Đẩy mạnh hợp tác toàn diện Việt Nam-Romania

Trả lời phỏng vấn của TTXVN nhân dịp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm thăm chính thức Romania và chuẩn bị kỷ niệm 60 năm Việt Nam-Romania thiết lập quan hệ ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Romania Cristian Diaconescu bày tỏ mong muốn quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước sẽ được thúc đẩy và mở rộng hơn nữa.

Trả lời phỏng vấn của TTXVN nhân dịp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm thăm chính thức Romania và chuẩn bị kỷ niệm 60 năm Việt Nam-Romania thiết lập quan hệ ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Romania Cristian Diaconescu bày tỏ mong muốn quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước sẽ được thúc đẩy và mở rộng hơn nữa.

"Trải qua 60 năm hình thành và phát triển, quan hệ Việt Nam-Romania có một truyền thống tốt đẹp và đã được thử thách qua thời gian. Xin Bộ trưởng cho biết đánh giá về sự phát triển quan hệ Việt Nam-Romania? Hai nước sẽ có những hoạt động thiết thực gì để kỷ niệm sự kiện quan trọng này?


Tôi có tất cả các lý do để đánh giá quan hệ giữa hai nước chúng ta trải qua những thách thức của thời gian là mối quan hệ tốt đẹp, bền vững. Sự bền vững trong mối quan hệ đó xuất phát từ những lý tưởng dân tộc, được bảo vệ bởi sự kiên trì và chủ nghĩa anh hùng trong quá trình tồn tại của hai dân tộc chúng ta, đó là: độc lập, tự do, thống nhất, chủ quyền dân tộc và tình đoàn kết hữu nghị được thể hiện trong những thời điểm thử thách, cũng như giúp đỡ lẫn nhau một cách vô tư mà hai nước đã dành cho nhau trong quá khứ và hiện tại.

Hai mươi năm qua, Romania và Việt Nam đã quyết tâm đi vào con đường cải cách và hội nhập khu vực. Sự thay đổi đã đem lại cho quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai nước một sự năng động mới theo hướng phát triển liên tục trong các lĩnh vực chính trị, thương mại, văn hóa và các lĩnh vực khác.

Sắp tới sẽ kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Romania (3/2/1950-3/2/2010). Đây là dịp tốt để đánh giá tiềm năng hiện tại và thúc đẩy quan hệ song phương vì lợi ích của hai nước. Những hoạt động chuẩn bị đánh dấu thời khắc quan trọng đó trong quan hệ giữa hai nước đã nêu bật ý nghĩa của sự kiện đó, ghi nhận những thành tựu đã đạt được và triển vọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống, làm sâu sắc thêm sự hiểu biết lẫn nhau thông qua việc thúc đẩy quan hệ văn hóa, tiếp xúc ở các kênh cả kênh giao lưu giữa nhân dân hai nước trong tất cả các hoạt động.

Mặc dù quan hệ chính trị tốt đẹp, nhân dân Romania từng dành cho Việt Nam sự ủng hộ, giúp đỡ quí báu trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và ngày nay Việt Nam-Romania vẫn luôn hướng về nhau, nhưng thực tế quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh và mong muốn của cả hai bên. Theo Bộ trưởng, hai bên cần phải làm gì để thúc đẩy các quan hệ hợp tác cùng có lợi, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển ở mỗi nước?

Quan hệ giữa Việt Nam và Romania đã đến giai đoạn trưởng thành, hai nước đã có khung pháp lý hiện đại bao trùm tất cả các lĩnh vực quan hệ. Nhân chuyến thăm này, hai nước ký Hiệp định hợp tác Kinh tế giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Romania. Trong tương lai, hai nước sẽ đàm phán ký kết các văn kiện khác phù hợp với việc Romania gia nhập EU và những yêu cầu của cộng đồng châu Âu, đồng thời tiếp tục đàm phán để ký các Hiệp định mới nhằm thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước.

Phòng Thương mại và công nghiệp, các trung tâm triển lãm, các trung tâm hành chính và các cơ quan địa phương của hai nước có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cá nhân tôi xin chia sẻ ý kiến của Ngài rằng, chúng ta chưa khai thác hết cơ sở chính trị-pháp lý và tiềm năng của hai nước để phát triển hơn nữa quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại và các lĩnh vực hợp tác khác giữa hai nước.

Trong quan hệ với Việt Nam và cũng không chỉ riêng đối với Việt Nam là nước duy nhất Romania có sự giảm sút quan hệ kinh tế so với quan hệ chính trị, do chính sách ưu tiên hội nhập khu vực và cơ chế kinh tế thị trường, cũng như sự giảm đáng kể vai trò của Nhà nước trong việc thực thi quan hệ kinh tế.

Tôi khẳng định là không phải tất cả các lĩnh vực đều giảm sút, vì trong thời điểm này hợp tác dầu khí vẫn tăng trưởng bền vững, vẫn có những hình thức mới hợp tác giữa các công ty Petrovietrom (Romania) với Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, giữa Petroconsult với Viện dầu khí Việt Nam. Tôi mong muốn hợp tác giữa hai nước sẽ còn được mở rộng sang các lĩnh vực khác.

Khóa họp của Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế sẽ được họp với một chương trình thực tế và với những đề xuất mới phù hợp với sự hợp tác hiện nay, đồng thời đánh dấu một mốc mới trong quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư. Ngoài ra, hoạt động của những cơ chế khác sẽ được Phòng Thương mại và công nghiệp, qua trung tâm hội chợ triển lãm và giữa chính quyền các địa phương thỏa thuận, nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Theo Bộ trưởng, việc tăng cường và mở rộng hơn nữa quan hệ Việt Nam-Romania có ý nghĩa như thế nào trong việc phát triển quan hệ EU-ASEAN, cũng như giữa Việt Nam với EU, giữa Romania với ASEAN?

Sự lựa chọn chiến lược của Việt Nam và Romania ở cuối những năm 90 của thế kỷ trước và đầu thế kỷ 21 đã mở ra cơ hội cho Việt Nam và Romania hội nhập vào hai tổ chức năng động nhất khu vực, đầu tàu phát triển ở khu vực: Liên minh châu Âu và ASEAN. Sau khi xóa bỏ chiến tranh lạnh, sự tham gia của hai nước vào hai tổ chức chính trị và kinh tế này đã đem lại cho quan hệ truyền thống của hai nước chúng ta một khung cảnh mới, góp phần thúc đẩy hai nước xích lại gần EU và ASEAN.

Những mối quan hệ truyền thống và những kinh nghiệm đã thu được trong 6 thập kỷ qua đã bổ sung cho hai nền kinh tế, cũng như loại trừ những phức tạp trong quan hệ hai nước. Việc 3.000 sinh viên Việt Nam đã tốt nghiệp các trường đại học của Romania là một tiềm năng đáng kể đóng góp cho sự đoàn kết, củng cố quan hệ giữa ASEAN và EU. Bằng việc phát huy cao độ mối quan hệ giữa Việt Nam và Romania, hai nước chúng ta có thể đóng góp chung vào hai tổ chức trên cũng như tin cậy, hỗ trợ giúp đỡ nhau.

Quan hệ giữa EU và ASEAN là mối quan hệ giữa hai tổ chức khu vực, hai nước chúng ta có thể tác động thúc đẩy phát triển quan hệ với các nước thành viên của hai tổ chức. Nhiệm vụ của chúng ta là phát huy đầy đủ để phát triển quan hệ song phương trong thời gian tới."/.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục