Các cuộc tấn công mạng với công nghệ ngày càng tinh vi của tin tặc trong thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế của các phần mềm an ninh mạng chống tin tặc thế hệ hiện nay, buộc các tập đoàn an ninh mạng hàng đầu thế giới không ngừng chạy đua trong việc cải tiến các sản phẩm hiện hành và phát triển các phần mềm an ninh mới hiệu quả hơn.
Các công ty công nghệ hàng đầu như McAfee và Symantec mới đây đã phát triển các phần mềm với công nghệ mới có thể ngăn chặn hiệu quả các tệp tin truyền thống mà tin tặc sử dụng trong các cuộc tấn công, đồng thời đầu tư vào các lĩnh vực ngăn chặn mất dữ liệu trên điện thoại di động.
Công ty máy tính Hewlett-Packard (HP) của Mỹ - "đại gia" phần mềm an ninh lớn thứ 5 thế giới, cũng đã đầu tư 1,5 tỷ USD phát triển công nghệ chống tin tặc SIEM.
Trong khi đó, đối thủ của HP là Dell. Inc cũng đã mua công ty dịch vụ an ninh quản lý mạng nhằm cung cấp cho các khách hàng dịch vụ giám sát an ninh mạng của họ. Ngoài ra, hàng loạt các công ty an ninh mạng mới nổi cũng đang ra sức phát triển các phần mềm an ninh mạng bảo vệ dữ liệu, cạnh tranh giành thị phần an ninh mạng toàn cầu.
Các nhà phân tích thị trường an ninh mạng toàn cầu nhận định cuộc chạy đua giữa các công ty phần mềm an ninh mạng nhằm đảm bảo an ninh mạng cho khách hàng đang trở thành cuộc chạy đua phát triển các thế hệ phần mềm an ninh mới ngày càng hiện đại hơn với tiện ích lớn hơn.
Cùng ngày, Chính phủ Canada đã công bố chiến lược an ninh mạng mới sau khi xuất hiện một loạt lỗ hổng trong hệ thống thông tin mạng của nước này.
Theo chương trình mới, chính phủ sẽ lưu trữ tất cả e-mail vào một hệ thống nhằm đảm bảo an toàn thông tin, đồng thời cắt giảm các trung tâm dữ liệu của chính phủ xuống còn 20 trung tâm so với con số 300 hiện nay. Chiến lược này không những nhằm tăng cường an ninh mạng mà còn giúp Canada tiết kiệm được chi phí khoảng 100-200 triệu USD./.
Các công ty công nghệ hàng đầu như McAfee và Symantec mới đây đã phát triển các phần mềm với công nghệ mới có thể ngăn chặn hiệu quả các tệp tin truyền thống mà tin tặc sử dụng trong các cuộc tấn công, đồng thời đầu tư vào các lĩnh vực ngăn chặn mất dữ liệu trên điện thoại di động.
Công ty máy tính Hewlett-Packard (HP) của Mỹ - "đại gia" phần mềm an ninh lớn thứ 5 thế giới, cũng đã đầu tư 1,5 tỷ USD phát triển công nghệ chống tin tặc SIEM.
Trong khi đó, đối thủ của HP là Dell. Inc cũng đã mua công ty dịch vụ an ninh quản lý mạng nhằm cung cấp cho các khách hàng dịch vụ giám sát an ninh mạng của họ. Ngoài ra, hàng loạt các công ty an ninh mạng mới nổi cũng đang ra sức phát triển các phần mềm an ninh mạng bảo vệ dữ liệu, cạnh tranh giành thị phần an ninh mạng toàn cầu.
Các nhà phân tích thị trường an ninh mạng toàn cầu nhận định cuộc chạy đua giữa các công ty phần mềm an ninh mạng nhằm đảm bảo an ninh mạng cho khách hàng đang trở thành cuộc chạy đua phát triển các thế hệ phần mềm an ninh mới ngày càng hiện đại hơn với tiện ích lớn hơn.
Cùng ngày, Chính phủ Canada đã công bố chiến lược an ninh mạng mới sau khi xuất hiện một loạt lỗ hổng trong hệ thống thông tin mạng của nước này.
Theo chương trình mới, chính phủ sẽ lưu trữ tất cả e-mail vào một hệ thống nhằm đảm bảo an toàn thông tin, đồng thời cắt giảm các trung tâm dữ liệu của chính phủ xuống còn 20 trung tâm so với con số 300 hiện nay. Chiến lược này không những nhằm tăng cường an ninh mạng mà còn giúp Canada tiết kiệm được chi phí khoảng 100-200 triệu USD./.
(TTXVN/Vietnam+)