Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi với nhịp độ èo uột giữa những nguy cơ suy giảm ngày càng tăng, các thách thức về mặt kinh tế đang trở thành chủ đề "nóng" tại phiên thảo luận của Đại hội đồng Liên hợp quốc, bắt đầu từ ngày 25/9.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Tổng thống Brazil, Dilma Rousseff, khẳng định cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng bắt đầu từ năm 2008 vẫn tác động tiêu cực đến các nền kinh tế trên thế giới. Trong khi các nền kinh tế phát triển vẫn chưa thống nhất được cách thức điều chỉnh ngân sách thích hợp kết hợp với các giải pháp để thúc đẩy đầu tư và nhu cầu, thì những chính sách tài chính mang tính giáo lý truyền thống đang làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái tại các nước này.
Theo bà Rousseff, chính sách nới lỏng tiền tệ của một số quốc gia đang gây ra sự mất cân bằng trên thị trường ngoại hối và gây thiệt hại cho các thị trường mới nổi.
["Khủng hoảng kinh tế tái diễn trong những năm tới"]
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng chỉ ra 5 thách thức mà kinh tế toàn cầu cần giải quyết hiện nay là cuộc khủng hoảng việc làm, an ninh lương thực, xây dựng nền kinh tế "xanh," giảm dần những biện pháp bảo hộ thương mại và sự sụt giảm viện trợ phát triển cho các quốc gia đang phát triển.
Tổng Thư ký nói: "Mọi người muốn có việc làm và triển vọng về một cuộc sống tốt đẹp." Ông nói thêm rằng tất cả các nước cũng phải chú trọng nhiều hơn tới vấn đề an ninh lương thực khi mà giá lương thực đang ngày càng biến động, khiến người dân thấy bất an và phải mua tích trữ.
Thêm vào đó, các quốc gia nghèo đang chịu "cú sốc" do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vốn có nguồn gốc từ các nền kinh tế phát triển. Tổng thống Serbia, Tomislav Nikolic cho hay cuộc khủng hoảng từ lĩnh vực ngân hàng cho đến cán cân thanh toán, thế chấp và khủng hoảng nợ đang tác động tiêu cực đến tất cả các quốc gia trên thế giới, song tình hình trở nên nghiêm trọng hơn tại các nước nghèo, khu vực bị tổn thương nặng nề nhất.
Theo các nhà phân tích, những vấn đề của kinh tế toàn cầu có xu hướng kéo dài và đem lại những hậu quả lâu dài hơn dự tính. Trong khi đó, biện pháp kích thích kinh tế của các quốc gia phát triển lại gây ra thêm một loạt vấn đề mới. Và tất cả những vấn đề này đang tạo ra thêm nguy cơ cho nền kinh tế toàn cầu.
Trước triển vọng kinh tế không mấy sáng sủa của các nền kinh tế phát triển, nhất là châu Âu và Mỹ, Liên hợp quốc đã hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 2,5% trong năm nay.
[IMF có thể hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu]
Để thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng của kinh tế thế giới và giải quyết những thách thức nói trên, bà Rousseff cho rằng sự tăng cường hợp tác và phối hợp giữa các thành viên Liên hợp quốc và các tổ chức đa phương như Nhóm G20, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) là "câu trả lời duy nhất đúng."
Trong khi đó, theo Chủ tịch phiên thảo luận khóa 67 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Vuk Jeremic, hòa bình và ổn định là những điều kiện tiên quyết đảm bảo đà tăng trưởng bền vững cho kinh tế toàn cầu và tiến bộ xã hội.
Ngoài ra, Tổng Thư ký Ban Ki-moon còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển năng lượng bền vững và coi đây là cơ hội lớn nhất của thế kỷ 21, khi nó không chỉ giúp chuyển đổi hệ thống năng lượng thế giới, mà còn hỗ trợ cuộc sống của hàng tỷ người.
Theo ông Ban Ki-moon, năng lượng bền vững là "sợi chỉ vàng" kết nối tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, để hướng tới xây dựng một thế giới thịnh vượng./.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Tổng thống Brazil, Dilma Rousseff, khẳng định cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng bắt đầu từ năm 2008 vẫn tác động tiêu cực đến các nền kinh tế trên thế giới. Trong khi các nền kinh tế phát triển vẫn chưa thống nhất được cách thức điều chỉnh ngân sách thích hợp kết hợp với các giải pháp để thúc đẩy đầu tư và nhu cầu, thì những chính sách tài chính mang tính giáo lý truyền thống đang làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái tại các nước này.
Theo bà Rousseff, chính sách nới lỏng tiền tệ của một số quốc gia đang gây ra sự mất cân bằng trên thị trường ngoại hối và gây thiệt hại cho các thị trường mới nổi.
["Khủng hoảng kinh tế tái diễn trong những năm tới"]
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng chỉ ra 5 thách thức mà kinh tế toàn cầu cần giải quyết hiện nay là cuộc khủng hoảng việc làm, an ninh lương thực, xây dựng nền kinh tế "xanh," giảm dần những biện pháp bảo hộ thương mại và sự sụt giảm viện trợ phát triển cho các quốc gia đang phát triển.
Tổng Thư ký nói: "Mọi người muốn có việc làm và triển vọng về một cuộc sống tốt đẹp." Ông nói thêm rằng tất cả các nước cũng phải chú trọng nhiều hơn tới vấn đề an ninh lương thực khi mà giá lương thực đang ngày càng biến động, khiến người dân thấy bất an và phải mua tích trữ.
Thêm vào đó, các quốc gia nghèo đang chịu "cú sốc" do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vốn có nguồn gốc từ các nền kinh tế phát triển. Tổng thống Serbia, Tomislav Nikolic cho hay cuộc khủng hoảng từ lĩnh vực ngân hàng cho đến cán cân thanh toán, thế chấp và khủng hoảng nợ đang tác động tiêu cực đến tất cả các quốc gia trên thế giới, song tình hình trở nên nghiêm trọng hơn tại các nước nghèo, khu vực bị tổn thương nặng nề nhất.
Theo các nhà phân tích, những vấn đề của kinh tế toàn cầu có xu hướng kéo dài và đem lại những hậu quả lâu dài hơn dự tính. Trong khi đó, biện pháp kích thích kinh tế của các quốc gia phát triển lại gây ra thêm một loạt vấn đề mới. Và tất cả những vấn đề này đang tạo ra thêm nguy cơ cho nền kinh tế toàn cầu.
Trước triển vọng kinh tế không mấy sáng sủa của các nền kinh tế phát triển, nhất là châu Âu và Mỹ, Liên hợp quốc đã hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 2,5% trong năm nay.
[IMF có thể hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu]
Để thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng của kinh tế thế giới và giải quyết những thách thức nói trên, bà Rousseff cho rằng sự tăng cường hợp tác và phối hợp giữa các thành viên Liên hợp quốc và các tổ chức đa phương như Nhóm G20, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) là "câu trả lời duy nhất đúng."
Trong khi đó, theo Chủ tịch phiên thảo luận khóa 67 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Vuk Jeremic, hòa bình và ổn định là những điều kiện tiên quyết đảm bảo đà tăng trưởng bền vững cho kinh tế toàn cầu và tiến bộ xã hội.
Ngoài ra, Tổng Thư ký Ban Ki-moon còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển năng lượng bền vững và coi đây là cơ hội lớn nhất của thế kỷ 21, khi nó không chỉ giúp chuyển đổi hệ thống năng lượng thế giới, mà còn hỗ trợ cuộc sống của hàng tỷ người.
Theo ông Ban Ki-moon, năng lượng bền vững là "sợi chỉ vàng" kết nối tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, để hướng tới xây dựng một thế giới thịnh vượng./.
Trà My (TTXVN)