Hàng trăm tài khoản Google+ có thể có xuất xứ từ Trung Quốc đã tận dụng kẽ hở trong chính sách kiểm duyệt để truy cập vào trang Google+ của Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 26/2, với các thông điệp chủ yếu đề cập tới chính sách nhập cư vào Mỹ.
Theo AFP, khó có thể khẳng định rằng những tài khoản này là từ Trung Quốc, nhưng hầu hết đều được viết bằng chữ phổ thông, phổ biến ở Trung Hoa đại lục, đồng thời cách thể hiện cũng rất giống trên các blog quen thuộc ở Trung Quốc.
Nhiều tài khoản đã hỏi ông Obama về Thẻ xanh, giấy chứng nhận để được cư trú tại Mỹ, cũng như hỏi về chiến dịch tranh cử của ông.
Thậm chí, có người còn kêu gọi Tổng thống Mỹ tham gia Đảng Cộng sản Trung Quốc. "Chúng tôi sẽ gửi cho ông một bông hoa lớn màu đỏ, để ông có thể cài trước ngực, và vinh dự cấp cho ông một chứng nhận của đảng (hoàn toàn miễn phí cho thành viên trong năm đầu tiên)," một tài khoản có tên Duke Dai viết.
[Ông Obama huy động 2,1 triệu USD nhờ sao bóng rổ]
Tại Trung Quốc, những trang mạng xã hội phổ biến như Twitter, Facebook hay Google+ không mấy thông dụng do người dân khó truy cập vào những trang này.
Mạng xã hội phổ biến tại Trung Quốc là Weibo hay Sina./.
Theo AFP, khó có thể khẳng định rằng những tài khoản này là từ Trung Quốc, nhưng hầu hết đều được viết bằng chữ phổ thông, phổ biến ở Trung Hoa đại lục, đồng thời cách thể hiện cũng rất giống trên các blog quen thuộc ở Trung Quốc.
Nhiều tài khoản đã hỏi ông Obama về Thẻ xanh, giấy chứng nhận để được cư trú tại Mỹ, cũng như hỏi về chiến dịch tranh cử của ông.
Thậm chí, có người còn kêu gọi Tổng thống Mỹ tham gia Đảng Cộng sản Trung Quốc. "Chúng tôi sẽ gửi cho ông một bông hoa lớn màu đỏ, để ông có thể cài trước ngực, và vinh dự cấp cho ông một chứng nhận của đảng (hoàn toàn miễn phí cho thành viên trong năm đầu tiên)," một tài khoản có tên Duke Dai viết.
[Ông Obama huy động 2,1 triệu USD nhờ sao bóng rổ]
Tại Trung Quốc, những trang mạng xã hội phổ biến như Twitter, Facebook hay Google+ không mấy thông dụng do người dân khó truy cập vào những trang này.
Mạng xã hội phổ biến tại Trung Quốc là Weibo hay Sina./.
S.N (Vietnam+)