Ngày 16/8, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nước này trong tháng Bảy vừa qua đã giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 7,58 tỷ USD.
Tính trong bảy tháng đầu năm 2012, tổng FDI vào Trung Quốc đạt 66,67 tỷ USD, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2011.
Thống kê cho thấy mức giảm FDI trong tháng Bảy là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 12 năm ngoái và tiếp tục thể hiện xu hướng giảm vốn diễn ra từ tháng 11/2011 với ngoại lệ duy nhất là tháng Năm năm nay, khi FDI tăng nhẹ 0,05% so với cùng kỳ năm trước.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc nhận xét có không ít yếu tố bên ngoài tác động dẫn tới tình trạng này như tăng trưởng kinh tế thế giới chậm, những bất ổn định gia tăng và thiếu một giải pháp thỏa đáng cho cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.
Ngoài ra, còn có thể kể tới biến động trên các thị trường tài chính toàn cầu cũng như việc Chính phủ Mỹ kêu gọi tăng cường lĩnh vực sản xuất trong nước, khuyến khích đầu tư quốc nội.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc còn cho rằng các nền kinh tế đang nổi như Ấn Độ, Brazil và Nga trở thành "điểm nóng" đầu tư mới của các tập đoàn, công ty đa quốc gia.
Tuy nhiên, người phát ngôn này nhận định rằng kinh tế Trung Quốc vẫn có khả năng cạnh tranh trong dài hạn nhờ các nỗ lực kích thích tăng trưởng kinh tế của chính phủ, viễn cảnh chính trị ổn định và hệ thống luật pháp ngày càng được cải thiện.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã giảm tốc trong sáu quý liên tiếp và chỉ đạt 7,6% trong quý 2 năm nay, mức thấp nhất trong ba năm qua.
Song, theo Tân Hoa xã, ngày 14/8, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo vẫn bày tỏ tin tưởng rằng nước này sẽ đạt các mục tiêu đề ra cho năm nay, trong đó kinh tế tăng trưởng ít nhất 7,5%. Năm ngoái, tốc độ tăng trưởng này là 9,2% còn trong năm 2010 là 10,4%.
Tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ hồi phục trong nửa sau năm 2012 và đạt tăng trưởng 8% cả năm khi các chính sách kích thích kinh tế phát huy hiệu quả.
Giới chức nước này đã cắt giảm lãi suất cũng như tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng trong nỗ lực tăng thêm nguồn vay, kích thích kinh tế.
Những số liệu thống kê không thuận lợi gần đây đang làm dấy lên đồn đoán rằng Trung Quốc có thể tiến hành thêm nhiều biện pháp khác./.
Tính trong bảy tháng đầu năm 2012, tổng FDI vào Trung Quốc đạt 66,67 tỷ USD, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2011.
Thống kê cho thấy mức giảm FDI trong tháng Bảy là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 12 năm ngoái và tiếp tục thể hiện xu hướng giảm vốn diễn ra từ tháng 11/2011 với ngoại lệ duy nhất là tháng Năm năm nay, khi FDI tăng nhẹ 0,05% so với cùng kỳ năm trước.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc nhận xét có không ít yếu tố bên ngoài tác động dẫn tới tình trạng này như tăng trưởng kinh tế thế giới chậm, những bất ổn định gia tăng và thiếu một giải pháp thỏa đáng cho cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.
Ngoài ra, còn có thể kể tới biến động trên các thị trường tài chính toàn cầu cũng như việc Chính phủ Mỹ kêu gọi tăng cường lĩnh vực sản xuất trong nước, khuyến khích đầu tư quốc nội.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc còn cho rằng các nền kinh tế đang nổi như Ấn Độ, Brazil và Nga trở thành "điểm nóng" đầu tư mới của các tập đoàn, công ty đa quốc gia.
Tuy nhiên, người phát ngôn này nhận định rằng kinh tế Trung Quốc vẫn có khả năng cạnh tranh trong dài hạn nhờ các nỗ lực kích thích tăng trưởng kinh tế của chính phủ, viễn cảnh chính trị ổn định và hệ thống luật pháp ngày càng được cải thiện.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã giảm tốc trong sáu quý liên tiếp và chỉ đạt 7,6% trong quý 2 năm nay, mức thấp nhất trong ba năm qua.
Song, theo Tân Hoa xã, ngày 14/8, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo vẫn bày tỏ tin tưởng rằng nước này sẽ đạt các mục tiêu đề ra cho năm nay, trong đó kinh tế tăng trưởng ít nhất 7,5%. Năm ngoái, tốc độ tăng trưởng này là 9,2% còn trong năm 2010 là 10,4%.
Tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ hồi phục trong nửa sau năm 2012 và đạt tăng trưởng 8% cả năm khi các chính sách kích thích kinh tế phát huy hiệu quả.
Giới chức nước này đã cắt giảm lãi suất cũng như tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng trong nỗ lực tăng thêm nguồn vay, kích thích kinh tế.
Những số liệu thống kê không thuận lợi gần đây đang làm dấy lên đồn đoán rằng Trung Quốc có thể tiến hành thêm nhiều biện pháp khác./.
(TTXVN)