Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 15, tổ chức tại Bali, Indonesia, ngày 7-8/4, lãnh đạo nước chủ nhà cùng các quan chức và đại biểu tham dự đã thảo luận, nhất trí đẩy mạnh hợp tác và đối thoại chính sách giữa các nước ASEAN trong lĩnh vực kinh tế nhằm củng cố hệ thống tiền tệ khu vực, nâng cao hiệu quả các thị trường tài chính và hành động vì mục tiêu phát triển bền vững.
Hội nghị cũng xác định cần tăng cường hơn nữa hợp tác nội khối trong thời gian tới để đối phó hiệu quả với các thách thức và thực hiện lộ trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Phát biểu khai mạc phiên họp ngày 8/4, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono nhấn mạnh rằng các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tiếp tục là động lực thúc đẩy đà phục hồi kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, các nước ASEAN đang phải đối mặt với không ít tồn tại và thách thức lớn như gia tăng nguy cơ lạm phát do tăng giá nhiên liệu và lương thực, mất cân bằng thương mại, nghèo đói, biến đổi khí hậu, thiên tai và những khó khăn nội tại của từng nước trong nỗ lực liên kết và hội nhập.
Trong bối cảnh đó, để có thể xây dựng được Cộng đồng Kinh tế ASEAN mạnh mẽ và bền vững, ngay trong năm nay, ASEAN chú trọng ba ưu tiên hợp tác. Thứ nhất là đảm bảo bước tiến đáng kể trong triển khai xây dựng cộng đồng. Các bộ trưởng tài chính phải thúc đẩy tự do hóa các dịch vụ tài chính, phát triển thị trường vốn và quản lý hiệu quả những dòng vốn từ bên ngoài. Thứ hai là nâng cao sức liên kết và cạnh tranh của ASEAN nhằm duy trì vai trò "định hướng" ở khu vực Đông Á. Thứ ba là nâng cao sự đóng góp của ASEAN trong các thỏa thuận và diễn đàn khu vực, toàn cầu, đặc biệt là diễn đàn G-20.
Liên quan quyết định thành lập Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+ 3 (AMRO) từ ngày 1/5 tới, báo "Bưu điện Jakarta" cùng ngày đưa tin AMRO đã xác định được khoản đóng góp ban đầu là 120 tỷ USD, trong đó Trung Quốc và Nhật Bản mỗi nước đóng góp 32%, Hàn Quốc đóng góp 16% và 20% còn lại là do toàn bộ các nước ASEAN đóng góp.
AMRO là cơ cấu giám sát kinh tế khu vực do ASEAN và ba nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, thành lập với chức năng theo dõi tình hình tài chính và kiểm soát các điều kiện tài chính trong khu vực.
Dự kiến, tuyên bố chính thức về việc thành lập AMRO cũng như cơ cấu tài chính của cơ quan này sẽ được công bố tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 nhóm họp tại Việt Nam vào tháng Năm tới./.
Hội nghị cũng xác định cần tăng cường hơn nữa hợp tác nội khối trong thời gian tới để đối phó hiệu quả với các thách thức và thực hiện lộ trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Phát biểu khai mạc phiên họp ngày 8/4, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono nhấn mạnh rằng các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tiếp tục là động lực thúc đẩy đà phục hồi kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, các nước ASEAN đang phải đối mặt với không ít tồn tại và thách thức lớn như gia tăng nguy cơ lạm phát do tăng giá nhiên liệu và lương thực, mất cân bằng thương mại, nghèo đói, biến đổi khí hậu, thiên tai và những khó khăn nội tại của từng nước trong nỗ lực liên kết và hội nhập.
Trong bối cảnh đó, để có thể xây dựng được Cộng đồng Kinh tế ASEAN mạnh mẽ và bền vững, ngay trong năm nay, ASEAN chú trọng ba ưu tiên hợp tác. Thứ nhất là đảm bảo bước tiến đáng kể trong triển khai xây dựng cộng đồng. Các bộ trưởng tài chính phải thúc đẩy tự do hóa các dịch vụ tài chính, phát triển thị trường vốn và quản lý hiệu quả những dòng vốn từ bên ngoài. Thứ hai là nâng cao sức liên kết và cạnh tranh của ASEAN nhằm duy trì vai trò "định hướng" ở khu vực Đông Á. Thứ ba là nâng cao sự đóng góp của ASEAN trong các thỏa thuận và diễn đàn khu vực, toàn cầu, đặc biệt là diễn đàn G-20.
Liên quan quyết định thành lập Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+ 3 (AMRO) từ ngày 1/5 tới, báo "Bưu điện Jakarta" cùng ngày đưa tin AMRO đã xác định được khoản đóng góp ban đầu là 120 tỷ USD, trong đó Trung Quốc và Nhật Bản mỗi nước đóng góp 32%, Hàn Quốc đóng góp 16% và 20% còn lại là do toàn bộ các nước ASEAN đóng góp.
AMRO là cơ cấu giám sát kinh tế khu vực do ASEAN và ba nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, thành lập với chức năng theo dõi tình hình tài chính và kiểm soát các điều kiện tài chính trong khu vực.
Dự kiến, tuyên bố chính thức về việc thành lập AMRO cũng như cơ cấu tài chính của cơ quan này sẽ được công bố tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 nhóm họp tại Việt Nam vào tháng Năm tới./.
(TTXVN/Vietnam+)