1.000 đại biểu thanh niên tiêu biểu sẽ tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ VI, tổ chức trong hai ngày 26 và 27/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.
Đây là những cán bộ, hội viên xuất sắc và thanh niên tiêu biểu ở mọi miền Tổ quốc; thanh niên đang học tập, công tác và sinh sống ở nước ngoài.
Với khẩu hiệu hành động “Thanh niên Việt Nam xây hoài bão lớn, chung sức trẻ vì Tổ quốc giàu mạnh và văn minh,” các đại biểu đã mang tới Đại hội niềm tin tưởng, tự hào, mong muốn đóng góp sức trẻ xây dựng đất nước ngày càng phát triển.
"Được về tham dự Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ VI là một vinh dự lớn đối với tôi. Vinh dự vì được tham dự vào ngày hội lớn của tuổi trẻ Việt Nam, được đại diện cho thanh niên Việt Nam đang học tập và công tác ở nước ngoài - một tập thể, theo nhận định chung, ngày một lớn mạnh, trí tuệ, hoài bão và luôn hướng về Tổ quốc," phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Đức Khương - giảng viên tài chính Học viện Thương mại Paris bộc bạch.
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Đức Khương, bên cạnh việc "rèn luyện tinh thần, chuẩn bị lực lượng và không ngừng nâng cao tri thức" để có thể trở thành người chủ tương lai thực thụ, chỉ có đoàn kết một lòng vì sự phồn vinh và phát triển của nước nhà thanh niên mới thực hiện được sứ mệnh của mình.
Là một giảng viên đang làm việc tại Học viện Thương mại Paris và có nhiều năm gắn bó với sinh viên, trí thức trẻ và cộng đồng người Việt Nam tại đây, phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Đức Khương cho rằng tập hợp thanh niên ngoài nước hướng về Tổ quốc cần chú ý trên ba phương diện định hướng tốt, quan tâm đúng mức và khơi dậy niềm tin, và tính thực tiễn.
Bạn Nguyễn Thị Lan Anh , Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ phụ nữ khuyết tật Hà Nội, thành viên Ban vận động thành lập Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam vui mừng được về Hà Nội cùng với gần 1.000 thanh niên tiêu biểu. Sinh ra và lớn lên tại một thị xã nghèo của tỉnh Thái Nguyên, Lan Anh thật không may mắn khi mang trong mình gen “ Xương thủy tinh.”
Vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, Lan Anh luôn tâm niệm phải làm gì để hàng ngày không phải chứng kiến những cảnh đời khó khăn vì khuyết tật và tự chứng minh một điều với gia đình và bạn bè xung quanh “tôi không phải là người hoàn hảo về thể chất nhưng tôi hoàn hảo về tâm hồn.”
Năng nổ, tích cực tham gia vào các hoạt động để giúp các bạn cùng hoàn cảnh có nhiều cơ hội hòa nhập với xã hội, Lan Anh luôn tâm niệm “cần phải cố gắng nhiều hơn nữa, đóng góp nhiều hơn nữa vì sự phát triển của đất nước vì sự vững mạnh của Hội Liên hiệp Thanh niên và vì quyền hòa nhập của những người khuyết tật.”
Đại diện cho thanh niên nông thôn tham dự Đại hội, bạn Lê Hồng Thủy, tỉnh Bắc Kạn cho rằng cùng với sự phát triển của đất nước, thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đại bộ phận thanh niên giữ vững và phát huy truyền thống yêu nước, hiếu học, năng động, dám nghĩ dám làm…
Tuy nhiên, quá trình vận động và phát triển của xã hội đã nẩy sinh những mâu thuẫn mang tính quy luật có tác động đến thanh niên như mẫu thuẫn giữa nhu cầu được học tập, việc làm và khả năng đáp ứng của thị trường lao động cạnh tranh ngày càng cao; giữa nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần và điều kiện đáp ứng còn thiếu…
Là thanh niên nông thôn thế hệ 8X, Hồng Thủy cho rằng hoạt động của tổ chức Hội Liên hiệp thanh niên và tự thân mỗi hội viên cần tìm lời giải cho những mâu thuẫn này để vững bước và phát triển.
Đi nhiều, nhìn ngắm nhiều và càng thấy trách nhiệm của mình càng lớn, bản thân chỉ mong muốn các thế hệ trẻ hôm nay có thêm niềm tin và nhiệt huyết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tâm sự này của phó giáo sư, tiến sỹ Dương Tấn Nhựt, Phân Viện Phó Phân viện Sinh học Tây Nguyên gắn liền với mơ ước một ngày nào nghiên cứu tìm kiếm một điều gì đó mới lạ để có thể viết được một vài trang sách cho nhiều người đọc.
Suy nghĩ và mơ ước ấy đã trở thành một mục tiêu xuyên suốt với những năm học đại học cùng những ngày tháng du học tại Nhật Bản và nhiều nước khác trên thế giới. Phó giáo sư, tiến sỹ Dương Tấn Nhựt cho rằng tuổi trẻ ngày nay muốn sống đẹp, sống có ích trước hết phải sống có lý tưởng, ước mơ, mục đích rõ ràng và trung thành với mục tiêu của chính mình, dám hy sinh bản thân vì sự phồn vinh của đất nước, sự phát triển của dân tộc.
“Hỡi các bạn trẻ, chúng ta hãy tin vào sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp và nhân ái, nếu mỗi người chúng ta đều nguyện sống hết mình chỉ vì hai tiếng Việt Nam!,” đó là lời kêu gọi tâm huyết của phó giáo sư, tiến sỹ Dương Tấn Nhựt gửi các bạn thanh niên.
Từ mọi miền đất nước và nhiều quốc gia trên thế giới về dự Đại hội, mỗi người có những suy nghĩ và công việc khác nhau nhưng tất cả đều chung một mơ ước đem sức trẻ cống hiến để xây dự đất Việt Nam ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như tâm nguyện của Bác Hồ muôn vàn kính yêu./.
Đây là những cán bộ, hội viên xuất sắc và thanh niên tiêu biểu ở mọi miền Tổ quốc; thanh niên đang học tập, công tác và sinh sống ở nước ngoài.
Với khẩu hiệu hành động “Thanh niên Việt Nam xây hoài bão lớn, chung sức trẻ vì Tổ quốc giàu mạnh và văn minh,” các đại biểu đã mang tới Đại hội niềm tin tưởng, tự hào, mong muốn đóng góp sức trẻ xây dựng đất nước ngày càng phát triển.
"Được về tham dự Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ VI là một vinh dự lớn đối với tôi. Vinh dự vì được tham dự vào ngày hội lớn của tuổi trẻ Việt Nam, được đại diện cho thanh niên Việt Nam đang học tập và công tác ở nước ngoài - một tập thể, theo nhận định chung, ngày một lớn mạnh, trí tuệ, hoài bão và luôn hướng về Tổ quốc," phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Đức Khương - giảng viên tài chính Học viện Thương mại Paris bộc bạch.
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Đức Khương, bên cạnh việc "rèn luyện tinh thần, chuẩn bị lực lượng và không ngừng nâng cao tri thức" để có thể trở thành người chủ tương lai thực thụ, chỉ có đoàn kết một lòng vì sự phồn vinh và phát triển của nước nhà thanh niên mới thực hiện được sứ mệnh của mình.
Là một giảng viên đang làm việc tại Học viện Thương mại Paris và có nhiều năm gắn bó với sinh viên, trí thức trẻ và cộng đồng người Việt Nam tại đây, phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Đức Khương cho rằng tập hợp thanh niên ngoài nước hướng về Tổ quốc cần chú ý trên ba phương diện định hướng tốt, quan tâm đúng mức và khơi dậy niềm tin, và tính thực tiễn.
Bạn Nguyễn Thị Lan Anh , Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ phụ nữ khuyết tật Hà Nội, thành viên Ban vận động thành lập Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam vui mừng được về Hà Nội cùng với gần 1.000 thanh niên tiêu biểu. Sinh ra và lớn lên tại một thị xã nghèo của tỉnh Thái Nguyên, Lan Anh thật không may mắn khi mang trong mình gen “ Xương thủy tinh.”
Vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, Lan Anh luôn tâm niệm phải làm gì để hàng ngày không phải chứng kiến những cảnh đời khó khăn vì khuyết tật và tự chứng minh một điều với gia đình và bạn bè xung quanh “tôi không phải là người hoàn hảo về thể chất nhưng tôi hoàn hảo về tâm hồn.”
Năng nổ, tích cực tham gia vào các hoạt động để giúp các bạn cùng hoàn cảnh có nhiều cơ hội hòa nhập với xã hội, Lan Anh luôn tâm niệm “cần phải cố gắng nhiều hơn nữa, đóng góp nhiều hơn nữa vì sự phát triển của đất nước vì sự vững mạnh của Hội Liên hiệp Thanh niên và vì quyền hòa nhập của những người khuyết tật.”
Đại diện cho thanh niên nông thôn tham dự Đại hội, bạn Lê Hồng Thủy, tỉnh Bắc Kạn cho rằng cùng với sự phát triển của đất nước, thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đại bộ phận thanh niên giữ vững và phát huy truyền thống yêu nước, hiếu học, năng động, dám nghĩ dám làm…
Tuy nhiên, quá trình vận động và phát triển của xã hội đã nẩy sinh những mâu thuẫn mang tính quy luật có tác động đến thanh niên như mẫu thuẫn giữa nhu cầu được học tập, việc làm và khả năng đáp ứng của thị trường lao động cạnh tranh ngày càng cao; giữa nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần và điều kiện đáp ứng còn thiếu…
Là thanh niên nông thôn thế hệ 8X, Hồng Thủy cho rằng hoạt động của tổ chức Hội Liên hiệp thanh niên và tự thân mỗi hội viên cần tìm lời giải cho những mâu thuẫn này để vững bước và phát triển.
Đi nhiều, nhìn ngắm nhiều và càng thấy trách nhiệm của mình càng lớn, bản thân chỉ mong muốn các thế hệ trẻ hôm nay có thêm niềm tin và nhiệt huyết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tâm sự này của phó giáo sư, tiến sỹ Dương Tấn Nhựt, Phân Viện Phó Phân viện Sinh học Tây Nguyên gắn liền với mơ ước một ngày nào nghiên cứu tìm kiếm một điều gì đó mới lạ để có thể viết được một vài trang sách cho nhiều người đọc.
Suy nghĩ và mơ ước ấy đã trở thành một mục tiêu xuyên suốt với những năm học đại học cùng những ngày tháng du học tại Nhật Bản và nhiều nước khác trên thế giới. Phó giáo sư, tiến sỹ Dương Tấn Nhựt cho rằng tuổi trẻ ngày nay muốn sống đẹp, sống có ích trước hết phải sống có lý tưởng, ước mơ, mục đích rõ ràng và trung thành với mục tiêu của chính mình, dám hy sinh bản thân vì sự phồn vinh của đất nước, sự phát triển của dân tộc.
“Hỡi các bạn trẻ, chúng ta hãy tin vào sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp và nhân ái, nếu mỗi người chúng ta đều nguyện sống hết mình chỉ vì hai tiếng Việt Nam!,” đó là lời kêu gọi tâm huyết của phó giáo sư, tiến sỹ Dương Tấn Nhựt gửi các bạn thanh niên.
Từ mọi miền đất nước và nhiều quốc gia trên thế giới về dự Đại hội, mỗi người có những suy nghĩ và công việc khác nhau nhưng tất cả đều chung một mơ ước đem sức trẻ cống hiến để xây dự đất Việt Nam ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như tâm nguyện của Bác Hồ muôn vàn kính yêu./.
Quỳnh Hoa (Vietnam+)