Ngày 10/9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với cán bộ chủ chốt của Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình hình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và chuẩn bị Đề án “Phát triển khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” trình Hội nghị Trung ương 6, Khóa XI.
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho biết những năm qua, hoạt động của ngành khoa học và công nghệ nói chung, Bộ Khoa học và Công nghệ nói riêng tập trung thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, bám sát Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; đáp ứng tốt hơn, kịp thời hơn nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ trực tiếp quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và hội nhập quốc tế trong bối cảnh kinh tế thế giới và đất nước đang gặp nhiều khó khăn thách thức.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về khoa học và công nghệ, tạo thuận lợi cho các nhà khoa học, doanh nhân, nhà quản lý... tham gia tích cực vào hoạt động sáng tạo, tạo động lực cho khoa học-công nghệ phát triển.
Tuy nhiên, hoạt động khoa học-công nghệ còn nhiều khó khăn, hạn chế. Khoa học-công nghệ chưa thực sự trở thành động lực then chốt cho phát triển kinh tế-xã hội, chưa bám sát yêu cầu phát triển của đất nước, chưa có các công trình, sản phẩm mang tính đột phá. Tiềm lực khoa học-công nghệ phát triển còn chậm; việc đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoa học-công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu; thị trường khoa học-công nghệ còn sơ khai, chậm phát triển; hợp tác quốc tế về khoa học-công nghệ thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa tạo được hiệu quả nổi bật.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung đánh giá thành tựu, kết quả nổi bật, cũng như những khó khăn, tồn tại, hạn chế trong hoạt động khoa học-công nghệ, trên cơ sở đó xác định rõ những công việc cần tiến hành trong thời gian tới, để tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học-công nghệ.
Ý kiến phát biểu của đại diện các bộ, ngành, cơ quan Trung ương nhất trí cho rằng, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động khoa học-công nghệ, coi đây là một nội dung quan trọng trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển; tạo môi trường thuận lợi, có cơ chế chính sách đồng bộ, đủ mạnh, phù hợp với đặc thù của hoạt động khoa học công nghệ để phát huy hơn nữa tài năng, trí tuệ của đội ngũ các nhà khoa học, khắc phục tình trạng hành chính hóa trong hoạt động khoa học-công nghệ; tăng cường cơ sở vật chất, tiềm lực, đội ngũ cán bộ khoa học-công nghệ; gắn kết hơn nữa giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học-công nghệ; mở rộng hợp tác quốc tế nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển khoa học-công nghệ...
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh các nhà khoa học là đại diện cho các bậc hiền tài, nguyên khí của quốc gia. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chăm lo cho phát triển khoa học và công nghệ.
Tổng Bí thư đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong hoạt động khoa học công nghệ thời gian qua và nhấn mạnh, trong thời gian tới cần tập trung tháo gỡ những vướng mắc về tư duy, nhận thức, về cơ chế chính sách, nhất là về cơ chế đầu tư, cơ chế tài chính.
Theo Tổng Bí thư, trước hết, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, nhận thức về khoa học công nghệ trong điều kiện mới, từ đó đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cơ chế chính sách về đầu tư, tài chính, kể cả việc giao kế hoạch, đặt hàng, khoán sản phẩm...; tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức làm công tác nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, hình thành các doanh nghiệp làm khoa học công nghệ phù hợp với kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới công tác quản lý, phát huy nguồn nhân lực, khuyến khích, trọng dụng người tài, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển khoa học công nghệ.
Bên cạnh đó, Bộ cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học-công nghệ, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn, trọng điểm; tăng cường phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, nhịp nhàng hơn giữa các bộ, ngành liên quan.
Tổng Bí thư đặc biệt lưu ý, Bộ Khoa học và Công nghệ cần hết sức quan tâm chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng con người, tổ chức, thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng; trong đó có Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, coi đây là tiền đề quan trọng để bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tổng Bí thư cũng đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục phát huy trí tuệ, hoàn thiện Đề án “Phát triển khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” trình Hội nghị Trung ương 6, Khóa XI sắp tới; đồng thời chuẩn bị thật tốt cho việc triển khai thực hiện các chủ trương, quyết sách được thông qua, để khoa học-công nghệ nước nhà tiếp tục gặp hái nhiều thành tựu mới, thực sự là động lực then chốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho biết những năm qua, hoạt động của ngành khoa học và công nghệ nói chung, Bộ Khoa học và Công nghệ nói riêng tập trung thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, bám sát Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; đáp ứng tốt hơn, kịp thời hơn nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ trực tiếp quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và hội nhập quốc tế trong bối cảnh kinh tế thế giới và đất nước đang gặp nhiều khó khăn thách thức.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về khoa học và công nghệ, tạo thuận lợi cho các nhà khoa học, doanh nhân, nhà quản lý... tham gia tích cực vào hoạt động sáng tạo, tạo động lực cho khoa học-công nghệ phát triển.
Tuy nhiên, hoạt động khoa học-công nghệ còn nhiều khó khăn, hạn chế. Khoa học-công nghệ chưa thực sự trở thành động lực then chốt cho phát triển kinh tế-xã hội, chưa bám sát yêu cầu phát triển của đất nước, chưa có các công trình, sản phẩm mang tính đột phá. Tiềm lực khoa học-công nghệ phát triển còn chậm; việc đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoa học-công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu; thị trường khoa học-công nghệ còn sơ khai, chậm phát triển; hợp tác quốc tế về khoa học-công nghệ thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa tạo được hiệu quả nổi bật.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung đánh giá thành tựu, kết quả nổi bật, cũng như những khó khăn, tồn tại, hạn chế trong hoạt động khoa học-công nghệ, trên cơ sở đó xác định rõ những công việc cần tiến hành trong thời gian tới, để tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học-công nghệ.
Ý kiến phát biểu của đại diện các bộ, ngành, cơ quan Trung ương nhất trí cho rằng, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động khoa học-công nghệ, coi đây là một nội dung quan trọng trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển; tạo môi trường thuận lợi, có cơ chế chính sách đồng bộ, đủ mạnh, phù hợp với đặc thù của hoạt động khoa học công nghệ để phát huy hơn nữa tài năng, trí tuệ của đội ngũ các nhà khoa học, khắc phục tình trạng hành chính hóa trong hoạt động khoa học-công nghệ; tăng cường cơ sở vật chất, tiềm lực, đội ngũ cán bộ khoa học-công nghệ; gắn kết hơn nữa giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học-công nghệ; mở rộng hợp tác quốc tế nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển khoa học-công nghệ...
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh các nhà khoa học là đại diện cho các bậc hiền tài, nguyên khí của quốc gia. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chăm lo cho phát triển khoa học và công nghệ.
Tổng Bí thư đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong hoạt động khoa học công nghệ thời gian qua và nhấn mạnh, trong thời gian tới cần tập trung tháo gỡ những vướng mắc về tư duy, nhận thức, về cơ chế chính sách, nhất là về cơ chế đầu tư, cơ chế tài chính.
Theo Tổng Bí thư, trước hết, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, nhận thức về khoa học công nghệ trong điều kiện mới, từ đó đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cơ chế chính sách về đầu tư, tài chính, kể cả việc giao kế hoạch, đặt hàng, khoán sản phẩm...; tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức làm công tác nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, hình thành các doanh nghiệp làm khoa học công nghệ phù hợp với kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới công tác quản lý, phát huy nguồn nhân lực, khuyến khích, trọng dụng người tài, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển khoa học công nghệ.
Bên cạnh đó, Bộ cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học-công nghệ, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn, trọng điểm; tăng cường phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, nhịp nhàng hơn giữa các bộ, ngành liên quan.
Tổng Bí thư đặc biệt lưu ý, Bộ Khoa học và Công nghệ cần hết sức quan tâm chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng con người, tổ chức, thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng; trong đó có Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, coi đây là tiền đề quan trọng để bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tổng Bí thư cũng đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục phát huy trí tuệ, hoàn thiện Đề án “Phát triển khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” trình Hội nghị Trung ương 6, Khóa XI sắp tới; đồng thời chuẩn bị thật tốt cho việc triển khai thực hiện các chủ trương, quyết sách được thông qua, để khoa học-công nghệ nước nhà tiếp tục gặp hái nhiều thành tựu mới, thực sự là động lực then chốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.
Nguyễn Thị Sự (TTXVN)