Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk cho biết, niên vụ 2011-2012, tỉnh Đắk Lắk ước đạt sản lượng trên 400.000 tấn càphê nhân, tăng trên 10.000 tấn so với niên vụ 2010-2011và là địa phương có sản lượng càphê nhiều nhất nước.
Niên vụ này, Đắk Lắk có kế hoạch xuất khẩu trên 340.000 tấn càphê nhân.
Hiện nay, càphê trên địa bàn đã bắt đầu chín bói. Tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các doanh nghiệp, các địa phương tập trung làm tốt công tác quản lý, bảo vệ không được thu hoạch quả xanh non để vườn càphê đạt tỷ lệ quả chín từ 95% trở lên mới đưa vào thu hoạch đại trà để nâng cao chất lượng sản phẩm càphê xuất khẩu.
Tỉnh cũng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp chế biến sâu để tăng giá trị của sản phẩm càphê xuất khẩu.
Trung tâm giao dịch càphê Buôn Ma Thuột được đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao hiệu quả hoạt động để thu hút ngày càng đông các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tham gia mua, bán, ký gửi càphê.
Tỉnh Đắk Lắk đã kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương tiếp tục triển khai thực hiện chính sách tạm trữ càphê, đồng thời, bổ sung cơ chế để chính sách này có lợi cho người nông dân sản xuất chứ không chỉ tập trung vào lợi ích của các doanh nghiệp.
Tỉnh cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét tăng nguồn vốn tín dụng xuất khẩu cho Đắk Lắk, nghiên cứu, giảm bớt các thủ tục để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, chỉ đạo các ngân hàng thương mại ưu tiên vốn vay và tăng thời hạn cho vay đối với việc thu mua càphê xuất khẩu với lãi suất ưu đãi.
Tỉnh cũng đề nghị Chính phủ xem xét, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu càphê trên địa bàn tỉnh được vay vốn ngân hàng nước ngoài để kinh doanh xuất khẩu càphê.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 192.000ha càphê, trong đó có 178.000ha càphê cho sản phẩm, với năng suất bình quân 2,25 tấn càphê nhân/ha./.
Niên vụ này, Đắk Lắk có kế hoạch xuất khẩu trên 340.000 tấn càphê nhân.
Hiện nay, càphê trên địa bàn đã bắt đầu chín bói. Tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các doanh nghiệp, các địa phương tập trung làm tốt công tác quản lý, bảo vệ không được thu hoạch quả xanh non để vườn càphê đạt tỷ lệ quả chín từ 95% trở lên mới đưa vào thu hoạch đại trà để nâng cao chất lượng sản phẩm càphê xuất khẩu.
Tỉnh cũng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp chế biến sâu để tăng giá trị của sản phẩm càphê xuất khẩu.
Trung tâm giao dịch càphê Buôn Ma Thuột được đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao hiệu quả hoạt động để thu hút ngày càng đông các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tham gia mua, bán, ký gửi càphê.
Tỉnh Đắk Lắk đã kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương tiếp tục triển khai thực hiện chính sách tạm trữ càphê, đồng thời, bổ sung cơ chế để chính sách này có lợi cho người nông dân sản xuất chứ không chỉ tập trung vào lợi ích của các doanh nghiệp.
Tỉnh cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét tăng nguồn vốn tín dụng xuất khẩu cho Đắk Lắk, nghiên cứu, giảm bớt các thủ tục để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, chỉ đạo các ngân hàng thương mại ưu tiên vốn vay và tăng thời hạn cho vay đối với việc thu mua càphê xuất khẩu với lãi suất ưu đãi.
Tỉnh cũng đề nghị Chính phủ xem xét, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu càphê trên địa bàn tỉnh được vay vốn ngân hàng nước ngoài để kinh doanh xuất khẩu càphê.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 192.000ha càphê, trong đó có 178.000ha càphê cho sản phẩm, với năng suất bình quân 2,25 tấn càphê nhân/ha./.
Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)