Bên lề Hội thảo “Công nghệ xử lý ngôn ngữ và phát triển thị trường nội dung số Việt Nam ra thế giới,” tiến sĩ Nguyễn Ái Việt, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, đây là thời điểm chín muồi của công nghiệp nội dung số.
Theo ông Việt, nội dung số chính là ngành kinh tế tri thức phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển hiện nay của Việt Nam.
Bên cạnh đội ngũ chuyên gia đã có độ chín, hiện Việt Nam có hạ tầng viễn thông tốt, thiết bị đầu cuối Smarphone, máy tính bảng tăng nhanh. Với sự ra đời của dịch vụ 3G mà sắp tới sẽ là 4G, ngành công nghiệp nội dung đang được tạo đà để phát triển.
Ngoài ra, thị trường viễn thông đang giảm lợi nhuận trên từng thuê bao. Muốn đẩy doanh thu, các nhà mạng phải tăng cường hơn nữa các dịch vụ giá trị gia tăng, nội dung.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay Việt Nam chưa có một phần mềm nội dung đủ tầm. Một số doanh nghiệp nội dung cho rằng đó là do doanh nghiệp viễn thông "ăn chia" bèo bọt. Song, ông Việt lại không cho lý do đó là mấu chốt cũng bởi nhiều doanh nghiệp nội dung vẫn đang nghĩ về những thứ cao xa mà chưa đầu tư vào những vấn đề thực tiễn nảy sinh trong cuộc sống.
Trên thực tế, các doanh nghiệp viễn thông cũng đã có nhiều "nhượng bộ." Mới đây, trong buổi tọa đàm về Thị trường viễn thông 2012 do Câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ thông tin tổ chức, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết nhà mạng sẵn sàng chia tới 90% cho nhà cung cấp nội dung, miễn sao phải có những nội dung tốt, đủ sức cạnh tranh.
“Với thị trường hiện nay, ai làm chủ nội dung mới là doanh nghiệp có lợi nhuận cao,” ông Việt nhận định.
Vị lãnh đạo của Viện Công nghệ thông tin cũng cho biết, cơ hội của doanh nghiệp nội dung số sẽ trải rộng trong các lĩnh vực như xuất bản, y tế, giáo dục, văn hóa, giải trí, điện ảnh, tài chính ngân hàng...
Cũng theo ông Việt, để thúc đẩy nội dung thì công nghệ xử lý ngôn ngữ từ tiếng Việt (chữ viết, tiếng nói) ra tiếng nước ngoài là rất quan trọng. Kế tiếp chính là phải làm sao có công cụ tìm kiếm phù hợp theo kiểu tiếng Việt.
Lấy ví dụ, ông Việt cho hay, chúng ta buộc phải làm tốt việc này nếu muốn đưa thông tin đối ngoại về biển đảo, hoặc những nội dung thuần Việt như Đại Việt sử ký toàn thư... đến với người dùng quốc tế./.
Theo ông Việt, nội dung số chính là ngành kinh tế tri thức phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển hiện nay của Việt Nam.
Bên cạnh đội ngũ chuyên gia đã có độ chín, hiện Việt Nam có hạ tầng viễn thông tốt, thiết bị đầu cuối Smarphone, máy tính bảng tăng nhanh. Với sự ra đời của dịch vụ 3G mà sắp tới sẽ là 4G, ngành công nghiệp nội dung đang được tạo đà để phát triển.
Ngoài ra, thị trường viễn thông đang giảm lợi nhuận trên từng thuê bao. Muốn đẩy doanh thu, các nhà mạng phải tăng cường hơn nữa các dịch vụ giá trị gia tăng, nội dung.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay Việt Nam chưa có một phần mềm nội dung đủ tầm. Một số doanh nghiệp nội dung cho rằng đó là do doanh nghiệp viễn thông "ăn chia" bèo bọt. Song, ông Việt lại không cho lý do đó là mấu chốt cũng bởi nhiều doanh nghiệp nội dung vẫn đang nghĩ về những thứ cao xa mà chưa đầu tư vào những vấn đề thực tiễn nảy sinh trong cuộc sống.
Trên thực tế, các doanh nghiệp viễn thông cũng đã có nhiều "nhượng bộ." Mới đây, trong buổi tọa đàm về Thị trường viễn thông 2012 do Câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ thông tin tổ chức, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết nhà mạng sẵn sàng chia tới 90% cho nhà cung cấp nội dung, miễn sao phải có những nội dung tốt, đủ sức cạnh tranh.
“Với thị trường hiện nay, ai làm chủ nội dung mới là doanh nghiệp có lợi nhuận cao,” ông Việt nhận định.
Vị lãnh đạo của Viện Công nghệ thông tin cũng cho biết, cơ hội của doanh nghiệp nội dung số sẽ trải rộng trong các lĩnh vực như xuất bản, y tế, giáo dục, văn hóa, giải trí, điện ảnh, tài chính ngân hàng...
Cũng theo ông Việt, để thúc đẩy nội dung thì công nghệ xử lý ngôn ngữ từ tiếng Việt (chữ viết, tiếng nói) ra tiếng nước ngoài là rất quan trọng. Kế tiếp chính là phải làm sao có công cụ tìm kiếm phù hợp theo kiểu tiếng Việt.
Lấy ví dụ, ông Việt cho hay, chúng ta buộc phải làm tốt việc này nếu muốn đưa thông tin đối ngoại về biển đảo, hoặc những nội dung thuần Việt như Đại Việt sử ký toàn thư... đến với người dùng quốc tế./.
Trung Hiền (Vietnam+)