Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm và là nhiệm vụ mở đường để thực hiện đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông.”
Vì vậy, ngay trong quý I năm nay, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức lấy ý kiến của đại diện các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin-truyền thông và các doanh nghiệp trong cả nước nhằm tìm ra giải pháp để giải quyết các vướng mắc còn tồn tại trong đào tạo nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam.
Phấn đấu 1 triệu lao động công nghệ thông tin vào năm 2020
Mục tiêu cụ thể về nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam đến năm 2015 là 30% số lượng sinh viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông tốt nghiệp đại học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế; tỷ lệ này vào năm 2020 sẽ là 80%.
Tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên 50% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020. Đặc biệt, tổng số nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2020 đạt 1 triệu người, bao gồm nhân lực hoạt động trong nước và nhân lực tham gia xuất khẩu.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai, đầu ra cho 1 triệu lao động công nghệ thông tin đã được đảm bảo. Dự báo đến năm 2015, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin cần khoảng 554.000 lao động, trong đó khoảng 50% có trình độ cao đẳng và đại học trở lên.
Trên thế giới, năm 2010 cũng thiếu khoảng 3 triệu lao động có trình độ đại học về công nghệ thông tin và đến năm 2020, con số này là 10 triệu người. Đây là một cơ hội cho Việt Nam trong viêc tham gia thị trường lao động công nghệ thông tin quốc tế.
Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng cho rằng, tính khả thi phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam.
Mục tiêu có khả thi?
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp nhận định rằng đào tạo công nghệ thông tin ở Việt Nam có điểm mạnh là có nguồn nhân lực trẻ, đầy tiềm năng. Khả năng về logic và toán học của sinh viên tốt. Cùng với truyền thống cần cù, chịu khó, người Việt Nam có khả năng nâng cao trình độ nhanh và dễ thích nghi với điều kiện làm việc cường độ cao.
Tuy nhiên, ba hạn chế lớn của sinh viên công nghệ thông tin mới ra trường là khả năng giao tiếp ngoại ngữ kém; kỹ năng mềm như trình bày, làm việc nhóm, cập nhật công nghệ mới còn thiếu; thiếu kiến thức, khả năng tư duy và làm việc độc lập, ông Hợp cho biết.
Cùng chung quan điểm trên, ông Nguyễn Thượng Hải, Giám đốc phụ trách giáo dục Intel Việt Nam chia sẻ ưu tiên số một của Intel là phát triển đội ngũ kỹ sư Việt Nam để thay thế các chuyên gia nước ngoài. Đồng thời, công ty cần đội ngũ nhân viên giỏi với khả năng làm việc trong môi trường đa quốc gia để giúp vận hành nhà máy một cách hoàn hảo.
Song thách thức đối với Intel Việt Nam hiện nay là 100% nhân viên phải trải qua đào tạo nội bộ (từ 3-6 tháng) trước khi bắt đầu làm việc; khoảng cách giữa yêu cầu của công ty và trình độ, kỹ năng của sinh viên mới tốt nghiệp vẫn còn khá lớn.
Một khó khăn khác đã được ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng trường Đại học FPT chỉ ra rằng hiện nay số lượng người học công nghệ thông tin-truyền thông đang giảm dần từ năm 2008, mỗi năm giảm 10-15%. Khảo sát ở 10.000 học sinh trên địa bàn Hà Nội cũng cho thấy sức hút vào học ngành công nghệ thông tin-truyền thông giảm như năm 2009 là 9% và 2010 còn 6,5%.
Cần sự liên kết mạnh giữa Chính phủ, nhà đầu tư và cơ sở đào tạo
Để giải quyết các vấn đề nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong thời gian tới, một mình nhà trường không làm hết, Chính phủ không làm nổi và nhà đầu tư cũng không làm được mà cần phải liên kết lại mới có thể thực hiện được.
Ông Vũ Tuấn Lâm, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho rằng gắn kết đào tạo với nghiên cứu và sản xuất kinh doanh là cách khai thác tối đa và hiệu quả nhất để phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
Các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo sẽ đưa ra các nhu cầu đào tạo, hỗ trợ nhà trường trong đào tạo về vật chất và tạo môi trường cho sinh viên thực hành và thử nghiệm, tăng cường tính thực tiễn cho sinh viên. Đồng thời, đây cũng là nơi tiếp nhận sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Còn ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Đại học FPT đề xuất nên rà soát và gỡ bỏ nhanh các rào cản nhằm tăng cường xã hội hóa, thu hút đầu tư, phát triển và mở rộng hệ thống đào tạo nhân lực công nghệ thông tin-truyền thông.
Chính phủ cũng cần có ưu đãi về tài chính như hỗ trợ một phần học phí cho sinh viên; có chính sách thuế ưu đãi, vay vốn kích cầu cho nhà đầu tư đào tạo công nghệ thông tin…
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng giảng dạy, theo ông Phí Đắc Hải, Hiệu trưởng trường Cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị Việt-Hàn, chương trình đào tạo nên thay đổi theo hướng đào tạo hẹp và có chiều sâu, dành thời gian nhiều cho thực hành.
Đồng thời, Nhà nước phải dành một phần kinh phí thỏa đáng để đầu tư phòng học, thiết bị thực hành, thí nghiệm và mạng cho các trường trọng điểm. Lựa chọn các trường trọng điểm ở cả ba miền để đầu tư, không đầu tư tràn lan./.
Vì vậy, ngay trong quý I năm nay, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức lấy ý kiến của đại diện các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin-truyền thông và các doanh nghiệp trong cả nước nhằm tìm ra giải pháp để giải quyết các vướng mắc còn tồn tại trong đào tạo nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam.
Phấn đấu 1 triệu lao động công nghệ thông tin vào năm 2020
Mục tiêu cụ thể về nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam đến năm 2015 là 30% số lượng sinh viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông tốt nghiệp đại học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế; tỷ lệ này vào năm 2020 sẽ là 80%.
Tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên 50% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020. Đặc biệt, tổng số nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2020 đạt 1 triệu người, bao gồm nhân lực hoạt động trong nước và nhân lực tham gia xuất khẩu.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai, đầu ra cho 1 triệu lao động công nghệ thông tin đã được đảm bảo. Dự báo đến năm 2015, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin cần khoảng 554.000 lao động, trong đó khoảng 50% có trình độ cao đẳng và đại học trở lên.
Trên thế giới, năm 2010 cũng thiếu khoảng 3 triệu lao động có trình độ đại học về công nghệ thông tin và đến năm 2020, con số này là 10 triệu người. Đây là một cơ hội cho Việt Nam trong viêc tham gia thị trường lao động công nghệ thông tin quốc tế.
Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng cho rằng, tính khả thi phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam.
Mục tiêu có khả thi?
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp nhận định rằng đào tạo công nghệ thông tin ở Việt Nam có điểm mạnh là có nguồn nhân lực trẻ, đầy tiềm năng. Khả năng về logic và toán học của sinh viên tốt. Cùng với truyền thống cần cù, chịu khó, người Việt Nam có khả năng nâng cao trình độ nhanh và dễ thích nghi với điều kiện làm việc cường độ cao.
Tuy nhiên, ba hạn chế lớn của sinh viên công nghệ thông tin mới ra trường là khả năng giao tiếp ngoại ngữ kém; kỹ năng mềm như trình bày, làm việc nhóm, cập nhật công nghệ mới còn thiếu; thiếu kiến thức, khả năng tư duy và làm việc độc lập, ông Hợp cho biết.
Cùng chung quan điểm trên, ông Nguyễn Thượng Hải, Giám đốc phụ trách giáo dục Intel Việt Nam chia sẻ ưu tiên số một của Intel là phát triển đội ngũ kỹ sư Việt Nam để thay thế các chuyên gia nước ngoài. Đồng thời, công ty cần đội ngũ nhân viên giỏi với khả năng làm việc trong môi trường đa quốc gia để giúp vận hành nhà máy một cách hoàn hảo.
Song thách thức đối với Intel Việt Nam hiện nay là 100% nhân viên phải trải qua đào tạo nội bộ (từ 3-6 tháng) trước khi bắt đầu làm việc; khoảng cách giữa yêu cầu của công ty và trình độ, kỹ năng của sinh viên mới tốt nghiệp vẫn còn khá lớn.
Một khó khăn khác đã được ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng trường Đại học FPT chỉ ra rằng hiện nay số lượng người học công nghệ thông tin-truyền thông đang giảm dần từ năm 2008, mỗi năm giảm 10-15%. Khảo sát ở 10.000 học sinh trên địa bàn Hà Nội cũng cho thấy sức hút vào học ngành công nghệ thông tin-truyền thông giảm như năm 2009 là 9% và 2010 còn 6,5%.
Cần sự liên kết mạnh giữa Chính phủ, nhà đầu tư và cơ sở đào tạo
Để giải quyết các vấn đề nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong thời gian tới, một mình nhà trường không làm hết, Chính phủ không làm nổi và nhà đầu tư cũng không làm được mà cần phải liên kết lại mới có thể thực hiện được.
Ông Vũ Tuấn Lâm, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho rằng gắn kết đào tạo với nghiên cứu và sản xuất kinh doanh là cách khai thác tối đa và hiệu quả nhất để phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
Các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo sẽ đưa ra các nhu cầu đào tạo, hỗ trợ nhà trường trong đào tạo về vật chất và tạo môi trường cho sinh viên thực hành và thử nghiệm, tăng cường tính thực tiễn cho sinh viên. Đồng thời, đây cũng là nơi tiếp nhận sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Còn ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Đại học FPT đề xuất nên rà soát và gỡ bỏ nhanh các rào cản nhằm tăng cường xã hội hóa, thu hút đầu tư, phát triển và mở rộng hệ thống đào tạo nhân lực công nghệ thông tin-truyền thông.
Chính phủ cũng cần có ưu đãi về tài chính như hỗ trợ một phần học phí cho sinh viên; có chính sách thuế ưu đãi, vay vốn kích cầu cho nhà đầu tư đào tạo công nghệ thông tin…
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng giảng dạy, theo ông Phí Đắc Hải, Hiệu trưởng trường Cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị Việt-Hàn, chương trình đào tạo nên thay đổi theo hướng đào tạo hẹp và có chiều sâu, dành thời gian nhiều cho thực hành.
Đồng thời, Nhà nước phải dành một phần kinh phí thỏa đáng để đầu tư phòng học, thiết bị thực hành, thí nghiệm và mạng cho các trường trọng điểm. Lựa chọn các trường trọng điểm ở cả ba miền để đầu tư, không đầu tư tràn lan./.
Việt Hà (TTXVN/Vietnam+)