Ngày 25/7, vòng đàm phán thứ sáu cấp chuyên viên giữa Hàn Quốc và Triều Tiên về việc mở lại tổ hợp công nghiệp chung Kaesong đã đổ vỡ mà không đạt được thỏa thuận nào, tiếp tục phủ bóng đen lên mối quan hệ liên Triều.
Mỗi đoàn đàm phán gồm ba thành viên đã kết thúc vòng đàm phán vào lúc 17 giờ 20 phút (theo giờ địa phương) sau khi tổ chức hai phiên họp toàn thể và một cuộc đối thoại trưởng đoàn tại khu vực Kaesong.
[Đàm phán thất bại, Triều Tiên sẽ có binh sỹ ở Kaesong]
Hai bên đã không đạt được thỏa thuận nào cũng như chưa xác định được ngày diễn ra các cuộc đàm phán kế tiếp đồng thời chưa thể thu hẹp bất đồng về việc liệu có nên thông qua các đảm bảo về pháp lý và hành chính nhằm ngăn chặn tái diễn việc Triều Tiên đơn phương đóng cửa tổ hợp chung, vốn là biểu tượng của quan hệ liên Triều này.
Ngay sau khi kết thúc vòng đàm phán, trưởng đoàn Triều Tiên Park Chol-su đã đột ngột xuất hiện không báo trước tại phòng họp báo ở Kaesong và cho biết nếu đàm phán với Hàn Quốc thất bại, Bình Nhưỡng buộc phải triển khai quân tới khu công nghiệp chung này đồng thời chỉ trích phía Hàn Quốc không nhượng bộ dẫn đến đàm phán bế tắc.
Theo các hãng tin YTN và Yonhap, nhà đàm phán hàng đầu Triều Tiên này đã nêu rõ trong trường hợp số phận của Kaesong được định đoạt như trên, "các doanh trại quân đội sẽ được dựng lại (tại Kaesong)." Ông Park Chol-su nhấn mạnh Bình Nhưỡng có thể tự mình vận hành khu công nghiệp này mà không cần sự hỗ trợ từ phía Seoul.
Đáp lại, Văn phòng người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã đưa ra một tuyên bố khẩn cho rằng tuyên bố của Triều Tiên về đàm phán thất bại là "hết sức đáng tiếc" đồng thời cảnh báo tuyên bố này có thể đẩy số phận khu công nghiệp Kaesong "đến bước ngoặt hệ trọng."
Bộ trên cũng cảnh báo Chính phủ Hàn Quốc buộc phải đưa ra một "quyết định quan trọng" trừ khi Bình Nhưỡng có thái độ thẳng thắn đối với các biện pháp ngăn chặn tái diễn việc Triều Tiên đơn phương đóng cửa Kaesong.
Tổ hợp Kaesong đã đóng cửa suốt 3 tháng qua trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng rút toàn bộ 53.000 công nhân Triều Tiên làm việc tại hơn 100 công ty của Hàn Quốc nhằm phản đối các cuộc tập trận chung giữa Seoul và Washington.
Các nhà phân tích lo ngại căng thẳng giữa hai nước có thể leo thang trở lại trong tháng tới khi Hàn Quốc tổ chức cuộc tập trận chung hàng năm với Mỹ./.
Mỗi đoàn đàm phán gồm ba thành viên đã kết thúc vòng đàm phán vào lúc 17 giờ 20 phút (theo giờ địa phương) sau khi tổ chức hai phiên họp toàn thể và một cuộc đối thoại trưởng đoàn tại khu vực Kaesong.
[Đàm phán thất bại, Triều Tiên sẽ có binh sỹ ở Kaesong]
Hai bên đã không đạt được thỏa thuận nào cũng như chưa xác định được ngày diễn ra các cuộc đàm phán kế tiếp đồng thời chưa thể thu hẹp bất đồng về việc liệu có nên thông qua các đảm bảo về pháp lý và hành chính nhằm ngăn chặn tái diễn việc Triều Tiên đơn phương đóng cửa tổ hợp chung, vốn là biểu tượng của quan hệ liên Triều này.
Ngay sau khi kết thúc vòng đàm phán, trưởng đoàn Triều Tiên Park Chol-su đã đột ngột xuất hiện không báo trước tại phòng họp báo ở Kaesong và cho biết nếu đàm phán với Hàn Quốc thất bại, Bình Nhưỡng buộc phải triển khai quân tới khu công nghiệp chung này đồng thời chỉ trích phía Hàn Quốc không nhượng bộ dẫn đến đàm phán bế tắc.
Theo các hãng tin YTN và Yonhap, nhà đàm phán hàng đầu Triều Tiên này đã nêu rõ trong trường hợp số phận của Kaesong được định đoạt như trên, "các doanh trại quân đội sẽ được dựng lại (tại Kaesong)." Ông Park Chol-su nhấn mạnh Bình Nhưỡng có thể tự mình vận hành khu công nghiệp này mà không cần sự hỗ trợ từ phía Seoul.
Đáp lại, Văn phòng người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã đưa ra một tuyên bố khẩn cho rằng tuyên bố của Triều Tiên về đàm phán thất bại là "hết sức đáng tiếc" đồng thời cảnh báo tuyên bố này có thể đẩy số phận khu công nghiệp Kaesong "đến bước ngoặt hệ trọng."
Bộ trên cũng cảnh báo Chính phủ Hàn Quốc buộc phải đưa ra một "quyết định quan trọng" trừ khi Bình Nhưỡng có thái độ thẳng thắn đối với các biện pháp ngăn chặn tái diễn việc Triều Tiên đơn phương đóng cửa Kaesong.
Tổ hợp Kaesong đã đóng cửa suốt 3 tháng qua trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng rút toàn bộ 53.000 công nhân Triều Tiên làm việc tại hơn 100 công ty của Hàn Quốc nhằm phản đối các cuộc tập trận chung giữa Seoul và Washington.
Các nhà phân tích lo ngại căng thẳng giữa hai nước có thể leo thang trở lại trong tháng tới khi Hàn Quốc tổ chức cuộc tập trận chung hàng năm với Mỹ./.
(TTXVN)