, gia đình bé làm nghề may, các bác sỹ chẩn đoán nguyên nhân khởi phát kích thích cơn hen ở bé có thể do bụi vải.
Phó giáo sư Dũng cho biết, trường hợp trẻ nhỏ tuổi bị bệnh hen nặng như thế này rất hiếm gặp, việc cứu chữa cũng khó hơn ở trẻ lớn rất nhiều. Bệnh viện đã cứu chữa cho rất nhiều trẻ nhỏ bị hen nhưng diễn biến bệnh nhẹ. Thông thường trẻ chỉ cần thở máy 1-2 ngày, thậm chí 3 ngày là đã ổn, trong khi bé này phải thở máy đến 6 ngày.
Theo ông Dũng, việc chẩn đoán bệnh hen ở trẻ dưới 2 tuổi đã khó, nên trường hợp đối với trẻ dưới 1 tuổi lại càng khó hơn. Bởi các bác sỹ dễ chẩn đoán nhầm sang viêm phổi hay viêm tiểu phế quản.
Vì vậy, vị phó giáo sư này cảnh báo các phụ huynh không được lơ là các cơn hen ở trẻ nhỏ, không được đánh giá thấp. Cơn hen ở trẻ nhỏ có những biểu hiện tương tự như người lớn, với những cơn hô hấp, co thắt rất gấp. Tuy nhiên, trẻ kiệt sức rất nhanh, thời gian chữa cũng lâu hơn.
Hen phế quản là bệnh mãn tính của đường hô hấp, gây ra hiện tượng tăng phản ứng phế quản. Nó thường có các đợt khò khè, thở ngắn hơi, nặng ngực và ho tái phát đặc biệt về đêm và sáng. Để giảm tần suất xuất hiện các cơn khó thở, ngoài việc dùng thuốc, người bệnh phải tránh xa các yếu tố ảnh hưởng có thể gây khởi phát bệnh hen cơn như: phấn hoa, lông súc vật, bụi nhà, nấm mốc, khói thuốc…/.
Bệnh nhân là cháu N.H.A (nữ), hơn 9 tháng tuổi ở Hoàng Mai, Hà Nội.
Bác sỹ Nguyễn Thành Nam, người điều trị trực tiếp cho bệnh nhân cho biết, ngày 6/3 bé N.H.A nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, tím tái, co rút lồng ngực mạnh. Đặc biệt, nhịp tim của em bé rất nhanh, lên tới 210 lần/phút. Do bị cơn hen cấp nặng và tiến triển rất nhanh nên cháu bé đã bị kích thích mạnh, chân tay lạnh, bị sốt cao và trong tình trạng li bì.
Sau hơn 20 ngày được các bác sỹ điều trị, chăm sóc, đến nay cháu bé đã hết sốt, tỉnh táo, sức khỏe dần ổn định.
Bác sỹ Nam cho hay, 3 tuần trước đó, bé cũng đã nhập viện trong tình trạng khó thở rất nặng. Khi đó, các bác sỹ đã điều trị cho bé bằng thuốc giãn phế quản.
Sau khi ra viện được 5 ngày, đến ngày 6/3, bé lại phải cấp cứu trong tình trạng nặng hơn. Các bác sỹ chẩn đoán cháu bé bị hen phế quản cấp rất nặng.
Các bác sỹ đã điều trị tích cực bằng khí dung, thuốc tuy nhiên tình trạng của bé vẫn không cải thiện, co thắt phế quản nhiều, thở kiệt sức. Cuối cùng các bác sĩ quyết định đặt nội khí quản cho bé thở máy và kết hợp các thuốc điều trị hen. Đến ngày 12/3, tình trạng bệnh dần được cải thiện, trẻ được cai máy thở.
Được biết, từ khi sinh ra bé chưa từng có đợt ho, thở khò khè nào. Tiền sử gia đình không có ai bị dị ứng hay hen phế quản. Tuy nhiên, gia đình bé làm nghề may, các bác sỹ chẩn đoán nguyên nhân khởi phát kích thích cơn hen ở bé có thể do bụi vải.
Phó giáo sư Dũng cho biết, trường hợp trẻ nhỏ tuổi bị bệnh hen nặng như thế này rất hiếm gặp, việc cứu chữa cũng khó hơn ở trẻ lớn rất nhiều. Bệnh viện đã cứu chữa cho rất nhiều trẻ nhỏ bị hen nhưng diễn biến bệnh nhẹ. Thông thường trẻ chỉ cần thở máy 1-2 ngày, thậm chí 3 ngày là đã ổn, trong khi bé này phải thở máy đến 6 ngày.
Theo ông Dũng, việc chẩn đoán bệnh hen ở trẻ dưới 2 tuổi đã khó, nên trường hợp đối với trẻ dưới 1 tuổi lại càng khó hơn. Bởi các bác sỹ dễ chẩn đoán nhầm sang viêm phổi hay viêm tiểu phế quản.
Vì vậy, vị phó giáo sư này cảnh báo các phụ huynh không được lơ là các cơn hen ở trẻ nhỏ, không được đánh giá thấp. Cơn hen ở trẻ nhỏ có những biểu hiện tương tự như người lớn, với những cơn hô hấp, co thắt rất gấp. Tuy nhiên, trẻ kiệt sức rất nhanh, thời gian chữa cũng lâu hơn.
Hen phế quản là bệnh mãn tính của đường hô hấp, gây ra hiện tượng tăng phản ứng phế quản. Nó thường có các đợt khò khè, thở ngắn hơi, nặng ngực và ho tái phát đặc biệt về đêm và sáng. Để giảm tần suất xuất hiện các cơn khó thở, ngoài việc dùng thuốc, người bệnh phải tránh xa các yếu tố ảnh hưởng có thể gây khởi phát bệnh hen cơn như: phấn hoa, lông súc vật, bụi nhà, nấm mốc, khói thuốc…/.
Thùy Giang (Vietnam+)