Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, từ khi thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử vào năm 2005 đến nay, tổng số đơn vị tham gia là 96 chi cục hải quan tại 20/33 cục hải quan địa phương trên phạm vi cả nước. Số doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử lên tới 53.849 doanh nghiệp.
Theo đánh giá của các đơn vị tham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử, cách làm này đã mang lại lợi ích thiết thực đối với cộng đồng doanh nghiệp. Qua đó, thời gian thông quan của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu được rút ngắn.
Việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử đã góp phần quan trọng thúc đẩy cải cách hành chính và hiện đại hóa hải quan theo Đề án 30 và Nghị quyết 11 của Chính phủ. Đây cũng là tiền đề để xây dựng, đưa hệ thống VNACCS/VCIS (hệ thống thông quan hàng hóa tự động) vận hành vào năm 2014, đảm bảo chuyển đổi hài hòa giữa hệ thống cũ và mới.
Việc áp dụng mô hình này với nhiều loại hình thí điểm cùng sự tham gia của các cục hải quan, doanh nghiệp đã giúp một bộ phận đội ngũ cán bộ quen với phương thức làm việc mới có tính chuyên nghiệp hơn.
Trước những lợi ích thiết thực của việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử, theo Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ xem xét, phê duyệt Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Nội dung chủ yếu được đổi mới liên quan tới các vấn đề: thời gian khai hải quan; xác nhận của cơ quan hải quan; quản lý rủi ro thông quan hàng hóa, kết nối thực hiện cơ chế một cửa.
Theo đó, người khai hải quan được sử dụng chứng từ in ra từ hệ thống khai hải quan điện tử (có xác thực của người khai hải quan điện tử) đối với lô hàng đã được cơ quan Hải quan chấp nhận thông quan để làm chứng từ vận chuyển hàng hóa trên đường. Ngoài ra, cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi thực hiện thủ tục Hải quan điện tử…/.
Theo đánh giá của các đơn vị tham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử, cách làm này đã mang lại lợi ích thiết thực đối với cộng đồng doanh nghiệp. Qua đó, thời gian thông quan của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu được rút ngắn.
Việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử đã góp phần quan trọng thúc đẩy cải cách hành chính và hiện đại hóa hải quan theo Đề án 30 và Nghị quyết 11 của Chính phủ. Đây cũng là tiền đề để xây dựng, đưa hệ thống VNACCS/VCIS (hệ thống thông quan hàng hóa tự động) vận hành vào năm 2014, đảm bảo chuyển đổi hài hòa giữa hệ thống cũ và mới.
Việc áp dụng mô hình này với nhiều loại hình thí điểm cùng sự tham gia của các cục hải quan, doanh nghiệp đã giúp một bộ phận đội ngũ cán bộ quen với phương thức làm việc mới có tính chuyên nghiệp hơn.
Trước những lợi ích thiết thực của việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử, theo Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ xem xét, phê duyệt Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Nội dung chủ yếu được đổi mới liên quan tới các vấn đề: thời gian khai hải quan; xác nhận của cơ quan hải quan; quản lý rủi ro thông quan hàng hóa, kết nối thực hiện cơ chế một cửa.
Theo đó, người khai hải quan được sử dụng chứng từ in ra từ hệ thống khai hải quan điện tử (có xác thực của người khai hải quan điện tử) đối với lô hàng đã được cơ quan Hải quan chấp nhận thông quan để làm chứng từ vận chuyển hàng hóa trên đường. Ngoài ra, cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi thực hiện thủ tục Hải quan điện tử…/.
Hải Yến (TTXVN)