Nhân kỷ niệm 66 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2010), chiều 15/12, lễ trao giải Cuộc thi viết "Những kỷ vật kháng chiến" do Báo Quân đội Nhân dân tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cùng đại diện các ban, ngành, đoàn thể trong nước, đại diện các Đại sứ quán Mỹ, Hy Lạp, Thái Lan, Cộng hòa Séc đã đến dự.
Tác giả Nguyễn Huân với tác phẩm "Báu vật Trường Sơn" đã đoạt giải Nhất của cuộc thi. Bài viết kể về kỷ vật chiếc gậy của anh bộ đội Phùng Văn Quán gửi về quê hương Hòa Xá, Ứng Hòa, Hà Nội (Hà Tây cũ).
Từ chiếc gậy này, các bô lão Hòa Xá đã phát động phong trào tặng gậy cho thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ và trở thành chất liệu để nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác bài hát "Chiếc gậy Trường Sơn" nổi tiếng. Ban Tổ chức cũng đã trao 2 giải Nhì, 4 giải Ba và 10 giải Khuyến khích cho các tác giả đoạt giải của cuộc thi.
Từ khi phát động cuộc thi vào ngày 24/6/2009, Ban Tổ chức đã nhận được trên 300 bài viết dự thi và hàng trăm kỷ vật hiến tặng cho cuộc vận động sưu tầm và giới thiệu "Những kỷ vật kháng chiến."
Các bài viết ngắn gọn, mộc mạc, giản dị vừa là lời thuyết minh cho các kỷ vật, vừa là những câu chuyện sống động tái hiện một thời hào hùng cả nước vượt lên gian lao, thử thách, hiểm nguy và những khó khăn trong cuộc sống để đánh giặc, giữ nước.
Mỗi kỷ vật là một câu chuyện, giúp chúng ta khám phá những điều bí mật diệu kỳ như những câu chuyện cổ tích đời thường về những cuộc đời, những hồi ức của những con người mà chiến công, sự hy sinh, đóng góp của họ đã hòa vào lịch sử đấu tranh anh dũng, kiên cường của dân tộc.
Cũng trong buổi chiều, triển lãm “Những kỷ vật kháng chiến - Dấu ấn thời gian” đã được khai mạc.
Triển lãm do Ban Tổ chức Cuộc vận động sưu tầm và giới thiệu “Những kỷ vật kháng chiến” phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Quân chủng Phòng không-Không quân, Bảo tàng Hậu Cần, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh tổ chức.
1.033 hiện vật tiêu biểu trong tổng số 11.000 hiện vật đã được các Bảo tàng quân đội tiếp nhận từ năm 2008 đến nay, được trưng bày tại triển lãm, gắn với những mốc son lớn trong lịch sử giữ nước trong thời đại Hồ Chí Minh, trong đó có 377 hiện vật gốc khối, 581 hiện vật gốc chữ, 61 hình ảnh và 14 tác phẩm nghệ thuật.
Triển lãm giới thiệu khái quát những hoạt động và kết quả của Cuộc vận động sưu tầm, giới thiệu “Những kỷ vật kháng chiến” từ năm 2008 đến nay, những thành tích của các tập thể, cá nhân, điển hình tiên tiến trong quá trình tham gia cuộc vận động.
Triển lãm tái hiện một phần cuộc sống, chiến đấu, sinh hoạt của quân và dân ta trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954), trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975). Với ý nghĩa tiếp lửa truyền thống, triển lãm giới thiệu những hình ảnh tiêu biểu về tuổi trẻ hưởng ứng Cuộc vận động cùng những kỷ vật gắn với những câu chuyện cảm động đã được thể hiện qua cuộc thi viết “Những kỷ vật kháng chiến.”
Đặc biệt, triển lãm lần này còn giới thiệu một số bộ sưu tập quý, lần đầu được công bố như Bộ sưu tập “Ngọn lửa sống mãi” giới thiệu hàng chục kiểu, loại đèn thời kháng chiến, kích cỡ khác nhau; Bộ sưu tập thư thời chiến giới thiệu 581 bức thư, trong đó có nhiều bức thấm đẫm nước mắt của các mẹ già ngóng con ở chiến trường xa, là nỗi nhớ khắc khoải của những người vợ xa chồng; nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết của người lính mỗi dịp xuân về; Bộ sưu tập đồ dùng bằng ống pháo sáng và mảnh máy bay Mỹ; Bộ sưu tập trang bị của bộ đội hải quân./.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cùng đại diện các ban, ngành, đoàn thể trong nước, đại diện các Đại sứ quán Mỹ, Hy Lạp, Thái Lan, Cộng hòa Séc đã đến dự.
Tác giả Nguyễn Huân với tác phẩm "Báu vật Trường Sơn" đã đoạt giải Nhất của cuộc thi. Bài viết kể về kỷ vật chiếc gậy của anh bộ đội Phùng Văn Quán gửi về quê hương Hòa Xá, Ứng Hòa, Hà Nội (Hà Tây cũ).
Từ chiếc gậy này, các bô lão Hòa Xá đã phát động phong trào tặng gậy cho thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ và trở thành chất liệu để nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác bài hát "Chiếc gậy Trường Sơn" nổi tiếng. Ban Tổ chức cũng đã trao 2 giải Nhì, 4 giải Ba và 10 giải Khuyến khích cho các tác giả đoạt giải của cuộc thi.
Từ khi phát động cuộc thi vào ngày 24/6/2009, Ban Tổ chức đã nhận được trên 300 bài viết dự thi và hàng trăm kỷ vật hiến tặng cho cuộc vận động sưu tầm và giới thiệu "Những kỷ vật kháng chiến."
Các bài viết ngắn gọn, mộc mạc, giản dị vừa là lời thuyết minh cho các kỷ vật, vừa là những câu chuyện sống động tái hiện một thời hào hùng cả nước vượt lên gian lao, thử thách, hiểm nguy và những khó khăn trong cuộc sống để đánh giặc, giữ nước.
Mỗi kỷ vật là một câu chuyện, giúp chúng ta khám phá những điều bí mật diệu kỳ như những câu chuyện cổ tích đời thường về những cuộc đời, những hồi ức của những con người mà chiến công, sự hy sinh, đóng góp của họ đã hòa vào lịch sử đấu tranh anh dũng, kiên cường của dân tộc.
Cũng trong buổi chiều, triển lãm “Những kỷ vật kháng chiến - Dấu ấn thời gian” đã được khai mạc.
Triển lãm do Ban Tổ chức Cuộc vận động sưu tầm và giới thiệu “Những kỷ vật kháng chiến” phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Quân chủng Phòng không-Không quân, Bảo tàng Hậu Cần, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh tổ chức.
1.033 hiện vật tiêu biểu trong tổng số 11.000 hiện vật đã được các Bảo tàng quân đội tiếp nhận từ năm 2008 đến nay, được trưng bày tại triển lãm, gắn với những mốc son lớn trong lịch sử giữ nước trong thời đại Hồ Chí Minh, trong đó có 377 hiện vật gốc khối, 581 hiện vật gốc chữ, 61 hình ảnh và 14 tác phẩm nghệ thuật.
Triển lãm giới thiệu khái quát những hoạt động và kết quả của Cuộc vận động sưu tầm, giới thiệu “Những kỷ vật kháng chiến” từ năm 2008 đến nay, những thành tích của các tập thể, cá nhân, điển hình tiên tiến trong quá trình tham gia cuộc vận động.
Triển lãm tái hiện một phần cuộc sống, chiến đấu, sinh hoạt của quân và dân ta trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954), trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975). Với ý nghĩa tiếp lửa truyền thống, triển lãm giới thiệu những hình ảnh tiêu biểu về tuổi trẻ hưởng ứng Cuộc vận động cùng những kỷ vật gắn với những câu chuyện cảm động đã được thể hiện qua cuộc thi viết “Những kỷ vật kháng chiến.”
Đặc biệt, triển lãm lần này còn giới thiệu một số bộ sưu tập quý, lần đầu được công bố như Bộ sưu tập “Ngọn lửa sống mãi” giới thiệu hàng chục kiểu, loại đèn thời kháng chiến, kích cỡ khác nhau; Bộ sưu tập thư thời chiến giới thiệu 581 bức thư, trong đó có nhiều bức thấm đẫm nước mắt của các mẹ già ngóng con ở chiến trường xa, là nỗi nhớ khắc khoải của những người vợ xa chồng; nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết của người lính mỗi dịp xuân về; Bộ sưu tập đồ dùng bằng ống pháo sáng và mảnh máy bay Mỹ; Bộ sưu tập trang bị của bộ đội hải quân./.
Phúc Hằng (TTXVN/Vietnam+)