Gần đây, đạo luật mới cấm mở khóa điện thoại di động mua từ nhà mạng mà không được cho phép trước đã có hiệu lực.
Lập tức, luật kể trên đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người tiêu dùng, và thậm chí cư dân mạng còn cùng nhau ký tên vào một bản kiến nghị với mong muốn loại bỏ đạo luật gây tranh cãi.
Tới giờ, bản kiến nghị đã thu hút được hơn 100.000 chữ ký từ những người ủng hộ.
Trước tình trạng phản ứng rộng khắp như vậy, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã phải lên kế hoạch điều tra xem liệu lệnh cấm nói trên có gây ảnh hưởng tiêu cực tới người tiêu dùng, cũng như có tác động tới sự cạnh tranh của ngành công nghiệp hay không.
Chủ tịch Julius Genachowski của FCC bày tỏ rằng “lệnh cấm đã làm dấy lên mối lo ngại về sự cạnh tranh, cũng như liên quan tới sự đổi mới,” do vậy FCC “sẽ tìm hiểu xem liệu có thể cho phép người tiêu dùng sử dụng điện thoại được mở khóa hay không.”
Tuy nhiên, Chủ tịch Genachowski cũng lưu ý rằng FCC không có thẩm quyền hủy bỏ luật đã ban ra./.
Lập tức, luật kể trên đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người tiêu dùng, và thậm chí cư dân mạng còn cùng nhau ký tên vào một bản kiến nghị với mong muốn loại bỏ đạo luật gây tranh cãi.
Tới giờ, bản kiến nghị đã thu hút được hơn 100.000 chữ ký từ những người ủng hộ.
Trước tình trạng phản ứng rộng khắp như vậy, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã phải lên kế hoạch điều tra xem liệu lệnh cấm nói trên có gây ảnh hưởng tiêu cực tới người tiêu dùng, cũng như có tác động tới sự cạnh tranh của ngành công nghiệp hay không.
Chủ tịch Julius Genachowski của FCC bày tỏ rằng “lệnh cấm đã làm dấy lên mối lo ngại về sự cạnh tranh, cũng như liên quan tới sự đổi mới,” do vậy FCC “sẽ tìm hiểu xem liệu có thể cho phép người tiêu dùng sử dụng điện thoại được mở khóa hay không.”
Tuy nhiên, Chủ tịch Genachowski cũng lưu ý rằng FCC không có thẩm quyền hủy bỏ luật đã ban ra./.
Văn Hưng (Vietnam+)