Việc Ngân hàng Nhà nước công bố sáp nhập 3 ngân hàng thương mại cổ phần là Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB) sáng nay dù có không ít bất ngờ nhưng lại được nhiều chuyên gia tài chính và người dân đánh giá là một bước đi khá mạnh mẽ và nhanh chóng.
Không gây xáo trộn thị trường
Ghi nhận của phóng viên tại một số phòng giao dịch của 3 ngân hàng này vào chiều ngày 6/12, tức là sau khoảng 5-6 giờ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình công bố trên các phương tiền truyền thông sẽ hợp nhất 3 ngân hàng này lại với nhau, đa số các giao dịch ở đây vẫn diễn ra bình thường, thậm chí lại còn khá sôi động, khi lượng người đến gửi tiền trong ngày hôm nay lại còn đông hơn ngày thường.
Địa chỉ giao dịch của SCB trên phố Láng Hạ - Hà Nội vẫn mở cửa hoạt động và không hề có một dấu hiệu nào về gia tăng đột biến của giao dịch. Khách hàng đến giao dịch tại đây cũng đã tỏ ra bình thản khi được hỏi về việc sáp nhập ngân hàng này với các ngân hàng khác. Theo một vị khách hàng, "sáp nhập dưới sự đảm bảo của nhà nước thì không có gì là đáng sợ" và khách hàng này cũng "không có ý định thay đổi các giao dịch sang ngân hàng khác."
Còn tại chi nhánh TinNghiaBank trên phố Khâm Thiên, mặc dù không có khách hàng đến rút tiền nhưng nhân viên ở đây lại nhận được nhiều điện thoại gọi đến hỏi về thông tin sáp nhập. "Chúng tôi đã phải mất nhiều thời gian giải thích cho khách hàng hiểu là hợp nhất các ngân hàng lại với nhau là để tốt lên và vẫn bảo đảm được quyền lợi của người gửi tiền," một nhân viên giao dịch cho hay.
Cũng theo nhân viên này, mọi công việc giao dịch và kinh doanh vẫn diễn ra hết sức bình thường như trước khi có quyết định sát nhập. "Chỉ đạo mà chúng tôi nhận được là phải hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra và lãnh đạo cũng nhấn mạnh việc sáp nhập là cả một lộ trình để hướng tới hoạt động với quy mô và chất lượng tốt hơn," nhân viên này nói.
Bình luận về động thái này, các chuyên gia cho rằng giá trị lớn nhất đối với người gửi tiền là phải đảm bảo được an toàn tiền gửi cho người dân, tức là một ngân hàng yếu kém, hoạt động thua lỗ, khả năng đảm bảo quyền lợi cho người dân sẽ rất rủi ro và rất mong manh. "Việc BIDV được Ngân hàng Nhà nước chỉ định tham gia hoạt động quản trị, điều hành ngân hàng sau hợp nhất, với tư cách là đại diện vốn Nhà nước tại ngân hàng này sẽ tạo ra được tính an toàn, bền vững cho các ngân hàng này và đấy chính là mang lại giá trị lớn nhất cho quyền lợi của người gửi tiền," một chuyên gia lên tiếng.
Hành động thể hiện cam kết mạnh
Trả lời báo giới bên lề Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam sáng nay (6/12), ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, hợp nhất các ngân hàng là điều hết sức bình thường trên thế giới. Đây không phải là vấn đề một ngân hàng tuyên bố phá sản. Thủ tướng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần nói rằng việc hợp nhất các ngân hàng với nhau là một quá trình vận động bình thường của nền kinh tế.
"Đây là động thái hết sức tích cực đối với thị trường trong việc tái cơ cấu, nó sẽ là hiệu ứng tích cực cho cả nền kinh tế. Thị trường chứng khoán và thị trường tài chính cũng đón nhận hiệu ứng này một cách tích cực," ông Kiên khẳng định.
Liên quan đến các vấn đề chi phí sau khi sáp nhập, ông Kiên cho rằng, điều đầu tiên cần phải nói là các khoản chi phí đó phải chia ra là chi phí để đảm bảo hoạt động, sau nữa là bù lỗ vì trong hoạt động ngân hàng, tiềm ẩn nhiều rủi ro về nợ xấu. Tuy nhiên, hiện cả 3 ngân hàng này vẫn đảm bảo được tính thanh khoản.
Ông Kiên cũng chia sẻ: "Trước đây có nhiều luồng dư luận cho rằng có lợi ích nhóm trong hoạt động sáp nhập các ngân hàng với nhau nên chúng ta không tiến hành mua bán các ngân hàng. Nhưng cho đến bây giờ, việc hợp nhất 3 ngân hàng này với nhau thì rõ ràng chúng ta nói là chúng ta làm, không có chuyện lợi ích nhóm trong vấn đề này."
Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB), ông Deepak Mishra cũng đánh giá cao quyết định sát nhập này của các ngân hàng đồng thời khẳng định điều này cho thấy cam kết mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước đã được hiện thực hóa bằng hành động.
"Đây là bước đi hết sức cần thiết trong lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã khẳng định trước đó. Điều này cho thấy cam kết của chính phủ Việt Nam rất mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế," ông Deepak Mishra nhấn mạnh.
Một quan chức của Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này đã đo lường được trước phản ứng của dư luận về việc hợp nhất các ngân hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng Trung ương đã chỉ định BIDV đứng ra hỗ trợ các ngân hàng này về nguồn vốn để đảm bảo các quyền lợi của người gửi tiền đồng thời cũng là để xử lý các khoản nợ của 3 ngân hàng này.
"Những khoản nợ này của ba ngân hàng này cũng không nhiều, vẫn trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước. Nếu cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn cho BIDV để hỗ trợ thêm cho ngân hàng hợp nhất," quan chức trên nhấn mạnh.
Khi được hỏi về liệu sau thương vụ này, có còn thương vụ nào khác tương tự diễn ra nữa hay không, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngoài 3 ngân hàng trên hiện không có ngân hàng nào cần phải can thiệp. Những ngân hàng được cho là nhỏ thì thanh khoản thời điểm này cũng đã tốt lên rồi.
Trong bài phát biểu của mình tại CG 2011, một lần nữa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định, sẽ nỗ lực hết sức mình, đảm bảo trong quá trình tái cơ cấu không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng, rối loạn tài chính và mất an toàn hoạt động ngân hàng, nằm ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất, chi phí xử lý những vấn đề của hệ thống các tổ chức tín dụng./.
Không gây xáo trộn thị trường
Ghi nhận của phóng viên tại một số phòng giao dịch của 3 ngân hàng này vào chiều ngày 6/12, tức là sau khoảng 5-6 giờ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình công bố trên các phương tiền truyền thông sẽ hợp nhất 3 ngân hàng này lại với nhau, đa số các giao dịch ở đây vẫn diễn ra bình thường, thậm chí lại còn khá sôi động, khi lượng người đến gửi tiền trong ngày hôm nay lại còn đông hơn ngày thường.
Địa chỉ giao dịch của SCB trên phố Láng Hạ - Hà Nội vẫn mở cửa hoạt động và không hề có một dấu hiệu nào về gia tăng đột biến của giao dịch. Khách hàng đến giao dịch tại đây cũng đã tỏ ra bình thản khi được hỏi về việc sáp nhập ngân hàng này với các ngân hàng khác. Theo một vị khách hàng, "sáp nhập dưới sự đảm bảo của nhà nước thì không có gì là đáng sợ" và khách hàng này cũng "không có ý định thay đổi các giao dịch sang ngân hàng khác."
Còn tại chi nhánh TinNghiaBank trên phố Khâm Thiên, mặc dù không có khách hàng đến rút tiền nhưng nhân viên ở đây lại nhận được nhiều điện thoại gọi đến hỏi về thông tin sáp nhập. "Chúng tôi đã phải mất nhiều thời gian giải thích cho khách hàng hiểu là hợp nhất các ngân hàng lại với nhau là để tốt lên và vẫn bảo đảm được quyền lợi của người gửi tiền," một nhân viên giao dịch cho hay.
Cũng theo nhân viên này, mọi công việc giao dịch và kinh doanh vẫn diễn ra hết sức bình thường như trước khi có quyết định sát nhập. "Chỉ đạo mà chúng tôi nhận được là phải hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra và lãnh đạo cũng nhấn mạnh việc sáp nhập là cả một lộ trình để hướng tới hoạt động với quy mô và chất lượng tốt hơn," nhân viên này nói.
Bình luận về động thái này, các chuyên gia cho rằng giá trị lớn nhất đối với người gửi tiền là phải đảm bảo được an toàn tiền gửi cho người dân, tức là một ngân hàng yếu kém, hoạt động thua lỗ, khả năng đảm bảo quyền lợi cho người dân sẽ rất rủi ro và rất mong manh. "Việc BIDV được Ngân hàng Nhà nước chỉ định tham gia hoạt động quản trị, điều hành ngân hàng sau hợp nhất, với tư cách là đại diện vốn Nhà nước tại ngân hàng này sẽ tạo ra được tính an toàn, bền vững cho các ngân hàng này và đấy chính là mang lại giá trị lớn nhất cho quyền lợi của người gửi tiền," một chuyên gia lên tiếng.
Hành động thể hiện cam kết mạnh
Trả lời báo giới bên lề Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam sáng nay (6/12), ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, hợp nhất các ngân hàng là điều hết sức bình thường trên thế giới. Đây không phải là vấn đề một ngân hàng tuyên bố phá sản. Thủ tướng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần nói rằng việc hợp nhất các ngân hàng với nhau là một quá trình vận động bình thường của nền kinh tế.
"Đây là động thái hết sức tích cực đối với thị trường trong việc tái cơ cấu, nó sẽ là hiệu ứng tích cực cho cả nền kinh tế. Thị trường chứng khoán và thị trường tài chính cũng đón nhận hiệu ứng này một cách tích cực," ông Kiên khẳng định.
Liên quan đến các vấn đề chi phí sau khi sáp nhập, ông Kiên cho rằng, điều đầu tiên cần phải nói là các khoản chi phí đó phải chia ra là chi phí để đảm bảo hoạt động, sau nữa là bù lỗ vì trong hoạt động ngân hàng, tiềm ẩn nhiều rủi ro về nợ xấu. Tuy nhiên, hiện cả 3 ngân hàng này vẫn đảm bảo được tính thanh khoản.
Ông Kiên cũng chia sẻ: "Trước đây có nhiều luồng dư luận cho rằng có lợi ích nhóm trong hoạt động sáp nhập các ngân hàng với nhau nên chúng ta không tiến hành mua bán các ngân hàng. Nhưng cho đến bây giờ, việc hợp nhất 3 ngân hàng này với nhau thì rõ ràng chúng ta nói là chúng ta làm, không có chuyện lợi ích nhóm trong vấn đề này."
Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB), ông Deepak Mishra cũng đánh giá cao quyết định sát nhập này của các ngân hàng đồng thời khẳng định điều này cho thấy cam kết mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước đã được hiện thực hóa bằng hành động.
"Đây là bước đi hết sức cần thiết trong lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã khẳng định trước đó. Điều này cho thấy cam kết của chính phủ Việt Nam rất mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế," ông Deepak Mishra nhấn mạnh.
Một quan chức của Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này đã đo lường được trước phản ứng của dư luận về việc hợp nhất các ngân hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng Trung ương đã chỉ định BIDV đứng ra hỗ trợ các ngân hàng này về nguồn vốn để đảm bảo các quyền lợi của người gửi tiền đồng thời cũng là để xử lý các khoản nợ của 3 ngân hàng này.
"Những khoản nợ này của ba ngân hàng này cũng không nhiều, vẫn trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước. Nếu cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn cho BIDV để hỗ trợ thêm cho ngân hàng hợp nhất," quan chức trên nhấn mạnh.
Khi được hỏi về liệu sau thương vụ này, có còn thương vụ nào khác tương tự diễn ra nữa hay không, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngoài 3 ngân hàng trên hiện không có ngân hàng nào cần phải can thiệp. Những ngân hàng được cho là nhỏ thì thanh khoản thời điểm này cũng đã tốt lên rồi.
Trong bài phát biểu của mình tại CG 2011, một lần nữa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định, sẽ nỗ lực hết sức mình, đảm bảo trong quá trình tái cơ cấu không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng, rối loạn tài chính và mất an toàn hoạt động ngân hàng, nằm ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất, chi phí xử lý những vấn đề của hệ thống các tổ chức tín dụng./.
Thúy Hà (Vietnam+)