Sau khi Chính phủ kiểm soát lại thị trường ngoại tệ tự do và đưa ra những chỉ dẫn về quản lý thị trường kinh doanh vàng miếng... hoạt động đầu cơ vào các lĩnh vực này có dấu hiệu lắng dần.
Nhân cơ hội này, nhiều chuyên gia chứng khoán và bất động sản cũng bắt đầu kỳ vọng một phần dòng tiền trên sẽ đổ về hai kênh đầu cơ còn lại này. Tuy nhiên câu chuyện về dòng tiền nhàn rỗi lại không đơn giản là những bài toán cơ học.
Vừa bán được một căn nhà với giá trị gần sáu tỷ đồng, chị Nguyễn Thị Hà (Giảng Võ, Hà Nội) cảm thấy hoan hỉ khi mà chưa đầy 6 tháng đã kiếm được hai tỷ đồng tiền lãi. Tuy nhiên sự hưng phấn không kéo dài, thay vào đó chị Hà chuyển sang tâm trạng phân vân, đứng ngồi không yên.
“Mấy ngày nay, đến cơ quan làm việc nhưng đầu tôi không thể tập trung được. Nhà có một khoản tiền lớn mà chưa quyết được hướng đầu tư ra sao nên trong lòng nóng như có lửa đốt,” chị Hà lo lắng tâm sự.
Là người thận trọng và không muốn vi phạm pháp luật, chị Hà quyết định không đầu cơ vào vàng và ngoại tệ. Song chứng khoán thì quá nhiều rủi ro, vì vậy suy đi tính tại vợ chồng chị lại quyết định quay về... với đất.
Những tưởng thị trường trầm lắng, mua nhà, đất sẽ dễ dàng, nhưng khi đi tham khảo mấy nơi thì chị Hà nhận thấy mình bị rơi vào tình cảnh trớ trêu, thậm chí ngôi nhà chị vừa bán có vị trí và giá cả còn hợp lý hơn so với những nơi vừa xem.
Gia đình anh Trần Quang Minh, (Hà Đông, Hà Nội) cũng lúng túng không kém. Tích cóp mãi được hơn hai trăm triệu, hồi tháng 2/2011 nghe tin ngân hàng tăng tỷ giá giao dịch VND/USD, anh Minh vội vàng rút tiền trước hạn đi mua hơn 9.000 USD với giá 21.700 VND/USD.
“Hiện giờ, ngoài thị trường tự do ngoại tệ đã không được phép giao dịch, mà bán lại cho ngân hàng với giá niêm yết cũng mất một khoản tiền kha khá, nhưng lo ngại hơn là khi muốn mua lại USD thì e rằng là không được,” anh Minh băn khoăn nói.
Theo vị đại diện một ngân hàng cho biết, mặc dù nhiều kênh đầu cơ đang bị thắt chặt song dòng tiền VND và cả USD đổ vào ngân hàng chưa có dấu hiệu tăng. Trong khi đó, nguồn VND gửi vào ngân hàng vẫn chủ yếu là dưới sáu tháng và các khoản gửi từ một tháng trở xuống đang chiếm tỷ trọng lớn.
“Một nguồn tiền nhàn rỗi trong dân đang trong tình trạng ‘nằm chết’. Theo tìm hiểu của chúng tôi, mặc dù địa ốc đang có dấu hiệu chững lại nhưng tâm lý của các cá nhân vẫn thiên về giữ tiền... trong đất,” vị đại diện ngân hàng trên cho biết.
Theo chuyên gia kinh tế Cao Sĩ Kiêm, (Nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước), tâm lý của người dân vẫn còn hoang mang trong việc giữ VND. Tuy nhiên với kinh nghiệm của mình, ông Kiêm khẳng định, việc Chính phủ tập trung và quyết liệt sử dụng các biện pháp mạnh tay để kiềm chế lạm phát. Nền kinh tế nhanh chóng sẽ được kiểm soát và đi vào ổn định trở lại.
“Sau một trận lạm phát, suy giảm mạnh, lực phục hồi của nền kinh tế sau đó sẽ rất là nhanh, có khả năng ngay cuối tháng Sáu này. Tình hình hiện nay cũng gần giống như một số bài học đã từng xảy ra trong lịch sử,” ông Kiêm dự báo.
Ngoài ra ông Cao Sĩ Kiêm cũng chỉ ra, khi lạm phát được kiểm soát, việc người dân gửi tiền VND vào ngân hàng tại thời điểm lãi suất cao như hiện nay sẽ có lợi và khả năng an toàn tài sản là cao. Hơn thế, nền sản xuất trong nước cũng sẽ được hưởng lợi khi dòng tiền đổ vào ngân hàng nhiều hơn. Điều này sẽ tốt cho tất cả mọi thành phần của nền kinh tế./.
Nhân cơ hội này, nhiều chuyên gia chứng khoán và bất động sản cũng bắt đầu kỳ vọng một phần dòng tiền trên sẽ đổ về hai kênh đầu cơ còn lại này. Tuy nhiên câu chuyện về dòng tiền nhàn rỗi lại không đơn giản là những bài toán cơ học.
Vừa bán được một căn nhà với giá trị gần sáu tỷ đồng, chị Nguyễn Thị Hà (Giảng Võ, Hà Nội) cảm thấy hoan hỉ khi mà chưa đầy 6 tháng đã kiếm được hai tỷ đồng tiền lãi. Tuy nhiên sự hưng phấn không kéo dài, thay vào đó chị Hà chuyển sang tâm trạng phân vân, đứng ngồi không yên.
“Mấy ngày nay, đến cơ quan làm việc nhưng đầu tôi không thể tập trung được. Nhà có một khoản tiền lớn mà chưa quyết được hướng đầu tư ra sao nên trong lòng nóng như có lửa đốt,” chị Hà lo lắng tâm sự.
Là người thận trọng và không muốn vi phạm pháp luật, chị Hà quyết định không đầu cơ vào vàng và ngoại tệ. Song chứng khoán thì quá nhiều rủi ro, vì vậy suy đi tính tại vợ chồng chị lại quyết định quay về... với đất.
Những tưởng thị trường trầm lắng, mua nhà, đất sẽ dễ dàng, nhưng khi đi tham khảo mấy nơi thì chị Hà nhận thấy mình bị rơi vào tình cảnh trớ trêu, thậm chí ngôi nhà chị vừa bán có vị trí và giá cả còn hợp lý hơn so với những nơi vừa xem.
Gia đình anh Trần Quang Minh, (Hà Đông, Hà Nội) cũng lúng túng không kém. Tích cóp mãi được hơn hai trăm triệu, hồi tháng 2/2011 nghe tin ngân hàng tăng tỷ giá giao dịch VND/USD, anh Minh vội vàng rút tiền trước hạn đi mua hơn 9.000 USD với giá 21.700 VND/USD.
“Hiện giờ, ngoài thị trường tự do ngoại tệ đã không được phép giao dịch, mà bán lại cho ngân hàng với giá niêm yết cũng mất một khoản tiền kha khá, nhưng lo ngại hơn là khi muốn mua lại USD thì e rằng là không được,” anh Minh băn khoăn nói.
Theo vị đại diện một ngân hàng cho biết, mặc dù nhiều kênh đầu cơ đang bị thắt chặt song dòng tiền VND và cả USD đổ vào ngân hàng chưa có dấu hiệu tăng. Trong khi đó, nguồn VND gửi vào ngân hàng vẫn chủ yếu là dưới sáu tháng và các khoản gửi từ một tháng trở xuống đang chiếm tỷ trọng lớn.
“Một nguồn tiền nhàn rỗi trong dân đang trong tình trạng ‘nằm chết’. Theo tìm hiểu của chúng tôi, mặc dù địa ốc đang có dấu hiệu chững lại nhưng tâm lý của các cá nhân vẫn thiên về giữ tiền... trong đất,” vị đại diện ngân hàng trên cho biết.
Theo chuyên gia kinh tế Cao Sĩ Kiêm, (Nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước), tâm lý của người dân vẫn còn hoang mang trong việc giữ VND. Tuy nhiên với kinh nghiệm của mình, ông Kiêm khẳng định, việc Chính phủ tập trung và quyết liệt sử dụng các biện pháp mạnh tay để kiềm chế lạm phát. Nền kinh tế nhanh chóng sẽ được kiểm soát và đi vào ổn định trở lại.
“Sau một trận lạm phát, suy giảm mạnh, lực phục hồi của nền kinh tế sau đó sẽ rất là nhanh, có khả năng ngay cuối tháng Sáu này. Tình hình hiện nay cũng gần giống như một số bài học đã từng xảy ra trong lịch sử,” ông Kiêm dự báo.
Ngoài ra ông Cao Sĩ Kiêm cũng chỉ ra, khi lạm phát được kiểm soát, việc người dân gửi tiền VND vào ngân hàng tại thời điểm lãi suất cao như hiện nay sẽ có lợi và khả năng an toàn tài sản là cao. Hơn thế, nền sản xuất trong nước cũng sẽ được hưởng lợi khi dòng tiền đổ vào ngân hàng nhiều hơn. Điều này sẽ tốt cho tất cả mọi thành phần của nền kinh tế./.
Linh Chi (Vietnam+)