Qua kiểm tra, tỉnh Đắk Lắk đã đình chỉ hoạt động 67 cơ sở chế biến gỗ, tập trung nhiều nhất ở các huyện Ea H’Leo, Ea Súp, Buôn Đôn, Cư M’Gar... - những địa bàn lâu nay xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép nhiều nhất trên địa bàn tỉnh.
Sở dĩ các cơ sở chế biến gỗ trên bị đình chỉ hoạt động là do xây dựng gần rừng, trong rừng, mua bán, xuất nhập hóa đơn chứng từ gỗ không có nguồn gốc hợp pháp, gây ô nhiễm môi trường, vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, thông qua kiểm tra, các lực lượng chức năng đã xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, góp phần giảm tình trạng xâm hại tài nguyên rừng.
Vừa qua, tỉnh Đắk Lắk đã huy động lực lượng liên ngành ra quân truy quét lập lại trật tự trong công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn, nhất là các địa bàn điểm nóng về phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép.
Tỉnh cũng có một số chính sách như hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng mới, tiền thuê đất, đào tạo nghề, ứng dụng khoa học kỹ thuật... nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp di dời, xây dựng mới các cơ sở chế biến lâm sản vào các khu, cụm công nghiệp, điểm quy hoạch để thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước về bảo vệ, phát triển rừng bền vững.
Tỉnh Đắk Lắk có trên 500 cơ sở chế biến gỗ, trong đó có 83 cơ sở chế biến gỗ của các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã chế biến gỗ và 423 cơ sở sản xuất đồ mộc dân dụng quy mô hộ gia đình./.
Sở dĩ các cơ sở chế biến gỗ trên bị đình chỉ hoạt động là do xây dựng gần rừng, trong rừng, mua bán, xuất nhập hóa đơn chứng từ gỗ không có nguồn gốc hợp pháp, gây ô nhiễm môi trường, vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, thông qua kiểm tra, các lực lượng chức năng đã xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, góp phần giảm tình trạng xâm hại tài nguyên rừng.
Vừa qua, tỉnh Đắk Lắk đã huy động lực lượng liên ngành ra quân truy quét lập lại trật tự trong công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn, nhất là các địa bàn điểm nóng về phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép.
Tỉnh cũng có một số chính sách như hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng mới, tiền thuê đất, đào tạo nghề, ứng dụng khoa học kỹ thuật... nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp di dời, xây dựng mới các cơ sở chế biến lâm sản vào các khu, cụm công nghiệp, điểm quy hoạch để thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước về bảo vệ, phát triển rừng bền vững.
Tỉnh Đắk Lắk có trên 500 cơ sở chế biến gỗ, trong đó có 83 cơ sở chế biến gỗ của các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã chế biến gỗ và 423 cơ sở sản xuất đồ mộc dân dụng quy mô hộ gia đình./.
Quang Huy (TTXVN)