“Đạo đức nghề báo trong khai thác và xử lý nguồn tin” là chủ đề hội thảo khoa học diễn ra tại Hà Nội ngày 11/10, với sự tham dự của hơn 150 đại biểu là các nhà báo lão thành, nhà khoa học, nhà quản lý cơ quan báo chí, phóng viên và sinh viên báo chí.
Hội thảo do Hội Nhà báo Việt Nam, Học viện Báo chí và tuyên truyền phối hợp tổ chức để bàn về vấn đề đang được xã hội quan tâm, vừa có ý nghĩa thời sự, vừa có ý nghĩa lâu dài, cơ bản trong hoạt động báo chí. Ban tổ chức đã nhận được hơn 40 tham luận của các nhà báo, các nhà khoa học, cơ quan quản lý, cơ quan chỉ đạo báo chí, các cơ quan báo chí, cơ sở đào tạo, nghiên cứu cả nước gửi tới hội thảo.
Các tham luận tập trung chủ yếu vào 2 chủ đề: công tác thông tin tuyên truyền và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; pháp luật, trách nhiệm xã hội của báo chí nhìn từ thực tiễn, lý luận.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ nhấn mạnh, nhu cầu tăng doanh thu, quảng cáo đã góp phần đẩy tốc độ cạnh tranh cung cấp thông tin giữa các cơ quan báo chí lên cao. Đã xảy sai phạm trong tác nghiệp báo chí, trong đó có sai phạm về đạo đức nghề nghiệp mà những người làm báo, nhất là làm báo mạng đã, đang mắc phải. Một bộ phận nhỏ báo chí, một số nhà báo vì lý do kinh tế, chưa nhận thức đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ báo chí hoặc do non kém về chuyên môn đã chạy theo thị hiếu tầm thường, vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp làm ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của báo giới nước nhà…
Vi phạm tập trung nhiều nhất ở phần khai thác và xử lý nguồn tin. Gần đây nhất là vụ phóng viên cơ quan báo chí thường trú tại địa phương đưa tin giật gân dựa trên nguồn tin nghe lại từ người khác. Một số cơ quan báo chí khác tiếp tục khai thác chủ đề không có thật đó, phụ họa thêm chi tiết phỏng vấn "như thật."
Cách làm báo vô trách nhiệm bỏ qua quy trình thẩm định, kiểm chứng thông tin đó đã vi phạm quy định đạo đức của người làm báo Việt Nam, cho thấy sự không làm tròn trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của người làm báo.
Hội Nhà báo Việt Nam đã nhận diện vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một số hội viên, nhà báo ở 5 dạng phổ biến. Đó là vi phạm do nhận thức non kém về chính trị; thiếu kiến thức nói chung, trong đó có kiến thức về luật pháp, nhất là Luật báo chí và các văn bản pháp luật liên quan; ý thức công dân kém, cố tình vi phạm để mưu lợi; yếu kém về nghiệp vụ báo chí, nhất là trong quy trình khai thác và xử lý nguồn tin; thiếu rèn luyện về phẩm chất, đạo đức, đặc biệt là khai thác nguồn tin, sao chép thông tin...
Các đại biểu tham dự hội thảo đã chia sẻ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu liên quan đến công tác thông tin và đạo đức nghề nghiệp từ thực tiễn hoạt động báo chí. Hầu hết các đại biểu đều nhất trí cho rằng về cơ bản các cơ quan báo chí đã làm tốt công tác thông tin, các dòng thông tin chủ đạo đã đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước. Những mảng tối, vi phạm chỉ chiếm một phần nhỏ trong báo giới. Có nhiều ý kiến cho rằng: vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí không phải mới diễn ra gần đây mà đã có từ trước đó, song mức độ vi phạm cũng như tính chất vụ việc vi phạm có khác hơn trước, nhất là trong tình hình phát triển công nghệ thông tin mạnh mẽ như hiện nay. Cũng có ý kiến đề cập tới trách nhiệm của các Ban biên tập, lãnh đạo các cơ quan báo trong việc xử lý các vi phạm trên báo chí. Các Ban biên tập, lãnh đạo cơ quan báo chí thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm cũng chính là cách để trau dồi đạo đức nghề nghiệp, có tác dụng trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhà báo.
Thông tin từ Bộ Thông tin truyền thông cho thấy: Trong 2 năm 2010-2011, Bộ đã tiếp nhận và xử lý 600 đơn thư khiếu nại, tố cáo trên 200 vụ việc, đã xử lý hơn 100 trường hợp vi phạm trong hoạt động báo chí. Năm 2010 xử lý 51 trường hợp, trong đó có 42 trường hợp ở báo in, 6 trường hợp báo điện tử và 3 trường hợp ở phát thanh, truyền hình; thu thẻ nhà báo 4 trường hợp. Năm 2011, xử lý 51 trường hợp, trong đó cảnh cáo 1 trường hợp, nhắc nhở 14 trường hợp…/.
Hội thảo do Hội Nhà báo Việt Nam, Học viện Báo chí và tuyên truyền phối hợp tổ chức để bàn về vấn đề đang được xã hội quan tâm, vừa có ý nghĩa thời sự, vừa có ý nghĩa lâu dài, cơ bản trong hoạt động báo chí. Ban tổ chức đã nhận được hơn 40 tham luận của các nhà báo, các nhà khoa học, cơ quan quản lý, cơ quan chỉ đạo báo chí, các cơ quan báo chí, cơ sở đào tạo, nghiên cứu cả nước gửi tới hội thảo.
Các tham luận tập trung chủ yếu vào 2 chủ đề: công tác thông tin tuyên truyền và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; pháp luật, trách nhiệm xã hội của báo chí nhìn từ thực tiễn, lý luận.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ nhấn mạnh, nhu cầu tăng doanh thu, quảng cáo đã góp phần đẩy tốc độ cạnh tranh cung cấp thông tin giữa các cơ quan báo chí lên cao. Đã xảy sai phạm trong tác nghiệp báo chí, trong đó có sai phạm về đạo đức nghề nghiệp mà những người làm báo, nhất là làm báo mạng đã, đang mắc phải. Một bộ phận nhỏ báo chí, một số nhà báo vì lý do kinh tế, chưa nhận thức đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ báo chí hoặc do non kém về chuyên môn đã chạy theo thị hiếu tầm thường, vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp làm ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của báo giới nước nhà…
Vi phạm tập trung nhiều nhất ở phần khai thác và xử lý nguồn tin. Gần đây nhất là vụ phóng viên cơ quan báo chí thường trú tại địa phương đưa tin giật gân dựa trên nguồn tin nghe lại từ người khác. Một số cơ quan báo chí khác tiếp tục khai thác chủ đề không có thật đó, phụ họa thêm chi tiết phỏng vấn "như thật."
Cách làm báo vô trách nhiệm bỏ qua quy trình thẩm định, kiểm chứng thông tin đó đã vi phạm quy định đạo đức của người làm báo Việt Nam, cho thấy sự không làm tròn trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của người làm báo.
Hội Nhà báo Việt Nam đã nhận diện vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một số hội viên, nhà báo ở 5 dạng phổ biến. Đó là vi phạm do nhận thức non kém về chính trị; thiếu kiến thức nói chung, trong đó có kiến thức về luật pháp, nhất là Luật báo chí và các văn bản pháp luật liên quan; ý thức công dân kém, cố tình vi phạm để mưu lợi; yếu kém về nghiệp vụ báo chí, nhất là trong quy trình khai thác và xử lý nguồn tin; thiếu rèn luyện về phẩm chất, đạo đức, đặc biệt là khai thác nguồn tin, sao chép thông tin...
Các đại biểu tham dự hội thảo đã chia sẻ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu liên quan đến công tác thông tin và đạo đức nghề nghiệp từ thực tiễn hoạt động báo chí. Hầu hết các đại biểu đều nhất trí cho rằng về cơ bản các cơ quan báo chí đã làm tốt công tác thông tin, các dòng thông tin chủ đạo đã đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước. Những mảng tối, vi phạm chỉ chiếm một phần nhỏ trong báo giới. Có nhiều ý kiến cho rằng: vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí không phải mới diễn ra gần đây mà đã có từ trước đó, song mức độ vi phạm cũng như tính chất vụ việc vi phạm có khác hơn trước, nhất là trong tình hình phát triển công nghệ thông tin mạnh mẽ như hiện nay. Cũng có ý kiến đề cập tới trách nhiệm của các Ban biên tập, lãnh đạo các cơ quan báo trong việc xử lý các vi phạm trên báo chí. Các Ban biên tập, lãnh đạo cơ quan báo chí thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm cũng chính là cách để trau dồi đạo đức nghề nghiệp, có tác dụng trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhà báo.
Thông tin từ Bộ Thông tin truyền thông cho thấy: Trong 2 năm 2010-2011, Bộ đã tiếp nhận và xử lý 600 đơn thư khiếu nại, tố cáo trên 200 vụ việc, đã xử lý hơn 100 trường hợp vi phạm trong hoạt động báo chí. Năm 2010 xử lý 51 trường hợp, trong đó có 42 trường hợp ở báo in, 6 trường hợp báo điện tử và 3 trường hợp ở phát thanh, truyền hình; thu thẻ nhà báo 4 trường hợp. Năm 2011, xử lý 51 trường hợp, trong đó cảnh cáo 1 trường hợp, nhắc nhở 14 trường hợp…/.
Thanh Giang (TTXVN)