Giáo sư-tiến sỹ khoa học Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian cho biết đẩy mạnh sưu tầm và xuất bản các nghiên cứu về tài sản văn hóa văn nghệ dân gian là một trong những nhiệm vụ mà Hội sẽ thực hiện ở nhiệm kỳ mới 2010-2015.
Trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Văn nghệ Dân gian lần thứ sáu, ngày 22/4, tại Hà Nội, giáo sư-tiến sỹ khoa học Tô Ngọc Thanh cũng cho biết dự án "Công bố, phổ biến tài sản văn hóa văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam" hiện đang được thực hiện, với dự kiến sẽ xuất bản từ 1.000-2.000 các công trình sưu tầm nghiên cứu do hội viên của Hội thực hiện.
Đây sẽ là bộ bách khoa thư về văn hóa, văn nghệ dân gian lưu giữ cho muôn đời sau. Đến cuối năm 2009, dự án đã xuất bản được 70 đầu sách và dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện trong vòng 10 năm, ông Thanh nói.
Đại hội Hội Văn nghệ Dân gian lần này sẽ được tổ chức từ ngày 9-12/5, tại Hà Nội, nhằm tổng kết những hoạt động của Đại hội lần thứ năm "Tầm nhìn 2010."
Giáo sư Tô Ngọc Thanh cũng cho biết trong nhiệm kỳ mới, Hội Văn nghệ Dân gian sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân dân gian" cũng như đẩy mạnh việc đào tạo nghề nghiệp cho lớp hội viên và cộng tác viên trẻ.
Công tác hội viên và cộng tác viên cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hội, chính đội ngũ này là nguồn lực chính trong quá trình thực hiện các dự án bảo tồn kho tàng văn hóa dân gian.
Chính họ là những người sẽ đưa văn hóa văn nghệ dân gian trở lại với xã hội, biến những hoạt động lễ hội, sinh hoạt văn hóa truyền thống thành sinh hoạt văn hóa thường niên như "Chèo Tàu" ở xã Tân Hội đã trở thành một hoạt động thường niên, được nhiều người tham gia và hưởng ứng nên không còn rơi vào nguy cơ bị mai một theo thời gian.
Trong nhiệm kỳ trước, Hội đã thực hiện kiểm kê thực trạng của di sản văn hóa văn nghệ dân gian, điều tra và kê khai thành danh mục, giới thiệu tóm tắt về mỗi hoạt động; tìm hiểu, lên danh mục các vị nghệ nhân hàng đầu ở các loại hình di sản văn hóa văn nghệ dân gian với tên tuổi, nhân thân, sự nghiệp...
Giáo sư Tô Ngọc Thanh cho biết đây là việc làm cần thiết vì với sự điều tra, kiểm kê này, sẽ biết được Việt Nam đang có bao nhiêu di sản văn hóa văn nghệ rất giá trị đang còn tồn tại và đang trên đà biến mất để bảo tồn, gìn giữ.
Tính đến cuối năm 2009, đã có trên 30 tỉnh hoàn thành kế hoạch này và những thông tin về thực trạng di sản văn hóa văn nghệ dân gian sẽ được tổng kết và in thành cuốn sách "Tổng kiểm kê di sản văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam" tập một./.
Trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Văn nghệ Dân gian lần thứ sáu, ngày 22/4, tại Hà Nội, giáo sư-tiến sỹ khoa học Tô Ngọc Thanh cũng cho biết dự án "Công bố, phổ biến tài sản văn hóa văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam" hiện đang được thực hiện, với dự kiến sẽ xuất bản từ 1.000-2.000 các công trình sưu tầm nghiên cứu do hội viên của Hội thực hiện.
Đây sẽ là bộ bách khoa thư về văn hóa, văn nghệ dân gian lưu giữ cho muôn đời sau. Đến cuối năm 2009, dự án đã xuất bản được 70 đầu sách và dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện trong vòng 10 năm, ông Thanh nói.
Đại hội Hội Văn nghệ Dân gian lần này sẽ được tổ chức từ ngày 9-12/5, tại Hà Nội, nhằm tổng kết những hoạt động của Đại hội lần thứ năm "Tầm nhìn 2010."
Giáo sư Tô Ngọc Thanh cũng cho biết trong nhiệm kỳ mới, Hội Văn nghệ Dân gian sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân dân gian" cũng như đẩy mạnh việc đào tạo nghề nghiệp cho lớp hội viên và cộng tác viên trẻ.
Công tác hội viên và cộng tác viên cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hội, chính đội ngũ này là nguồn lực chính trong quá trình thực hiện các dự án bảo tồn kho tàng văn hóa dân gian.
Chính họ là những người sẽ đưa văn hóa văn nghệ dân gian trở lại với xã hội, biến những hoạt động lễ hội, sinh hoạt văn hóa truyền thống thành sinh hoạt văn hóa thường niên như "Chèo Tàu" ở xã Tân Hội đã trở thành một hoạt động thường niên, được nhiều người tham gia và hưởng ứng nên không còn rơi vào nguy cơ bị mai một theo thời gian.
Trong nhiệm kỳ trước, Hội đã thực hiện kiểm kê thực trạng của di sản văn hóa văn nghệ dân gian, điều tra và kê khai thành danh mục, giới thiệu tóm tắt về mỗi hoạt động; tìm hiểu, lên danh mục các vị nghệ nhân hàng đầu ở các loại hình di sản văn hóa văn nghệ dân gian với tên tuổi, nhân thân, sự nghiệp...
Giáo sư Tô Ngọc Thanh cho biết đây là việc làm cần thiết vì với sự điều tra, kiểm kê này, sẽ biết được Việt Nam đang có bao nhiêu di sản văn hóa văn nghệ rất giá trị đang còn tồn tại và đang trên đà biến mất để bảo tồn, gìn giữ.
Tính đến cuối năm 2009, đã có trên 30 tỉnh hoàn thành kế hoạch này và những thông tin về thực trạng di sản văn hóa văn nghệ dân gian sẽ được tổng kết và in thành cuốn sách "Tổng kiểm kê di sản văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam" tập một./.
N. Anh (Vietnam+)