Theo kết quả khảo sát vừa công bố của kênh truyền hình Mega TV, hơn ba phần tư số dân Hy Lạp nói rằng nước này nên tiếp tục sử dụng đồng euro, cho dù có tới hơn 50% cho rằng Athens đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ công trong vài tháng tới.
Kết quả khảo sát của Mega TV, được tiến hành với 1.011 người từ ngày 22-26/9, cho thấy có tới 77,8% số người được hỏi nói rằng Hy Lạp nên tiếp tục ở lại trong khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), trong khi 15,8% có ý kiến ngược lại.
Trong số những người được hỏi ý kiến, 54,8% quả quyết Hy Lạp có thể không trả được khoản nợ công lên tới 340 tỷ euro trong vòng hai tháng tới, so với 44,3% không đưa ra nhận định như vậy.
Chính phủ Hy Lạp hiện đang đối mặt với làn sóng phản đối chống lại các chương cắt giảm chi tiêu công và tăng thuế.
Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Evanghelos Venizelos đã đề xuất áp dụng gói biện pháp "thắt lưng buộc bụng mới" nhằm giảm chi tiêu ngân sách nhà nước trong năm tới.
Ông Venizelos nhấn mạnh để đáp ứng mục tiêu ngân sách trong kế hoạch phục hồi kinh tế giai đoạn 2011-2015, chính phủ nước này cần thực hiện các biện pháp giảm chi tiêu ngân sách năm 2012.
Các biện pháp nói trên có thể bao gồm việc tinh giản biên chế trong các cơ quan nhà nước, tạm ngừng cấp quyết định nghỉ hưu từ nay đến năm 2015, sáp nhập hoặc đóng cửa khoảng 30 tổ chức thuộc khu vực nhà nước.
Cuộc khảo sát của Mega TV cũng cho biết 61% người được hỏi nói các biện pháp trên là không cần thiết, trong khi 36,5% có quan điểm ngược lại; chỉ 6,3% cho rằng các chương trình "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ là hợp lý, trong khi 92% không đồng tình.
Trong một diễn biến liên quan, các chuyên gia kiểm toán của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 26/9 đã bắt đầu nối lại kế hoạch kiểm toán tài chính đối với Hy Lạp để khẳng định liệu quốc gia đang chìm trong nợ nần này có thoát được nguy cơ vỡ nợ công hay không.
Đoàn kiểm toán của EU và IMF sẽ đánh giá tiến độ cải cách ở Hy Lạp trước khi đưa ra quyết định giải ngân khoản cứu trợ trị giá 8 tỷ USD trong gói cứu trợ thứ nhất trị giá 110 tỷ euro dành cho Hy Lạp.
Đây là số tiền Athens cần phải có để trả lương và thanh toán một số khoản nợ đáo hạn vào tháng 10/201.
Trong khi đó, với nỗ lực cùng góp sức của Eurozone nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công lây lan thành đại dịch trong khu vực, Quốc hội Đức dự kiến vào ngày 29/9 sẽ tiến hành bỏ phiếu đối với các quyết định của Eurozone nhằm mở rộng quyền hạn của quỹ cứu trợ ngắn hạn Quỹ Ổn định Tài chính châu Âu (EFSF) và quyết định thành lập quỹ cứu trợ dài hạn mang tên Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM), công cụ thay thế EFSF dự kiến hết hiệu lực vào năm 2013.
Trước đó, "bộ ba" tham gia kế hoạch cứu trợ Hy Lạp gồm EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và IMF đã quyết định chưa giải ngân 8 tỷ euro trong gói cứu trợ thứ nhất trị giá 110 tỷ euro dành cho Hy Lạp cho tới khi Athens chứng minh được họ đã đi đúng hướng trong kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Nhóm này cho rằng các biện pháp khẩn cấp mà Hy Lạp thông qua trong tuần trước, bao gồm sắc thuế nhà mới, là chưa đủ, đồng thời yêu cầu nước này cắt giảm chi tiêu nhiều hơn./.
Kết quả khảo sát của Mega TV, được tiến hành với 1.011 người từ ngày 22-26/9, cho thấy có tới 77,8% số người được hỏi nói rằng Hy Lạp nên tiếp tục ở lại trong khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), trong khi 15,8% có ý kiến ngược lại.
Trong số những người được hỏi ý kiến, 54,8% quả quyết Hy Lạp có thể không trả được khoản nợ công lên tới 340 tỷ euro trong vòng hai tháng tới, so với 44,3% không đưa ra nhận định như vậy.
Chính phủ Hy Lạp hiện đang đối mặt với làn sóng phản đối chống lại các chương cắt giảm chi tiêu công và tăng thuế.
Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Evanghelos Venizelos đã đề xuất áp dụng gói biện pháp "thắt lưng buộc bụng mới" nhằm giảm chi tiêu ngân sách nhà nước trong năm tới.
Ông Venizelos nhấn mạnh để đáp ứng mục tiêu ngân sách trong kế hoạch phục hồi kinh tế giai đoạn 2011-2015, chính phủ nước này cần thực hiện các biện pháp giảm chi tiêu ngân sách năm 2012.
Các biện pháp nói trên có thể bao gồm việc tinh giản biên chế trong các cơ quan nhà nước, tạm ngừng cấp quyết định nghỉ hưu từ nay đến năm 2015, sáp nhập hoặc đóng cửa khoảng 30 tổ chức thuộc khu vực nhà nước.
Cuộc khảo sát của Mega TV cũng cho biết 61% người được hỏi nói các biện pháp trên là không cần thiết, trong khi 36,5% có quan điểm ngược lại; chỉ 6,3% cho rằng các chương trình "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ là hợp lý, trong khi 92% không đồng tình.
Trong một diễn biến liên quan, các chuyên gia kiểm toán của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 26/9 đã bắt đầu nối lại kế hoạch kiểm toán tài chính đối với Hy Lạp để khẳng định liệu quốc gia đang chìm trong nợ nần này có thoát được nguy cơ vỡ nợ công hay không.
Đoàn kiểm toán của EU và IMF sẽ đánh giá tiến độ cải cách ở Hy Lạp trước khi đưa ra quyết định giải ngân khoản cứu trợ trị giá 8 tỷ USD trong gói cứu trợ thứ nhất trị giá 110 tỷ euro dành cho Hy Lạp.
Đây là số tiền Athens cần phải có để trả lương và thanh toán một số khoản nợ đáo hạn vào tháng 10/201.
Trong khi đó, với nỗ lực cùng góp sức của Eurozone nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công lây lan thành đại dịch trong khu vực, Quốc hội Đức dự kiến vào ngày 29/9 sẽ tiến hành bỏ phiếu đối với các quyết định của Eurozone nhằm mở rộng quyền hạn của quỹ cứu trợ ngắn hạn Quỹ Ổn định Tài chính châu Âu (EFSF) và quyết định thành lập quỹ cứu trợ dài hạn mang tên Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM), công cụ thay thế EFSF dự kiến hết hiệu lực vào năm 2013.
Trước đó, "bộ ba" tham gia kế hoạch cứu trợ Hy Lạp gồm EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và IMF đã quyết định chưa giải ngân 8 tỷ euro trong gói cứu trợ thứ nhất trị giá 110 tỷ euro dành cho Hy Lạp cho tới khi Athens chứng minh được họ đã đi đúng hướng trong kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Nhóm này cho rằng các biện pháp khẩn cấp mà Hy Lạp thông qua trong tuần trước, bao gồm sắc thuế nhà mới, là chưa đủ, đồng thời yêu cầu nước này cắt giảm chi tiêu nhiều hơn./.
Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)