Trong các ngày 9, 10, 11, 14 và 16/8 tại Trụ sở Trung ương Đảng, đại diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã làm việc với Ban Thường vụ Đảng bộ các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Bắc Kạn, Yên Bái để cho ý kiến về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ của các tỉnh này.
Các buổi làm việc trên được thực hiện theo Kết luận số 74-KL/TW của Bộ Chính trị và Chương trình làm việc đợt 2 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc cho ý kiến vào dự thảo văn kiện và phương án công tác nhân sự đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố và đảng bộ trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2010-2015.
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chủ trì các buổi làm việc trên. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc Trương Vĩnh Trọng; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam Lê Văn Dũng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Hà Thị Khiết.
Tại các buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các tỉnh Đảng bộ đã trình bày dự thảo Báo cáo chính trị, Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2005-2010; Dự thảo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ và phương án công tác nhân sự nhiệm kỳ 2010-2015. Sau khi đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương đóng góp ý kiến; các vị Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư phát biểu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị kết luận các buổi làm việc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh các Đảng bộ Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Bắc Kạn, Yên Bái đã công phu, nghiêm túc chuẩn bị các dự thảo văn kiện và phương án công tác nhân sự trình Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015, theo đúng quy trình hướng dẫn của Trung ương, đồng thời phát huy được dân chủ, trí tuệ trong toàn Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Bắc Kạn, Yên Bái trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị... Đều là những tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ, nhân dân các tỉnh đã đoàn kết phấn đấu, đạt nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực.
Tốc độ tăng trưởng GDP đều đạt và vượt chỉ tiêu đã đề ra, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, trong nông nghiệp đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Các tỉnh đã quan tâm thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển và bước đầu phát huy được tiềm năng, thế mạnh từ đất và rừng, thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế cửa khẩu, công nghiệp khai khoáng...
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực, với các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc, khó khăn thách thức vẫn còn nhiều. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Đại hội là dịp quan trọng để nhìn nhận lại những thành tựu và hạn chế, lợi thế và khó khăn, phân tích làm rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, đề ra các biện pháp thực hiện có tính khả thi cao.
Việc tổng kết, đánh giá thực tiễn cần sát với tình hình ở mỗi địa phương, đồng thời phải đặt trong bối cảnh chung của cả nước, đó là tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, 25 năm thực hiện công cuộc Đổi mới.
Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đồng thời phù hợp với đường lối phát triển chung của cả nước, mỗi tỉnh cần có định hướng phát triển lâu dài, không chỉ 5 năm, mà thậm chí 10 năm, 20 năm tới; đặt quyết tâm cao để thực hiện cho được các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, tiếp tục vươn lên, sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển.
Đại hội còn là dịp để Ban chấp hành Đảng bộ các tỉnh nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, từ đó tiếp tục cải tiến phương thức, lề lối làm việc, nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.
Về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh trong nhiệm kỳ 2010-2015, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng lưu ý, cùng với các chỉ tiêu nhiệm vụ về tăng trưởng kinh tế, các tỉnh cần chú trọng hơn nữa việc xây dựng các chỉ tiêu nhiệm vụ về bảo đảm an sinh xã hội, về xây dựng và phát triển Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, nhưng xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Các Đảng bộ cần tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, bảo đảm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, tiếp tục phát triển nhanh và bền vững.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao công tác chuẩn bị của các Đảng bộ về phương án nhân sự, được tiến hành chặt chẽ, công phu, đúng quy trình, hướng dẫn của Trung ương, có kế thừa và có đổi mới, bảo đảm tương đối hợp lý về cơ cấu, nhất là về tiêu chuẩn cán bộ. Một số tỉnh đã bảo đảm được tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số, tuy nhiên nguồn cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi) vẫn còn ít. Cùng với việc bảo đảm cơ cấu thì tiêu chuẩn cán bộ vẫn là yếu tố quyết định. Các Đảng bộ cần chú trọng công tác phát triển Đảng, quy hoạch, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ cho lâu dài.
Tại buổi làm việc trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng đã đưa ra các lưu ý riêng với từng Đảng bộ các tỉnh.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọn yêu cầu các Đảng bộ, trên cơ sở ý kiến đóng góp của các đồng chí lãnh đạo Đảng, các ban, bộ, ngành Trung ương, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn kiện, cũng như phương án công tác nhân sự; bảo đảm tiến hành Đại hội thành công tốt đẹp và đặc biệt là sau Đại hội, những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra phải được bảo đảm thực hiện trong thực tế, tạo chuyển biến quan trọng trên các lĩnh vực ở địa phương, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới và phát triển đất nước trong giai đoạn mới./.
Các buổi làm việc trên được thực hiện theo Kết luận số 74-KL/TW của Bộ Chính trị và Chương trình làm việc đợt 2 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc cho ý kiến vào dự thảo văn kiện và phương án công tác nhân sự đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố và đảng bộ trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2010-2015.
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chủ trì các buổi làm việc trên. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc Trương Vĩnh Trọng; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam Lê Văn Dũng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Hà Thị Khiết.
Tại các buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các tỉnh Đảng bộ đã trình bày dự thảo Báo cáo chính trị, Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2005-2010; Dự thảo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ và phương án công tác nhân sự nhiệm kỳ 2010-2015. Sau khi đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương đóng góp ý kiến; các vị Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư phát biểu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị kết luận các buổi làm việc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh các Đảng bộ Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Bắc Kạn, Yên Bái đã công phu, nghiêm túc chuẩn bị các dự thảo văn kiện và phương án công tác nhân sự trình Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015, theo đúng quy trình hướng dẫn của Trung ương, đồng thời phát huy được dân chủ, trí tuệ trong toàn Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Bắc Kạn, Yên Bái trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị... Đều là những tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ, nhân dân các tỉnh đã đoàn kết phấn đấu, đạt nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực.
Tốc độ tăng trưởng GDP đều đạt và vượt chỉ tiêu đã đề ra, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, trong nông nghiệp đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Các tỉnh đã quan tâm thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển và bước đầu phát huy được tiềm năng, thế mạnh từ đất và rừng, thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế cửa khẩu, công nghiệp khai khoáng...
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực, với các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc, khó khăn thách thức vẫn còn nhiều. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Đại hội là dịp quan trọng để nhìn nhận lại những thành tựu và hạn chế, lợi thế và khó khăn, phân tích làm rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, đề ra các biện pháp thực hiện có tính khả thi cao.
Việc tổng kết, đánh giá thực tiễn cần sát với tình hình ở mỗi địa phương, đồng thời phải đặt trong bối cảnh chung của cả nước, đó là tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, 25 năm thực hiện công cuộc Đổi mới.
Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đồng thời phù hợp với đường lối phát triển chung của cả nước, mỗi tỉnh cần có định hướng phát triển lâu dài, không chỉ 5 năm, mà thậm chí 10 năm, 20 năm tới; đặt quyết tâm cao để thực hiện cho được các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, tiếp tục vươn lên, sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển.
Đại hội còn là dịp để Ban chấp hành Đảng bộ các tỉnh nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, từ đó tiếp tục cải tiến phương thức, lề lối làm việc, nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.
Về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh trong nhiệm kỳ 2010-2015, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng lưu ý, cùng với các chỉ tiêu nhiệm vụ về tăng trưởng kinh tế, các tỉnh cần chú trọng hơn nữa việc xây dựng các chỉ tiêu nhiệm vụ về bảo đảm an sinh xã hội, về xây dựng và phát triển Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, nhưng xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Các Đảng bộ cần tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, bảo đảm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, tiếp tục phát triển nhanh và bền vững.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao công tác chuẩn bị của các Đảng bộ về phương án nhân sự, được tiến hành chặt chẽ, công phu, đúng quy trình, hướng dẫn của Trung ương, có kế thừa và có đổi mới, bảo đảm tương đối hợp lý về cơ cấu, nhất là về tiêu chuẩn cán bộ. Một số tỉnh đã bảo đảm được tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số, tuy nhiên nguồn cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi) vẫn còn ít. Cùng với việc bảo đảm cơ cấu thì tiêu chuẩn cán bộ vẫn là yếu tố quyết định. Các Đảng bộ cần chú trọng công tác phát triển Đảng, quy hoạch, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ cho lâu dài.
Tại buổi làm việc trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng đã đưa ra các lưu ý riêng với từng Đảng bộ các tỉnh.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọn yêu cầu các Đảng bộ, trên cơ sở ý kiến đóng góp của các đồng chí lãnh đạo Đảng, các ban, bộ, ngành Trung ương, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn kiện, cũng như phương án công tác nhân sự; bảo đảm tiến hành Đại hội thành công tốt đẹp và đặc biệt là sau Đại hội, những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra phải được bảo đảm thực hiện trong thực tế, tạo chuyển biến quan trọng trên các lĩnh vực ở địa phương, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới và phát triển đất nước trong giai đoạn mới./.
Nguyễn Thị Sự (TTXVN/Vietnam+)