Theo thông tin từ Ban Văn hóa của Đại sứ quán Nhật Bản, đầu tháng Mười này sẽ có chương trình Đại nhạc hội Nhật-Việt được tổ chức như là một sự kiện văn hóa lớn, là món quà tặng người yêu nhạc và các khán giả Việt Nam. Chương trình diễn ra vào ngày 9/10 tại Nhà hát lớn Hà Nội. Về thành phần tham gia phía Nhật có Đại sứ đặc biệt Nhật-Việt, Việt-Nhật Sugi Ryotaro, nghệ sĩ Godai Natsuko và bốn ban nhạc AAA, Exile, Winds và AKB48 đến từ Nhật Bản.
Nhóm nhạc AAA sẽ tham gia Đại nhạc hội
Từ bề dày về nghệ thuật đáng nể Thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam về nữ ca sĩ Godai Natsuko cho biết đây là nghệ sĩ dân ca hàng đầu nước Nhật đến từ Tokyo với sở thích "máy tính và làm vườn." Hành trình thành công của Godai Natsuko được tính từ năm 1988, chị đã nhận giải ưu dành cho người mới tham dự Giải phát sóng hữu tuyến toàn Nhật Bản lần thứ 21. Năm 1990, Godai Natsuko nhận giải cao nhất dành cho nữ ca sỹ Lễ hội dân ca Megalopolis. Cùng năm đó, chị được nhận giải vàng Lễ hội âm nhạc dân ca toàn Nhật Bản ABN với bài "Cơn mưa đi trốn." Năm 1992, Godai Natsuko được trao giải xuất sắc Giải nghệ thuật MATSUO lần thứ 13, Giải ngôi sao xuất sắc Giải hữu tuyến toàn Nhật Bản lần thứ 27 và năm 1995, Giải đặc biệt Giải Record Nhật Bản lần thứ 37.
Nghệ sĩ Godai Natsuko
Bên cạnh Godai Natsuko, chương trình còn có sự tham gia của nam ca sĩ Sugi Ryotaro. Ông sinh năm 1944 tại Thành phố Kobe, Nhật Bản. Ông bắt đầu xuất hiện trên sân khấu biểu diễn tại Colombia Record năm 1965. Cùng năm đó xuất hiện trên sân khấu kịch với vai Okita Soshi trong vở "Cây kiếm không cháy." Năm 1967, Sugi Ryotaro đóng vai chính vở kịch Bunkotorimonoezu của Đài truyền hình NHK và được đánh giá rất cao. Với Đài truyền hình NHK thì đây là chương trình ngoại lệ được kéo dài trong nửa năm. Cùng năm đó, ngày 14/12, ông đã nhận giải dành cho người mới tham gia Hiệp hội những nhà sáng tác điện ảnh năm 1967. Sau đó, ông đã tham gia diễn chính trong hơn 1.400 tác phẩm. Hai tác phẩm do ông đảm nhiệm vai chính được trình chiếu vào tuần lễ vàng đã đạt kỷ lục về tỷ lệ người xem. Ngày 1 tháng 10 năm 1972, ông đã thổi một luồng khí mới vào thể loại nhạc kịch đương đại, số lượng khán giả tăng lên nhanh chóng. Ấn tượng về sân khấu của kênh 12 Tokyo đã tăng lên rất lớn, ông cũng đã nhận được nhiều thư cảm ơn của khán giả. Năm 1980, ông đoạt giải trong Giải nghệ thuật Matsuo lần thứ nhất. Đến năm 1983, ông đã nhận bằng khen của Đài truyền hình Nhật Bản vì thành tích đã xây dựng được chương trình Kịch đương đại vào thứ Ba hàng tuần trong 6 năm liền. Ngoài ra, ông cũng đã được nhận nhiều giải thưởng khác. Với sự tham gia của hai tên tuổi như Sugi Ryotaro và Godai Natsuko, chương trình sẽ mang tầm vóc về nghệ thuật rất đáng được các nghệ sĩ Việt Nam và khán giả yêu âm nhạc mong chờ. ...đến sự "bốc lửa" hiện đại Không chỉ đằm thắm dân ca và đẳng cấp qua kịch trường, Đại nhạc hội đến từ nước Nhật lần này sẽ rất sôi động bởi các ban nhạc mang yếu tố thời đại. Chỉ xin nêu đơn cử như ban nhạc W-inds. Đây là ban nhạc hát và nhảy gồm: ca sĩ chính Keita và ca sỹ hát đệm, rap, nhảy là Ryohei, Ryuichi. Giọng hát ấm áp của ca sỹ Keita cùng với phần hát đệm hoàn hảo của Ryohei và Ryuichi cùng với phần biểu diễn nhảy được mài giũa một cách điêu luyện tạo ra một phong cách thể hiện phong phú mang hơi thở của thời đại mới trong thế kỷ 21-Dance Pocal Unit là W-inds.
"Lịch sử" của ban nhạc này phải kể từ tháng 11 năm 2000 vào Chủ nhật hàng tuần bắt đầu tổ chức biểu diễn trên đường phố (Street Performance) tại Công viên Yoyogi và Công viên Shibuya. Ngay trước khi chính thức xuất hiện trên sàn diễn vào tháng 3 năm 2001, ban nhạc đã có buổi biểu diễn tại Shibuya Hokoten với 8.000 cổ động viên. Cùng năm đó thì album đầu tay của ban nhạc cũng đã được phát hành. Năm 2002, các ca khúc "Another Days," "Because of you" và năm 2003 là "Super lover? I need you tonight?," "Long Road" đã chiếm ngôi đầu bảng 1 trong Oricon Single. Cuối năm đó, ban nhạc đã tham gia Giải Record và Cuộc thi giọng ca nam nữ cuối năm của Đài truyền hình NHK, tài năng và sự hâm mộ cũng được bắt đầu xuất hiện từ đây. Vào mùa hè mỗi năm, ban nhạc đều tổ chức các chuyến công diễn trên toàn quốc vớii khoảng trên 100.000 cổ động viên. Đi đâu ban nhạc W-inds cũng bị vây chặt bởi những người hâm mộ. Tên tuổi của ban nhạc bắt đầu lan rộng tại khu vực đông nam Á như Đài Loan, Hong Kong, Hàn Quốc, Trung Quốc (Thượng Hải), Thái, Malaysia v,v... Đặc biệt, tại Đài Loan thì album của ban nhạc đã đạt kỷ lục liên tục đứng vị trí đầu bảng trong bảng xếp hạng. Đại sứ "hai chiều" có 25 con nuôi Việt Nam
Ca sĩ Sugi Ryotaro là một tên tuổi trong nghệ thuật đương đại Nhật Bản như đã giới thiệu ở trên nhưng ông còn là một vị Đại sứ thiện chí rất đặc biệt.
"Lịch sử" của ban nhạc này phải kể từ tháng 11 năm 2000 vào Chủ nhật hàng tuần bắt đầu tổ chức biểu diễn trên đường phố (Street Performance) tại Công viên Yoyogi và Công viên Shibuya. Ngay trước khi chính thức xuất hiện trên sàn diễn vào tháng 3 năm 2001, ban nhạc đã có buổi biểu diễn tại Shibuya Hokoten với 8.000 cổ động viên. Cùng năm đó thì album đầu tay của ban nhạc cũng đã được phát hành. Năm 2002, các ca khúc "Another Days," "Because of you" và năm 2003 là "Super lover? I need you tonight?," "Long Road" đã chiếm ngôi đầu bảng 1 trong Oricon Single. Cuối năm đó, ban nhạc đã tham gia Giải Record và Cuộc thi giọng ca nam nữ cuối năm của Đài truyền hình NHK, tài năng và sự hâm mộ cũng được bắt đầu xuất hiện từ đây. Vào mùa hè mỗi năm, ban nhạc đều tổ chức các chuyến công diễn trên toàn quốc vớii khoảng trên 100.000 cổ động viên. Đi đâu ban nhạc W-inds cũng bị vây chặt bởi những người hâm mộ. Tên tuổi của ban nhạc bắt đầu lan rộng tại khu vực đông nam Á như Đài Loan, Hong Kong, Hàn Quốc, Trung Quốc (Thượng Hải), Thái, Malaysia v,v... Đặc biệt, tại Đài Loan thì album của ban nhạc đã đạt kỷ lục liên tục đứng vị trí đầu bảng trong bảng xếp hạng. Đại sứ "hai chiều" có 25 con nuôi Việt Nam
Ca sĩ Sugi Ryotaro là một tên tuổi trong nghệ thuật đương đại Nhật Bản như đã giới thiệu ở trên nhưng ông còn là một vị Đại sứ thiện chí rất đặc biệt.
Ông Sugi Ryotaro
Tháng 5/2005, ông đã được Bộ Ngoại giao Nhật Bản bổ nhiệm làm "Đại sứ thiện chí Nhật-Việt." Lấy giao lưu văn hóa và ngoại giao nhân dân làm công việc chính, với tư cách là Đại sứ UNESCO, ông đã đến thăm nhiều nước như Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên, Việt Nam, Thái Lan v,v... Đối với Việt Nam trong 20 năm qua, đại sứ Sugi Ryotaro đã tiến hành nhiều hoạt động thiện chí và phúc lợi cho nhiều trẻ em mồ côi của Việt Nam, xây dựng trường tiếng Nhật. Tại Việt Nam nhiều học viên tốt nghiệp trường tiếng Nhật này đã hoạt động tốt trong công việc phiên dịch và trong trường quốc tế. Tháng 5/2006, ông đã được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bổ nhiệm làm Đại sứ hữu nghị đặc biệt Việt-Nhật vì những đóng góp của ông trong việc thúc đẩy giao lưu văn hoá giữa hai nước và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc thông qua việc tuyên truyền một cách rộng rãi về Việt Nam tại Nhật Bản. Tại Làng trẻ em mồ côi Birla là nơi ông Sugi Ryotaro đã hỗ trợ thường xuyên trong 20 năm, ông có 25 con nuôi. Ông đã được trao tặng nhiều bằng khen và thư cảm ơn từ Việt Nam. Đặc biệt vào năm 1997, ông đã được Chủ tịch nước Trần Đức Lương trao tặng Huân chương hữu nghị là huân chương cao quý nhất dành cho người nước ngoài./.
Nguyễn Anh (Vietnam+)