Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết tỉnh đang triển khai đặt bản đồ chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa tại các điểm di tích.
Các điểm di tích có đặt bản đồ trên gồm có điện Thái Hòa thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, di tích Di Luân đường ở Bảo tàng Lịch sử Cách mạng, quảng trường Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên-Huế và nhà ga Huế. Đây là những địa điểm có đông người qua lại, giúp cho người dân và du khách hiểu thêm về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa-Trường Sa.
Tại mỗi điểm trên được bố trí các tấm bản đồ lớn gồm Đại Nam nhất thống toàn đồ (xuất bản 1834, dưới triều Minh Mạng), An Nam đại quốc họa đồ (năm 1838), Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (năm 1904, thời nhà Thanh), bản đồ các đài khí tượng Đông Dương (năm 1940).
Các bản đồ trong giai đoạn trước đây đều thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. Tất cả các bản đồ được chú thích bằng tiếng Việt, Trung, Anh, nhằm tạo thuận lợi cho người dân, du khách trong và ngoài nước theo dõi, nắm bắt thông tin./.
Các điểm di tích có đặt bản đồ trên gồm có điện Thái Hòa thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, di tích Di Luân đường ở Bảo tàng Lịch sử Cách mạng, quảng trường Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên-Huế và nhà ga Huế. Đây là những địa điểm có đông người qua lại, giúp cho người dân và du khách hiểu thêm về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa-Trường Sa.
Tại mỗi điểm trên được bố trí các tấm bản đồ lớn gồm Đại Nam nhất thống toàn đồ (xuất bản 1834, dưới triều Minh Mạng), An Nam đại quốc họa đồ (năm 1838), Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (năm 1904, thời nhà Thanh), bản đồ các đài khí tượng Đông Dương (năm 1940).
Các bản đồ trong giai đoạn trước đây đều thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. Tất cả các bản đồ được chú thích bằng tiếng Việt, Trung, Anh, nhằm tạo thuận lợi cho người dân, du khách trong và ngoài nước theo dõi, nắm bắt thông tin./.
Quốc Việt (TTXVN)